Được biết đến từ rất lâu trong đời sống văn hoá của Người Việt nhưng ít ai để ý hoặc tìm kiểu cặn kẽ về nguồn gốc, sự tích và ý nghĩa 12 con giáp của Việt Nam. 12 Con Giáp hay còn gọi là Sinh Tiếu (Sanh Tiếu) là một sơ đồ phân loại, gán mỗi năm với một con vật và các thuộc tính đã biết của nó dựa trên lịch âm trong một chu kỳ 12 năm lặp lại một lần. Chu kỳ 12 năm trong vòng lặp 12 con giáp xấp xỉ 11,85 năm của chu kỳ quỹ đạo Sao Mộc. Mười hai con giáp có nguồn gốc đầu tiên từ Trung Quốc, sau đó được biến thể và sử dụng nhiều ở hầu hết các nước có văn hóa Á Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Trên thực tế, người ta nhận thấy 12 con giáp trong văn hóa phương Đông và cung Hoàng Đạo trong chiêm tinh học phương Tây có những điểm khá tương đồng. Cả hai đều chia thành 12 phần với chu kỳ thời gian lặp đi lặp lại, mỗi phần đều gắn với một con vật hay biểu tượng nào đó và được liên kết với những đặc điểm, tính cách, vận mệnh riêng. Mức độ ảnh hưởng của con giáp hay cung hoàng đạo đối với mỗi người trùng khớp với mối tương quan cụ thể của người đó đối với chu kỳ.
-> Xem thêm: Con Số May Mắn Hôm Nay 12 Con Giáp
Tuy nhiên, 12 con giáp với 12 cung Hoàng Đạo cũng có sự khác biệt lớn, điển hình là các con vật trong hệ thống con giáp không có sự liên quan đến các chòm sao trong hệ thống mặt phẳng Hoàng Đạo. Ngoài ra, chu kỳ 12 phần của con giáp được tính theo năm, trong khi chu kỳ 12 phần của cung Hoàng Đạo lại được tính theo tháng. Toàn bộ các con giáp đều là con vật, còn cung hoàng đạo thì có thể là động vật hoặc không.
Sự tích 12 con giáp
Truyền thuyết xưa lưu truyền rằng Ngọc Hoàng đã từng đặt tên cho tất cả các loại động vật sinh sống khắp thế gian và muốn lựa chọn những loài vật xứng đáng nhất để đặt tên cho từng năm. Theo đó, mỗi năm sẽ có một loài vật làm đại diện và giúp Ngọc Hoàng cai quản, ngự trị hạ giới.
Sau khi nhận lệnh của Ngọc Hoàng, vào một ngày lành tháng tốt được định sẵn, muôn loài dưới hạ giới đã nô nức chuẩn bị mọi thứ trong tâm thế phấn khích để khởi hành lên Thiên đình diện kiến Ngọc Hoàng, đồng thời ghi danh vào danh sách bầu chọn với hy vọng sẽ được Ngọc Hoàng lựa chọn để trở thành chúa tể, thủ lĩnh muôn loài trong mỗi năm nhất định.
Việc lựa chọn và hình thành chu kỳ 12 con giáp của Ngọc Hoàng xuất phát từ mong ước muốn tổ chức lại hạ giới sao cho ổn định, hoàn chỉnh hơn. Bởi khi vạn vật được hình thành, sự sống mới được bắt đầu thì tất cả vẫn chưa được vận hành theo một trật tự ổn định, vẫn còn phát sinh nhiều vấn đề, sự khác biệt rõ ràng giữa cõi trời và hạ giới, đặc biệt là vấn đề về con người hay quỹ đạo thời gian. Vào những ngày mới hình thành, một ngày trên Thiên đình dài bằng 100 ngày dưới hạ giới, người trên Trời được tu luyện thành Tiên trong khi người dưới hạ giới chỉ là người trần mắt thịt, người phàm thường…
Do vậy nên, dưới tư cách là người có trách nhiệm và quyền lực tối cao cai trị cả thiên hạ, Ngọc Hoàng cần phải đưa ra biện pháp ổn định trật tự thiên hạ. Phương pháp đó là xác định “mạng đạo” cho bất cứ sinh linh nào được sinh ra, tuy họ sinh ra vào địa điểm, thời khắc, ngày giờ khác nhau nhưng chung quy lại đều tập trung chủ yếu trong 12 con giáp của cõi trần.
Theo đó, mỗi năm sẽ có một con vật “cầm tinh” và cai trị thiên hạ do Ngọc Hoàng lựa chọn và ấn định theo những tiêu chuẩn riêng. Đó đều là những loài vật tiêu biểu được sắp xếp theo thứ tự nhất định rồi lặp theo vòng lặp như thế từ năm này qua năm khác.
Sau khi họp bàn và thống nhất với các quan thần trên thiên đình trong nhiều ngày liền thì Ngọc Hoàng đã đưa ra triệu hồi muôn loài quy tụ về Thiên đình để tổ chức lựa chọn những con vật tiêu biểu nhất. Để lựa chọn ra 12 con giáp giữa muôn loài, Ngọc Hoàng phải đưa ra các điều kiện, tiêu chuẩn.
Cụ thể là con vật đầu tiên lên đến Thiên đình sau khi thông báo được truyền đi sẽ được lựa chọn làm con “đầu đàn” và được xếp vào vị trí đầu tiên trong 12 con giáp. Và con vật đến Thiên đình thứ hai sẽ là con giáp thứ hai, cứ thế tuần tự cho tới khi đủ 12 con giáp.
Thứ tự 12 con giáp
Trong chuỗi 12 con giáp thì các con giáp được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Theo truyền thống thì thứ tự 12 con giáp bắt đầu từ con giáp Tý rồi tới Sửu, Dần, Mão (của Trung Quốc là con giáp Thỏ), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi một con giáp sẽ tương ứng với những đặc điểm riêng về Thiên can, Âm dương, Tam phân, Ngũ hành. Cụ thể như sau:
- Con giáp Tý – 鼠, shǔ (子): Dương, thuộc nguyên tố Thủy trong ngũ hành, Tam phân thứ 1.
- Con giáp Sửu – 牛, niú (丑): Âm, thuộc nguyên tố Thổ trong ngũ hành, Tam phân thứ 2.
- Con giáp Dần – 虎, hǔ (寅): Dương, thuộc nguyên tố Mộc trong ngũ hành, Tam phân thứ 3
- Con giáp Mão (Thỏ) – 卯, mǎo (卯): Âm, thuộc nguyên tố Mộc trong ngũ hành, Tam phân thứ 4.
- Con giáp Thìn – 龙/龍, lóng (辰): Dương, thuộc nguyên tố Thổ trong ngũ hành, Tam phân thứ 1
- Con giáp Tỵ – 蛇, shé (巳): Âm, thuộc nguyên tố Hỏa trong ngũ hành, Tam phân thứ 2.
- Con giáp Ngọ – 马/馬, mǎ (午): Dương, thuộc nguyên tố Hỏa trong ngũ hành, Tam phân thứ 3.
- Con giáp Mùi – 羊, yáng (未): Âm, thuộc nguyên tố Thổ trong ngũ hành, Tam phân thứ 4.
- Con giáp Thân – 猴, hóu (申): Dương, thuộc nguyên tố Kim trong ngũ hành, Tam phân thứ 1.
- Con giáp Dậu – 鸡/雞, jī (酉): Âm, thuộc nguyên tố Kim trong ngũ hành, Tam phân thứu 2.
- Con giáp Tuất – 狗, gǒu (戌): Dương, thuộc nguyên tố Thổ trong ngũ hành, Tam phân thứ 3.
- Con giáp Hợi – 猪/豬, zhū (亥): Âm, thuộc nguyên tố Thủy trong ngũ hành, Tam phân thứ 4.
Theo lý thuyết, trong 12 con giáp thì mỗi con giáp được gán theo mỗi năm và là đại diện cho cách mà những người sinh ra vào năm đó thể hiện bản thân mình hay cách mà người khác sẽ nhìn nhận về họ.
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng trong sự tồn tại của 12 con giáp thì các con giáp của mỗi năm là duy nhất, hay các mô tả trong văn hóa phương tây về 12 con giáp cũng chỉ dựa trên hệ thống quan niệm đó. Nhưng trên thực tế, có những con giáp là nội giáp được gán cho tháng hay thực giáp được gắn cho ngày và bí giáp được gắn cho giờ. Tức mỗi người có thể sinh ra vào một giờ, một ngày, một tháng và một năm được gắn liền với những con giáp không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ như một người mang tuổi Thìn được sinh ra vào năm Thìn nhưng sinh ra vào giờ Mùi, ngày Sửu và tháng Tỵ chẳng hạn. Khi đó, trong cùng một người sẽ xảy ra những mâu thuẫn, xung đột giữa các con giáp khác nhau trong 12 con giáp, thể hiện qua cách sống của họ được gọi là Thái Tuế.
Chung quy lại trên Trái đất bao gồm có 12 con giáp (được gọi là Địa chi) là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất. Hợi; 10 Thiên can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Tất cả thuộc vào 5 hành trong ngũ hành âm dương là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Ý nghĩa 12 con giáp Việt Nam
Trong văn hóa Việt Nam, 12 con giáp được sử dụng theo thứ tự là Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi, tương ứng với các con vật là Chuột – Trâu – Hổ – Mèo – Rồng – Ngựa – Dê – Khỉ – Gà – Chó – Lợn.
Mỗi một con giáp được gắn với một năm khác nhau, sau khi kết thúc chu kỳ 12 con giáp sẽ quay lại vòng lặp theo đúng thứ tự như vậy. Và mỗi con giáp sẽ có những đặc điểm, tính chất, tính cách riêng tương đồng với con vật.
Ở Việt Nam, cứ mỗi năm người ta lại sáng tạo nên những đồ vật phong thủy theo hình con giáp tương ứng để giúp người sở hữu gặp nhiều may mắn, tài lộc và thành công trong cả cuộc sống lẫn công việc. Một số vật phẩm hay được chế tác theo 12 con giáp và sử dụng phổ biến như tượng chuột vàng, tượng hổ vàng, tượng trâu vàng…hay mặt dây chuyền vàng…
Ý nghĩa 12 con giáp Trung Quốc
Văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với sự giao thoa văn hóa từ thời xưa trong cùng hệ văn hóa phương Đông. Với 12 con giáp cũng vậy, 12 con giáp Trung Quốc gần như giống của Việt Nam ở cả các loại vật lẫn thứ tự sắp xếp.
Duy chỉ có con Mèo trong 12 con giáp của Việt Nam thì người Trung Quốc sử dụng con Thỏ, tuy nhiên cách phát âm hai con giáp này cũng gần như tương tự nhau (thỏ là “măo” còn mèo là “máo”, chung quy lại đều là “mao”).
Trên thực tế, 12 con giáp Việt Nam vốn được học hỏi, tiếp thu từ Trung Quốc nhưng do yếu tố môi trường tự nhiên không phù hợp nên người Việt đã cải biên chứ không tiếp thu y nguyên mô hình 12 con giáp Trung Quốc, cụ thể là thay con giáp Thỏ bằng con giáp Mèo.
Điều đó hoàn toàn hợp lý, vẹn cả đôi đường bởi dù có lựa chọn Mèo thay vì là Thỏ thì vẫn nằm trong mạch ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc đối với Việt Nam. Hơn nữa, con Mèo là con vật phổ biến và quen thuộc với người Việt hơn con Thỏ.
Sự cải biên từ Thỏ sang Mèo với âm đọc gần như tương tự thể hiện sự tài trí tuyệt vời của người Việt trong quá trình tiếp biến văn hóa giữa các quốc gia khác nhau.
So sánh 12 con giáp Việt Nam với Trung Quốc
12 con giáp là một hệ thống phân loại thời gian trong truyền thống văn hóa dựa trên chu kỳ 12 năm và mỗi năm được đại diện bởi một con giáp cụ thể. Dưới đây là so sánh giữa 12 con giáp Việt Nam và Trung Quốc:
Con Giáp Tý (Rat/ Mouse):
-
- Việt Nam: Tý
- Trung Quốc: Tí
Con Giáp Sửu (Buffalo/ Ox):
-
- Việt Nam: Sửu
- Trung Quốc: Sửu
Con Giáp Dần (Tiger):
-
- Việt Nam: Dần
- Trung Quốc: Chén
Con Giáp Mão (Cat/ Rabbit):
-
- Việt Nam: Mão
- Trung Quốc: Mão
Con Giáp Thìn (Dragon):
-
- Việt Nam: Thìn
- Trung Quốc: Thìn
Con Giáp Tỵ (Snake):
-
- Việt Nam: Tỵ
- Trung Quốc: Tỵ
Con Giáp Ngọ (Horse):
-
- Việt Nam: Ngọ
- Trung Quốc: Ngọ
Con Giáp Mùi (Goat/ Sheep):
-
- Việt Nam: Mùi
- Trung Quốc: Mùi
Con Giáp Thân (Monkey):
-
- Việt Nam: Thân
- Trung Quốc: Thân
Con Giáp Dậu (Rooster):
-
- Việt Nam: Dậu
- Trung Quốc: Dậu
Con Giáp Tuất (Dog):
-
- Việt Nam: Tuất
- Trung Quốc: Tuất
Con Giáp Hợi (Pig):
-
- Việt Nam: Hợi
- Trung Quốc: Hợi
Dù có tên gọi khác nhau trong tiếng Việt và tiếng Trung Quốc, các con giáp ở cả hai nền văn hóa đều chia sẻ các tính chất, ý nghĩa và truyền thống tương tự. Mỗi con giáp đại diện cho một năm trong chu kỳ 12 năm và được coi là có ảnh hưởng đến tính cách, sự may mắn và số phận của người sinh trong năm đó.
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản, khá đầy đủ và chi tiết về 12 con giáp, bao gồm khái niệm, sự tích ra đời, nguồn gốc, thứ tự xét trên hai phương diện sử dụng trong văn hóa 12 con giáp của Việt Nam và văn hóa Trung Quốc. Giờ thì bạn đã có thể hiểu rõ hơn về 12 con giáp, và đó là nền tảng để mở ra những nghiên cứu sâu hơn của bạn về con giáp của mình, từ đó thấu hiểu những đặc điểm, tính cách chung giữa bản thân và những người khác có cùng con giáp.