Có lẽ ai trong chúng ta đều thuộc lòng những câu thơ trên. Hình ảnh thân tre mộc mạc, giản dị nhưng kiên cường đã gắn liền với hồi ức không thể nào quên. Nếu đang muốn họ cách vẽ cây tre, bạn đừng bỏ qua hướng dẫn của (ngonaz) dưới đây nhé.
“Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu…”
Tìm hiểu chi tiết về cây tre
Cây tre thuộc nhóm thực vật thân gỗ nhưng phần thân lại rỗng và được chia thành nhiều đốt khác nhau. Theo nghiên cứu, tre thuộc bộ Hỏa Thảo, tông tre – Bambuseae.
Về nguồn gốc cây tre ở Việt Nam, đến nay chưa có văn bản nào xác định được chính xác chúng có từ bao giờ. Tuy nhiên theo các câu chuyện dân gian, cổ tích khi xưa thì cây tre gắn bó với người Việt cách đây hàng nghìn năm. Chúng rất dễ sống, phát triển nhanh trong tự nhiên dù địa hình màu mỡ hay những nơi nghèo chất dinh dưỡng.
Cây tre đã cùng người Việt trải qua thời kỳ lịch sử, trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống lại quân xâm lược. Tre còn là nguồn nguyên liệu vô tận chế tạo thành vũ khí rất lợi hại.
– Cây tre Việt Nam có những loại nào?
Theo đánh giá, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về diện tích trồng tre. Tính đến năm 2000, chúng ta có khoảng hơn 70 loài tre khác nhau. Đến năm 2005 thì phát hiện hơn 190 loại của 26 chi tre trúc mà đa số đều chưa có tên. Theo nhận định có 55 loại tre gai – Bambusa trong đó có 31 loài chưa được đặt tên. 21 loài chi luồng – Dendrocalamus, 16 loài chi le – Gigantochloa, chi vầu – Indosasa có 11 loài.
– Tuổi thọ của cây tre
Một cây tre thông thường có thể sinh sống và phát triển trong khoảng 13- 15 năm. Tùy theo thuộc tính cũng như điều kiện của từng loài, chúng cũng dễ dàng tồn tại đến cả chục năm.
– Cây tre có hoa không?
Nhiều người nghĩ là tre không có hoa. Kỳ thực chúng cũng ra hoa nhưng không được xem là cách thức chính để tái sinh sản. Tre ra hoa được coi như hiện tượng rất độc đáo và hiếm gặp. Một cây tre có thể ra hoa sau khoảng 60- 120 năm.
– Đặc điểm và công dụng các bộ phận của tre
+ Thân tre
- Thân ngầm mọc cụm: Là cách phát triển của một số loài điển hình như tre gai, hóp sào, lồ ô,… với dạng hợp trục chia thành 2 phần: cổ thân ngầm và thân.
- Thân ngầm tre mọc tản: Phần thân ngầm bò lan trong đất, sau đó măng mọc ra từ thân ngầm này.
- Thân khí sinh: Gồm phần gốc thân và thân. Phần thân tre trên mặt đất có thể cao từ 1- 20 m, đường kính từ 1- 25 cm, thường hình tròn nhưng cũng có nhiều hình dạng đặc biệt.
+ Lá tre
Lá của cây tre được cấu tạo có 2 phần: Bẹ lá, phiến lá.
- Phần bẹ: Dài, có hình lòng máng, gắn chặt vào cành từ phần nối giữa bẹ lá và phiến lá là cuống lá. Cuống lá thường ngắn chỉ vài mm, ngoài ra còn có tai lá, lưỡi lá.
- Phần phiến lá: Có 3- 5 đôi gân lá song song.
+ Rễ tre
Rễ tre mọc chùm và từ thân ngầm hút chất dinh dưỡng trong lòng đất để nuôi cây tre. Số lượng rễ biến đổi theo điều kiện đất, kích thước, tuổi của thân khí,…
+ Hoa tre
Hoa tre có màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi. Sau khi tàn sẽ hình thành quả, nhỏ bằng hạt thóc và có thể phát tán nhờ vào động vật để mọc thành cây con.
Ý nghĩa của cây tre
– Trong văn hóa dân gian
Cây tre vừa kiên cường lại vừa mềm mại tượng trưng cho người quân tử có thể chống chọi với mọi điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Theo phong thủy, tre được coi là sự may mắn và vững chắc, mang đến sức khỏe, hạnh phúc, tình yêu lẫn thịnh vượng.
– Trong lịch sử dựng nước và giữ nước
Cây tre gắn liền với hình ảnh Thánh Gióng đánh giặc giữ nước hay đắp thành lũy, tạo vũ khí từ tre nhằm đẩy lùi các thế lực xâm lược.
– Trong văn học
Những bài thơ, bài ca dao đều gắn với hình ảnh của cây tre cùng nhiều phép so sánh, ẩn dụ giúp người đọc hình dung được giá trị thực thông qua đó đề cao tầm quan trọng của hình ảnh cây tre.
– Trong đời sống con người
Tre là vật liệu quen thuộc từ xưa đến nay gắn với phên tre, cót tre, những ấm tích, đũa tre,… đều mang giá trị vật chất và tinh thần to lớn.
Cách vẽ cây tre đơn giản nhất
– Bước 1: Trước tiên, bạn vẽ 2 đường cong theo chiều từ trái sang phải. Đường cong này sẽ kéo dài gần như toàn bộ trang giấy. Đây là phần thân cây tre.
– Bước 2: Sau đó bạn chia thân tre thành các đốt khác nhau.
– Bước 3: Tiếp đến, từ thân cây tre, bạn vẽ các đường cong nhỏ hơn nối với nhau tạo thành nhánh và lá cây tre.
– Bước 4: Vẽ thêm nhiều cây tre có chung 1 bụi. Sau đó là vẽ nhánh tre, lá tre cho đến khi hoàn thiện phần hình ảnh.
– Bước 5: Cuối cùng, bạn dùng màu xanh lá, tô cho toàn bộ phần cây tre đã vẽ ở trên. Chú ý chừa lại một vài khoảng trắng giúp cây tre trông tự nhiên hơn.
Một số cách vẽ cây tre đẹp
Như vậy bạn đã biết cách vẽ cây tre đơn giản nhất ở trên. Hi vọng cả nhà mình sẽ sớm có được tác phẩm ưng ý nhé.