Vẽ góc nghiêng đẹp là một trong những tạo hình quen thuộc khi vẽ tranh chân dung người thật hoặc anime truyện tranh. Nếu đang băn khoăn làm sao có được tác phẩm ưng ý nhất, bạn đừng bỏ qua Ngonaz hướng dẫn cách vẽ góc nghiêng khuôn mặt 1/2, 3/4 đẹp cụ thể dưới đây nhé.
Vẽ góc nghiêng là gì?
Vẽ góc nghiêng là một kỹ thuật vẽ trong đó người nghệ sĩ vẽ đối tượng theo một góc chứ không phải trực diện. Kỹ thuật này thường được sử dụng để tạo ra hiệu ứng ba chiều và chiều sâu cho bức tranh.
Khi vẽ góc nghiêng, người nghệ sĩ cần lưu ý đến các đường nét và tỷ lệ của đối tượng. Các đường thẳng sẽ không còn là đường thẳng mà sẽ cong theo góc nhìn của người nghệ sĩ. Các tỷ lệ của đối tượng cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào góc nhìn. Ví dụ, nếu một người đứng nghiêng, chân của họ sẽ ngắn hơn so với khi họ đứng thẳng.
Cách vẽ góc nghiêng đẹp ½ hướng bên trái
Khi vẽ tranh, bạn cần làm quen với nhiều cách vẽ khác nhau như góc ¾ gương mặt, góc chính diện, góc gần chính diện hoặc góc ½ (góc nghiêng). Trên thực tế, góc ½ cũng có thể diễn tả tâm lý, trạng thái của con người. Tuy nhiên một số người còn ngại góc này vì góc vẽ không có đối xứng trục. Các góc chính diện hoặc ¾ cũng khó nhưng chúng vẫn các góc cơ bản đối xứng trục để so sánh 2 nửa của khuôn mặt. Ngoài ra, để làm nổi khối của góc ½ phải thật sự vững cấu trúc cũng như hiểu khối mới có thể làm được.
Bước 1: Phác họa hình dáng cơ bản khuôn mặt
– Trước tiên, bạn dựng hình thật kỹ dựa vào tỉ lệ chuẩn đã học ở góc chính diện, sau đó áp dụng vào góc 1/2. Sau đó bạn so sánh tỉ lệ chuẩn với tỉ lệ người mẫu để phác họa chân dung.
– Bạn chú ý phần tỉ lệ tai, mang tai, quai hàm. Nên gióng trục ngang phần đó qua các ngũ quan còn lại nhằm xác định các vị trí được chính xác hơn.
– Sau đó, bạn chú ý tiểu tiết ngũ quan nhân vật như hình dạng mắt, mũi, miệng, đặc biệt là tóc, bởi ở góc ½ chỉ thấy có nửa mặt nên càng phải tìm ra điểm đặc trưng của nhân vật.
– Bạn nhớ phân diện cho kỹ theo cấu trúc đã được học ở góc chính diện. Ngay cả tóc cũng cần được phân diện.
Bước 2: Tô các nét sáng tối
– Tiếp đến bạn dùng chì nhọn đan xen sáng tối cho bài vẽ
– Chú ý lên sắc độ đậm nhạt có độ tương phản rõ ràng. Ví dụ như ở phần tóc, mắt, lông mày, áo nên đậm hơn da người một chút.
– Sau đó, bạn tô cả không gian nền ngay từ ban đầu giúp mọi thứ trở nên hoàn thiện hơn.
– Để vẽ chân dung có hồn, bạn tập trung nhiều hơn một chút vào đôi mắt, tóc, cử chỉ đặc trưng của nhân vật.
Bước 3: Tăng thêm độ đậm nhạt cho bức tranh
– Bạn tăng thêm diện tối cho bức tranh sao cho sự tương phản càng rõ càng tốt. Nhớ là nhấn nhá độ đậm ở những vùng đỉnh khối. Sau đó thì buông mờ ra vùng không gian phía sau.
– Lời khuyên là bạn nên chuốt chì nhọn để khi tô đậm nhạt đan nét rõ ràng, không nên để chì quá cùn vì sẽ dễ bị bết bài vẽ.
– Tiếp đến, bạn tăng đậm tóc. Tóc sẽ được vẽ theo quy luật khối cầu nhằm thể hiện độ cong mềm mại.
– Phần tối của góc chính diện nhiều hay ít tùy thuộc vào hướng của nguồn sáng. Ví dụ nguồn sáng từ góc đối diện với mặt nhân vật nên diện tích của mặt tối trên khuôn mặt sẽ nhiều và gắt hơn.
– Lưu ý: Bạn dùng chì nhạt độ tập trung đánh ở những vùng lõm của khối trước rồi mới đánh những vùng lồi ra sau. Đặc biệt do góc độ vẽ, bạn phải vẽ không gian nền thật đậm ở phía trước mặt người mẫu. Như vậy sẽ tạo cảm giác làm nổi gương mặt đó lên. Không gian nền phía sau gáy của người mẫu chỉ cần vẽ sắc độ vừa phải là đủ.
Bước 4: Hoàn thiện tác phẩm
– Bạn dùng chì 4b nhấn đậm những chỗ đỉnh khối trên mặt, tóc, lông mày,… Vẽ kĩ những phần trong tối như cánh mũi, tai, yết hầu như đã làm ở bước 3. Ngoài ra, phần áo của người mẫu có sắc độ đậm hơn với da người nên cần phải diễn tả nhiều hơn 1 chút.
– Với phần tóc, bạn chia lọn ra trước. Sau đó đan nét tăng đậm phần gần chân tóc. Chuốt nhọn chì liên tục để đan nét tỉa từng sợi tóc dựng lên bo tròn theo khối đầu. Tiếp đến mới dùng tẩy lấy sáng nhẹ ở những chỗ tóc bắt sáng.
– Bạn chú ý vẽ lông mày và con ngươi cho đủ độ để tương quan bài vẽ có điểm nhấn. Ngoài ra tách độ đậm của người mẫu ra khỏi độ đậm của không gian nền.
Cách vẽ góc nghiêng đẹp ½ hướng bên phải
Bước 1: Bắt đầu với một hình Oval
– Trước tiên, bạn vẽ 1 hình oval làm phần đầu. Sau đó vẽ 1 điểm dấu bên dưới cách hình oval một khoảng ngắn hơn một chút.
– Tiếp đến vẽ 1 đường thẳng chính giữa chia đôi hình oval làm hai phần bằng nhau.
Bước 2: Chia tỷ lệ
– Bạn dùng thước và chia hình oval cũng như không gian dưới hình oval thành các đoạn.
– Sau đó bạn đánh dấu phần đầu bằng chữ cái A, B, C. Còn dưới hình oval là 1,2,3.
Bước 3: Vẽ tai
– Bạn vẽ tai nằm ở phần bên trái của đường kẻ dọc. Khối tai sẽ nằm từ phía trên một chút của Center Line đến vừa chớm đường kẻ số 2.
– Lưu ý, tùy vào thực tế mà bạn điều chỉnh dáng tai cho phù hợp.
Bước 4: Đường viền khuôn mặt
– Tiếp đến, bạn vẽ 1 đường thẳng từ Center Line đến đường số 2.
– Sau đó vẽ cong vào một chút để tạo dáng cằm.
– Bạn nối phần tai và cằm để tạo dáng phần quai hàm cho khuôn mặt.
Bước 5: Tỷ lệ ngang khuôn mặt nghiêng
– Giờ bạn vẽ một đường ngang phía dưới của khuôn mặt để làm thước đo. Đoạn thẳng đó độ dài bằng bán kính ngang của hình oval.
– Sau đó chia đoạn thẳng thành 6 phần bằng nhau và ký hiệu bằng các chữ cái D, E, F, G, H.
Bước 6: Vẽ đường chân mày
– Bạn vẽ 1 chữ C nhẹ ở Centerline để làm vị trí ấn đường.
– Sau đó từ vị trí này vẽ một đường cong giống như hình kéo dài qua trán và lên đỉnh đầu.
Bước 7: Vẽ mũi
– Bạn vẽ 2 hình tròn nhỏ để tạo đầu mũi và cánh mũi.
– Đường tròn đầu mũi nằm ngay dưới đường số 1. Còn đường tròn cánh mũi nằm giữa đường số 1 và số 2.
Bước 8: Vẽ môi và cằm
– Bạn vẽ 1 đường gióng thẳng đứng từ H để làm mốc cho mép môi. Khối môi sẽ nằm giữa đường 2 và đường 3.
– Sau đó vẽ ấn đường nằm ở đường số 2, vẽ môi trên bên dưới đường số 2. Môi dưới kéo dài đến gần đường số 3. Việc môi dày hay mỏng phụ thuộc vào sở thích của bạn.
– Tiếp đến là vẽ cằm ở đoạn cuối cùng.
Bước 9: Mắt và lông mày
– Bạn vẽ đường gióng G thẳng đứng. Khối con ngươi nằm trong đoạn từ đường G đến H. Về độ to của mặt tùy theo sở thích của bạn.
– Vẽ mắt ở đường Center Line.
– Vẽ chân mày phía dưới điểm C.
Bước 10: Phía sau đầu và cổ
– Bạn vẽ phần trên và phần sau của đầu bằng cách bám theo hình oval. Phần góc ót thường nằm ở Center Line, đừng vẽ quá xa so với Center line.
– Sau đó, bạn vẽ đường dáng tóc từ dưới điểm A một chút.
Cách vẽ góc nghiêng đẹp ¾ khuôn mặt
Bước 1: Tìm đúng kích cỡ
– Trước tiên, bạn vẽ 1 hình elip và kẻ 1 đường trục chính giữa. Hình elip là sự kết hợp của hai hình tròn nằm gọn trong một hình tròn to.
Bước 2: Phân vùng và vẽ đường trục mới
– Bạn vẽ một đường kẻ ngang vào chính giữa nửa hình e-líp bên trái (nơi hai hình e-líp nhỏ chạm nhau).
– Sau đó, bạn chia mỗi nửa thành 3 phần bằng nhau.
Bước 3: Vẽ mũi và đường phân mảng trên khuôn mặt
– Từ nửa hình tròn bên dưới, bạn vẽ 1 vòng tròn nhỏ. Kích thước của vòng tròn sẽ xác định được cánh mũi.
– Sau đó, bạn nối với điểm ở bên trái hình tròn nơi mà đường mắt đi qua đường trục chính.
– Bạn vẽ đường thẳng từ trán xuống. Sau đó là phần đường mắt tạo thành một hình tam giác nhỏ. Phía dưới bên phải là phần gò má. Bạn nên vẽ gò má trước khi vẽ đầu cánh mũi. Đường thẳng này sẽ tiếp tục đi thẳng xuống cho đến khi nó chạm vào nơi đường trục mới chạm vào hình e-líp.
Bước 4: Vẽ phân mảng hàm dưới
– Hàm dưới là khoảng giữa của hai đường trục và sau đó đường sẽ theo hướng đi lên.
– Bạn lưu ý vẽ góc cạnh của đường quai hàm. Nếu đường nét cứng quá thì khuôn mặt trông nặng trịch và mỏng. Còn nếu đường nét mà mềm quá thì khuôn mặt của bạn sẽ trở nên hơi mũm mĩm. Bạn vẽ tầm khoảng 450 là được. Đường quai hàm này sẽ kết thúc ở mũi.
Bước 5: Đánh dấu mắt và miệng
– Mắt và miệng sẽ xuất hiện ở ¾ khuôn mặt. Bạn dùng bút chì chạm vào giấy đánh dấu điểm vẽ mắt, miệng. Mắt nằm bên trên đường vẽ mắt và phân bên trái sẽ bị che bởi mũi nên nó nhỏ hơn bình thường.
– Hình dạng của miệng gần như chạm vào đường bên trái và không đi qua đường trục lúc ban đầu.
– Lưu ý: Đối với kích cỡ mắt chỉ cần vẽ bằng ¼ chiều rộng của mắt bình thường là được.
Bước 6: Vẽ đặc điểm khuôn mặt
– Bạn vẽ mắt như bình thường. Mũi che phần góc trong của mắt trái. Do góc quan sát mà góc ngoài mắt trái cũng không nhìn thấy được.
– Sau đó, bạn chia hình elip thành 2 nửa: trên và dưới môi. Bạn hãy nhìn đường trục giữa để xem cách hướng dẫn.
– Lưu ý: Nửa miệng bên phải sẽ trông ngắn hơn bởi vì chúng xuất phát từ một điểm. Sử dụng đường trục giữa mới để tìm ra điểm giữa của miệng.
Bước 7: Vẽ các chi tiết còn lại
– Bạn vẽ thêm đôi lông mày cho khuôn mặt. Lưu ý lông mày bên trái nhỏ hơn, phần bên ngoài nó không nhìn thấy được.
– Sau đó bạn đánh dấu xương gò má và hộp sọ. Kết thúc đường hộp sọ trước khi nó chạm vào đường viền hàm dưới. Điểm này dùng để vẽ cổ.
Bước 8: Vẽ cổ và tai
– Bạn phác thảo phần cổ dài hơn và mỏng hơn một chút nhưng vẫn phải cân đối với cái đầu. Vẽ phần cổ thanh thoát giúp khuôn mặt trở nên xinh đẹp hơn.
– Sau đó, bạn vẽ đôi tai. Hình dạng của tai có phần trên tai rộng hơn phần dưới.
Bước 9: Tùy chỉnh hình mẫu của bạn
– Bạn vẽ phần tóc theo sở thích. Sau đó thì vẽ thêm các phụ kiện khác nhau giúp cho hình ảnh trở nên độc đáo hơn nhé.
Một số cách vẽ góc nghiêng đẹp khác
Như vậy bạn đã học được những cách vẽ góc nghiêng chuẩn đẹp nhất. Hi vọng mọi người dành chút thời gian rèn luyện thêm để có những tác phẩm ưng ý nhé.