“Có người không phải ảo thuật gia nhưng lại có thể biển hóa những con số trở nên vi diệu. Có người không phải nhà điêu khắc nhưng lại bồi đắp nên tâm hồn trong trẻo của trẻ thơ. Có người không phải là anh hùng nhưng việc làm của họ còn vĩ đại hơn cả anh hùng. Người đó chính là các thầy cô- những người lái đò tận tụy”. Sắp tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hãy Ngonaz.com cùng tìm hiểu thêm về lịch sử cũng như ý nghĩa của dấu mốc quan trọng này nhé.
Lịch sử ra đời của ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
THÁNG/NĂM | SỰ KIỆN |
Tháng 1/ 1946 | Một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). |
Năm 1949 | Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie – Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản “Hiến chương nhà giáo” gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo |
Từ 1946- 1953 | Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta |
Mùa xuân 1953 | Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. |
Ngày 22/7/1951 | Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE. |
Từ ngày 26 đến 30/8/1957 | Tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. |
Ngày 20/11/1958 | Lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. |
Ngày 28/9/1982 | Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 – HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam. |
Ngày 20/11/1982 | Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người |
Ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày 20/11 được coi là dấu mốc đặc biệt quan trọng trong ngành giáo dục. Đó là ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam, là ngày hội của ngành giáo dục.
Nhờ có ngày này, chúng ta sẽ càng thấm thía truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Tất cả những em học sinh đã, đang hay rời xa mái trường đều muốn tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô- người đưa đò tận tụy. Họ đã có công dạy dỗ, uốn nắn và chắp cánh cho chúng ta trên con đường tri thức. Công lao ấy thật sự to lớn không gì đong đếm nổi.
Ngày nhà giáo Việt Nam còn là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người làm công tác giáo dục. Những người thầm lặng cống hiến cho công cuộc “trồng người” của đất nước. Giống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Các hoạt động chính kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 được nhiều các bạn học sinh mong chờ. Không chỉ để bày tỏ tấm lòng với thầy cô mà ngày này mỗi trường học đều tổ chức các hoạt động vui nhộn.
– Tổ chức hoạt động văn nghệ, nghệ thuật: Ví dụ như vẽ tranh, làm báo tường chủ đề 20/11, sáng tác những bài thơ về thầy cô giáo, trang trí tập san, biểu diễn âm nhạc, văn nghệ, đóng kịch,… tạo không gian vui vẻ và thú vị trong ngày kỷ niệm.
– Tự tay làm món quà để tặng cho các thầy cô giáo. Món quà tuy nhỏ về giá trị nhưng rất giàu tình cảm đảm bảo thầy cô sẽ cảm thấy vui mừng.
– Tổ chức hội chợ: Một ý tưởng thú vị dành cho các bạn học sinh muốn thể hiện lòng biết ơn đến thầy cô là tổ chức một ngày hội chợ. Các bnj sẽ tự tay chuẩn bị các sản phẩm thủ công, món ăn tự nấu và thầy cô là khách hàng VIP được mời đến bằng những tấm vé đặc biệt.
– Tổ chức hội thi cắm hoa: Hội thi cắm hoa nghệ thuật là dịp để giáo viên cũng như học sinh gắn kết với nhau hơn. Cuộc thi này cũng khuyến khích sự sáng tạo mới mẻ, phát hiện các “mầm non” có tố chất thẩm mỹ tốt. Sau khi cắm hoa, các đội thi sẽ tặng những bông hoa tươi thắm và gửi lời tri ân đến thầy, cô.
- Lời chúc 20/11 hay ngắn gọn ý nghĩa nhất dành tặng thầy cô giáo
- Mẫu thiệp 20/11 đẹp ý nghĩa nhất tặng thầy cô giáo
Như vậy bạn đã hiểu rõ lịch sử cũng như ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Hi vọng các bạn học sinh sẽ có những món quà, hoạt động thú vị dành tặng các thầy cô nhé.