Chúng ta thật khó biết con em mình có đi học đều đặn không, kết quả học tập có tốt không, hạnh kiểm có vấn đề gì không. Để dễ dàng theo dõi kết quả học tập của con em mình cũng như cách sinh hoạt trong trường thì các giáo viên đã giúp PHHS khi đã đưa ra sổ liên lạc như camera ghi lại các hoạt động của các em học sinh trong trường. Dưới đây Ngonaz đã tổng hợp nhiều mẫu nhận xét sổ liên lạc tiểu học, học sinh, phụ huynh chuẩn nhất theo đúng quy định.
Nhận xét sổ liên lạc là gì?
Nhận xét về sổ liên lạc (SLL) là quá trình đánh giá, đưa ra ý kiến và nhận xét về một vấn đề hoặc một tình huống cụ thể. Đây là quá trình tư duy và phân tích dựa trên thông tin và sự hiểu biết của một cá nhân hoặc một nhóm người.
Trong ngữ cảnh sổ liên lạc điện tử (SLLĐT), việc nhận xét có thể áp dụng cho việc đánh giá các ưu điểm, hạn chế, tính năng, hiệu quả, tương tác và các khía cạnh khác của sổ liên lạc điện tử. Nhận xét giúp cung cấp thông tin và đánh giá một cách khách quan về SLLĐT, từ đó hỗ trợ người dùng trong việc hiểu rõ hơn về ứng dụng này và đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình.
>> Tham khảo: Sổ liên lạc điện tử là gì? Tra cứu vnedu sổ liên lạc điện tử
Lộ trình nhận xét học sinh tiểu học
Theo thông tư 27/2020 của bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều điều của quy định nhận xét học sinh được bổ sung, sửa đổi. Theo quy định trong Thông tư 27, lộ trình nhận xét học sinh tiểu học định kỳ, thường xuyên sẽ diễn ra như sau:
Từ ngày 20/10/2020, Thông tư 27/2020 của bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu có hiệu lực, thay thế cho thông tư 30/2014 và thông tư 22/2016. Trong thông tư mới này, nhiều điều của quy định nhận xét học sinh được bổ sung, sửa đổi. Theo quy định trong Thông tư 27, lộ trình nhận xét học sinh tiểu học định kỳ, thường xuyên sẽ diễn ra như sau:
- Đối với học sinh lớp 1: Từ năm học 2020 – 2021.
- Đối với học sinh lớp 2: Từ năm học 2021 – 2022.
- Đối với học sinh lớp 3: Từ năm học 2022 – 2023.
- Đối với học sinh lớp 4: Từ năm học 2023 – 2024.
- Đối với học sinh lớp 5: Từ năm học 2024 – 2025.
Mẫu nhận xét sổ liên lạc tiểu học
Nội dung, phương pháp đánh giá học sinh tiểu học theo TT 27 rất nhiều như nội dung đánh giá quá trình học tập, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất thông qua phương pháp quan sát,qua hồ sơ học tập, hoạt động, kiểm tra viết, vấn đáp của các học sinh. Cụ thể mẫu nhận xét sổ liên lạc học sinh tiểu học như sau:
I. Mẫu nhận xét phẩm chất yêu nước
– Em biết tôn trọng và quý mến thầy cô, bạn bè.
– Em thường xuyên giúp đỡ, yêu thương các bạn.
– Em có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, của công.
– Em luôn tự hào về người thân trong gia đình, những người có công dựng nước và giữ nước.
– Em biết yêu thương mọi người, yêu quê hương, nước.
– Em luôn tự giác và tích cực hưởng ứng tham gia vào các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức.
– Em biết quý trọng các công sức lao động của mọi người.
II. Mẫu nhận xét phẩm chất nhân ái
– Em có tấm lòng nhân ái, sẻ chia, giúp đỡ mọi người.
– Em biết chia sẻ các công việc với các bạn trong lớp cũng như trong gia đình.
– Em thường xuyên giúp đỡ mọi người, những người có hoàn cảnh khó khăn.
– Em nghe lời, biết chăm sóc và quan tâm đến ông bà, bố mẹ.
III. Mẫu nhận xét phẩm chất chăm chỉ
– Em tích cực tham gia các hoạt động tập thể do lớp, trường tổ chức.
– Em luôn tích cực học tập trên lớp.
– Em làm bài tập về nhà chăm chỉ.
– Em biết nhận các công việc khi được phân công.
– Em biết bảo vệ mọi thứ trong lớp, trong trường.
– Em tích cực tham gia dọn lớp, lau bảng.
IV. Mẫu nhận xét năng lực đặc thù ngôn ngữ
– Em nói ro, dõng dạc, rõ ràng.
– Em tiến bộ trong giao tiếp.
– Em trình bày nội dung cần trao đổi ngắn gọn, rõ ràng.
– Khi không hiểu bài, em biết thắc mắc, trao đổi với các giáo viên.
– Em dọc to, rõ chữ.
– Em đọc chữ trôi chảy.
– Em trình bày các vấn đề mạch lạc.
– Em có kỹ năng giải quyết các vấn đề ngôn ngữ rất tốt.
– Em có khả năng trình bày các ý kiến của mình trước lớp học, trước đám đông.
– Em đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
– Em giao tiếp và hợp tác với bạn bè rất tốt.
– Em vẫn còn nói lấp lửng, chưa rõ ràng.
– Em chưa tự tin khi giao tiếp.
– Em đọc vẫn còn ngập ngừng.
V. Mẫu nhận xét năng lực đặc thù toán học
– Em có năng khiếu làm toán.
– Em học con số, làm toán rất nhanh.
– Em thông minh, tính toán chính xác và nhanh chóng.
– Em đã tiến bộ trong làm toán.
– Em làm toán cẩn thận, chính xác.
– Kỹ năng làm toán của em đã được trau dồi.
– Em làm phép tính cộng, trừ cẩn thận.
– Kỹ năng làm toán của em vẫn còn chậm, hay dập xóa bài.
– Thao tác tính toán của em được rèn luyện, nâng cao hơn.
– Em thực hiện tốt mọi yêu cầu trong bài toán.
– Em làm phép tính phù hợp với các yêu cầu.
VI. Mẫu nhận xét môn Tiếng Việt theo TT 27
– Em đọc lưu loát và hiểu được nghĩa của bài đọc, viết bài đúng chính tả.
– Tốc độ đọc, viết của em đạt yêu cầu, viết đúng chính tả.
– Em nói thành công rõ ràng.
– Em trả lời được các câu hỏi liên quan tới bài đọc.
– Em biết trao đổi với bạn bè, thầy cô khi học bài.
– Em có thể nói câu có vần và tiếng liên quan tới chủ đề.
– Thực hành tốt môn tiếng Việt của em đã được nâng cao.
VII. Mẫu nhận xét môn Toán theo TT 27
– Em đã biết đọc và viết được các con số.
– Em đã biết thực hiện phép cộng, trừ hiệu quả.
– Em làm toán cẩn thận, phép toán chính xác.
– Em biết đọc sơ đồ tách và gộp theo bốn phép tính.
– Đếm đúng số lượng phần tử tập hợp từ 1 tới 10.
– Em biết cách đếm thêm và đếm bớt.
– Em biết nhìn tranh, nói được theo mẫu câu theo hướng tách – gộp.
– Em biết so sánh các số với nhau.
Dưới đây là một số nhận xét sổ liên lạc đối với các em học sinh lớp 4 (học sinh tiểu học)
Nhận xét học bạ đối với học sinh giỏi
Môn học :
1/ Môn Toán:
Chữ và con số viết rất rỏ, chính xác
Làm toán nhanh, chính xác
Siêng làm bài tập về nhà
Học thuộc tất cả các công thức
2/ Môn chính tả:
Viết chữ đẹp, viết đúng chính tả
Đọc rõ ràng các bài văn, bài thơ
Giọng đọc hay
Vở sạch, chữ đẹp
3/Môn tập làm văn
Miêu tả bài văn sinh động, không lạc đề
Lập dàn ý rõ ràng, đúng theo yêu cầu của đề bài
4/ môn vẽ:
Vẽ đẹp, hình rõ ràng
Hạnh kiểm: tốt
5/ môn tập thể dục:
Sức khỏe: tốt
Các kỹ năng tập luyện thành thạo
Lễ phép, ngoan hiền, luôn giúp đỡ bạn học yếu, kém
Nhận xét học bạ đối với học sinh khá
Học lực: khá
1/ Môn Toán:
Làm các bài tập toán chưa được chính xác hoàn toàn
Chữ viết khá đẹp, rõ ràng
Còn lúng túng khi viết các công thức toán
2/ môn Chính tả:
Đọc khá tốt, viết khá đẹp
Vở còn lem, cố gắng giữ vở sạch
Giọng đọc còn vấp
3/ môn tập làm văn:
Suy nghĩ khá chậm, viết bài chưa được rõ ràng lắm
Thỉnh thoảng viết dư ý
Dàn ý tuy đúng nhưng khá ngắn gọn
4/ môn vẽ:
Vẽ khá đẹp, hình vẽ hơi mờ
Nét vẽ còn hơi yếu
Cố gắng vẽ rõ hơn, hình vẽ phải sắc nét
5/ môn thể dục:
Sức khỏe tốt
Các kỹ năng tập luyện khá thành thạo
Hạnh kiểm: tốt
Chăm học, nhưng ít phát biểu
Ngoan hiền, lễ phép với giáo viên
Hòa đồng với bạn
Nhận xét học bạ đối với học sinh trung bình
Học lực: trung bình
1/ môn toán:
Làm bài toán còn sai, không nắm vững lắm đề bài đã cho
Viết các con số còn mờ, không rõ
Bài tập về nhà chưa hoàn thành đầy đủ
2/ môn chính tả:
Còn sai lỗi chính tả
Chữ viết yếu, không rõ ràng
Bài viết còn sai lỗi chính tả
Giọng đọc còn yếu, phát âm không rõ
3/ môn tập làm văn:
Dàn ý không rõ ràng
Các ý trong đoạn văn không được sắp xếp theo trình tự
Viết sai từ ngữ khá nhiều
Vở chưa sạch
4/ môn thể dục:
Sức khỏe: hơi yếu
Các thao tác tập luyện còn lúng túng
Hạnh kiểm: trung bình
Hay cãi nhau với bạn
Không phát biểu trong giờ học
Còn nói chuyện khi giáo viên giảng bài
Ăn vụng trong lớp
Những lời phê sổ liên lạc hay theo Thông tư 30 cho giáo viên chủ nhiệm
Để giúp quý thầy cô có thể thuận lợi hơn trong việc ghi lời phê sổ liên lạc giúp phụ huynh nắm bắt được tình hình của học sinh. Dưới đây là những gợi ý mang tính tham khảo, tùy vào tình hình thực tế của lớp học thì giáo viên ghi lời nhận xét cho phù hợp.
Nhận xét về môn học và các hoạt động giáo dục (kiến thức, kỹ năng)
1. Nắm vững về kiến thức các môn học và vận dụng một cách có hiệu quả.
2. Hoàn thành nội dung của tất cả môn học.
3. Hoàn thành tất cả nội dung chương trình của từng bài ở trong tháng.
4. Hoàn thành những yêu cầu của nội dung chương trình các bài học ở trong tháng.
5. Đọc còn chậm, ngắt nghỉ hơi vẫn còn chưa đúng chỗ. Cần tăng cường luyện đọc ở các tiết bộ môn.
6. Viết chính tả còn sai nhiều lỗi, trình bày cũng chưa đẹp. Cần tăng cường luyện viết ở các tiết bộ môn.
Nhận xét về năng lực
1. Có ý thức tự phục vụ, tự học và mạnh dạn khi giao tiếp.
2. Chấp hành tốt các nội quy lớp học, ứng xử thân thiện.
3. Biết giữ gìn sách vở cẩn thận, có sự tiến bộ rõ rệt trong giao tiếp.
4. Tự giác hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập, biết chia sẻ cùng bạn bè.
5. Bố trí thời gian học tập phù hợp, tích cực giúp đỡ bạn và đã có ý thức tự học.
6. Còn khá rụt rè, chưa giữ gìn tập sách cẩn thận và chưa chấp hành nội quy lớp học.
Nhận xét về phẩm chất
1. Đi học đều, đúng giờ, đã biết nhận lỗi khi sai và nhường nhịn bạn bè.
2. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, tôn trọng mọi người và biết nêu ra ý kiến của mình.
3. Chăm chỉ làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ, không nói dối và tự chịu trách nhiệm.
4. Có ý thức làm đẹp trường lớp, giữ lời hứa và luôn mạnh dạn bày tỏ ý kiến.
5. Tự tin trong học tập, trung thực, đoàn kết và luôn yêu quý bạn bè.
6. Chưa có ý thức giữ vệ sinh trường lớp, vẫn còn bị thường xuyên nhắc bỏ rác đúng nơi quy định.
7. Hay đi học trễ, gia đình cần đặt đồng hồ báo giờ cho học sinh đi học đúng giờ.
Những lời phê sổ liên lạc hay của giáo viên chủ nhiệm với học sinh
Sổ liên lạc là quyển số gây ám ảnh với bao thế hệ học sinh, tạo nên “nhiều biến động” nhất cho gia đình các bạn học sinh. Nó đôi khi là niềm vui trọn vẹn của gia đình những bạn học sinh chăm chỉ, có kết quả học tập tốt; nhưng có thể là nguồn cơn gây ra bao nhiêu “sóng gió” gia đình đối với học sinh có kết quả không được tốt lắm. Thế nhưng cũng có những quyển sổ liên lạc khiến người xem không thể nhịn được cười bởi chính những nhận xét “bá đạo” của giáo viên.
1. Học giỏi nhất lớp. Không ai qua nổi. Yêu cầu phụ huynh cho con em nhà mình học ít lại để cho các bạn theo kịp. Nên chơi nhiều hơn!
2. Cô gái hoàn hảo của lớp!
3. Đã có sự nỗ lực lớn vượt qua hoàn cảnh gia đình để có kết quả tốt. Lưu ý các lỗi vi phạm nội quy. Đừng để bố mẹ buồn!
4. Là một người đàn ông khá hoàn hảo, ngoại trừ việc còn xa cách với lớp.
5. Vưa xinh đẹp vừa học giỏi.
6. Rất năng động, có năng khiếu nghệ thuật và đó cũng chính là điểm yếu cần khắc phục.
7. Người đàn ông chân chính của lớp … Giỏi và trầm tính!
8. Rất cố gắng trong học tập, và rất cần cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai để vượt qua hoàn cảnh khó khăn!
9. Cô gái vàng trong làng lãnh đạo, tổ chức thực hiện. Học giỏi, năng động, cá tính. Tinh thần trách nhiệm cao!
10. Học lực trung bình, hoạt động phong trào tốt và có trách nhiệm trong công tác. Cần nam tính hơn!
11. Cần nữ tính hơn! Có khiếu học các môn tự nhiên. Chúc em thành công.
Nội dung trên đây là những lời phê sổ liên lạc hay được chúng tôi tìm hiểu và tổng hợp chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng thông tin bài viết đã gợi ý giúp giáo viên chủ nhiệm đưa ra lời nhận xét vào sổ liên lạc một cách chân thực và phù hợp nhất!