Vào mùa hè oi nóng mà có cốc trà đào thơm phức thì không còn gì tuyệt vời bằng. Đặc biệt cách vẽ quả đào cũng rất đơn giản. Nếu muốn dạy cho các bé hoặc muốn trang trí đâu đó, bạn đừng bỏ qua các bước dưới đây nhé.
Những điều thú vị về quả đào
Đào trơn có tên khác “du đào” hay “xuân đào” và chia làm 2 loại chính là đào lông và đào trơn. Cùi thịt đào trơn có thể màu trắng, vàng, dính hay không dính với hạt. Thường đào trơn nhỏ hơn, ngọt hơn đào lông một chút. Vì không có lông tơ nên đào trơn trông nhỏ hơn so với đào lông nên vỏ đào trơn cũng dễ thâm hơn. Theo lịch sử ghi chép lại, đào trơn xuất hiện ở Anh vào năm 1616 nhưng có thể nó được trồng sớm hơn tại Trung Á và Đông Á.
Về văn hóa, quả đào gắn với nhiều câu truyện dân gian, tín ngưỡng của người Trung Quốc và Nhật Bản. Momotaro (Đào Thái Lang) – một trong những nhân vật bán lịch sử và cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ra trong một quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông. Còn ở Trung Quốc, đào được coi như chỉ dành cho các vị tiên ăn gắn với Ngọc Hoàng, Tây Vương Mẫu. Nếu xem Tây Du Ký, bạn sẽ thấy những quả đào tiên to khổng lồ và phải chờ 3.000 năm quả mới chín. Quả đào trong tín ngưỡng Trung Hoa là biểu tượng của sự trường thọ.
Không giống văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản chú trọng ý nghĩa quả đào, người Việt Nam lại thích hoa đào hơn. Hình ảnh hoa đào gắn với Tết Nguyên Đán cổ truyền dân tộc. Hay loài hoa này gợi nhớ hình ảnh của những cô gái trẻ, mảnh mai và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ “liễu yếu đào tơ” hoặc lời một bài hát chèo cổ “Đào liễu có một mình. Ấy kìa hai vai em còn gánh nặng mà để nhật trình đường xa”.
Tham khảo nhiều chủ đề hay cho bé
- Cách vẽ quả cherry căng mọng đẹp nhất
- Cách vẽ quả nho đẹp nhất đơn giản cho bé
- Cách vẽ quả xoài đẹp đơn giản cho bé
Cách vẽ quả đào đơn giản, đẹp nhất
Bước 1: Vẽ phác thảo hình dáng quả đào
- Bạn bắt đầu với công việc vẽ phác thảo hình dáng của quả đào. Quả đào thường thấy có dạng hình tròn với một đầu nhọn, bạn dựa vào đó để hình dung.
- Cạnh của quả đào sẽ rất cong, tròn, gần giống như một hình tròn. Tuy nhiên điểm khác biệt là nhọn ở phía dưới.
- Bạn để lại một khoảng trống nhỏ trên đầu quả đào để sau này vẽ thêm cành lá.
Bước 2: Vẽ phần chia của quả đào
- Quả đào sẽ có những đường chia nhỏ, bạn vẽ đường cong phía bên tay trái, chiếm ¼ diện tích trong tổng thể chung.
- Bạn vẽ 1 đường cong kéo dài từ ngay dưới khe hở của phần đầu quả đào. Sau đó chứa 1 khoảng nhỏ rồi vẽ tiếp đường cong xuống dưới.
Bước 3: Vẽ thân và lá đầu tiên của quả đào
- Với phần thân trên cùng của quả đào, bạn vẽ 2 đường cong lượn sóng khá ngắn coi như là cuống.
- Sau đó, bạn vẽ chiếc lá nằm ở phía bên trái của cuống và hướng ra ngoài theo chiều ngang.
- Lá có hình dạng khá điển hình rộng hơn và tròn hơn ở gốc nhưng càng về phía sau càng mỏng.
Bước 4: Vẽ một chiếc lá khác cho quả đào
- Bạn vẽ thêm chiếc lá thứ hai cho quả đào. Lá nằm ở phía bên tay phải và cũng mở rộng ra theo chiều ngang như lá trước.
- Chiếc lá này hơi khác một chút nhưng nó sẽ mỏng hơn so với quả đào. Bạn chú ý vẽ sao cho nó nằm ở phía sau thân cây.
Bước 5: Thêm một số chi tiết cuối cùng cho quả đào
- Tiếp đến, bạn bổ sung một số chi tiết cho quả đào. Đầu tiên là vẽ 1 đường dọc theo tâm của mỗi chiếc lá.
- Sau đó, bạn vẽ 1 số đường cong từ đường tâm này đến mép lá xung quanh.
- Nếu thích, bạn có thể vẽ thêm một con sâu ngộ nghĩnh đang bò trên quả đào chẳng hạn.
Bước 6: Hoàn thành quả đào
- Khi đã hoàn thiện phần hình ảnh, giờ là lúc bạn tô màu cho bức tranh.
- Bạn dùng màu hồng đào cho gần như toàn bộ trái đào, chỉ tô màu cam đậm ở một phần nhỏ phía bên phải. Tô màu xanh lá với hai chiếc lá và màu nâu cho phần cuống. Có thể điểm thêm màu trắng cho quả đào thêm chiều sâu.
Một số cách vẽ quả đào khác
Như vậy, bạn đã học được cách vẽ quả đào quá đơn giản rồi nhé. Hi vọng với hướng dẫn đầy đủ như trên, cả nhà sẽ sớm hoàn thiện tác phẩm theo ý muốn.