Những người bị bệnh tiểu đường cần hạn chế nạp vào cơ thể những thực phẩm có vị ngọt, nhiều đường. Chính vì thế, nhiều người không khỏi thắc mắc tiểu đường ăn chuối được không? Nếu được thì ăn chuối như thế nào để không ảnh hưởng đến đường huyết?
Tiểu đường là bệnh lý mãn tính thường thấy ở người già. Nếu mắc bệnh này thì họ phải tuân thủ chế độ ăn kiêng ít đường, ít tinh bột. Trong khi đó, chuối lại là loại trái cây mang đến nhiều dưỡng chất, có vị ngọt. Vì thế, tiểu đường ăn chuối được không là băn khoăn của rất nhiều người. Do đó, các bạn hãy cùng NgonAZ tham khảo bài viết dưới đây để đưa ra câu trả lời phù hợp.
Dinh dưỡng trong chuối chín
Chuối cung cấp nguồn vitamin và chất xơ dồi dào như vitamin C, B6 và kali. Các dưỡng chất trong chuối đều quan trọng thiết yếu của cơ thể. Đây là những khoáng chất, vitamin giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể được tăng cường, cải thiện tinh thần.
Các chất xơ trong chuối đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ tiêu hóa, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng để làm việc cũng như học tập có hiệu quả hơn.
Chuối có vị ngọt thanh nên hàm lượng đường trong đó khá cao, chủ yếu là đường đơn như: Glucose, fructose, suctose và dextrose. Trong quá trình chín, toàn bộ tinh bột có trong chuối đều chuyển thành đường đơn, làm cho tuần hoàn máu giảm xuống nhưng lại tăng cường huyết cầu trong máu.
Ngoài ra, chuối còn có rất nhiều vi chất như: Magie, folat, mangan, kẽm, photpho, Se… Vì thế, đây là thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa hình thành các bệnh lý mãn tính, tốt cho tim mạch và huyết áp.
Tiểu đường ăn chuối được không?
Tiểu đường ăn chuối được không là thắc mắc của nhiều người. Để giải đáp vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Trường hợp, người bị tiểu đường không nên ăn chuối
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong chuối có hàm lượng tinh bột dồi dào nhưng chính nó lại làm giảm trọng lượng cho người bị tiểu đường typ 2. Trong trường hợp này, chuối sẽ làm cho độ nhạy cảm của insulin tăng lên, vì thế những người tiểu đường được khuyến cáo là không nên ăn chuối.
Không chỉ có hại cho người bị tiểu đường mà chuối còn làm cho quá trình trao đổi chất giảm xuống. Điều này, sẽ làm cho tình trạng bệnh lý càng trầm trọng hơn.
Trường hợp, người bị tiểu đường có thể ăn chuối
Trường hợp người bị tiểu đường phụ thuộc insulin điều trị quá liều dẫn đến hạ đường huyết thì có thể ăn chuối để cân bằng đường huyết. Thế nhưng, mỗi lần chỉ nên ăn nửa trái chuối lớn hoặc 1 trái chuối nhỏ để đạt mức cân bằng lượng đường trong cơ thể mà không tăng quá cao.
-> Tham khảo: Đu đủ bao nhiêu calo trong 1 quả, 100g? Ăn đu đủ có béo tăng cân không?
Nguyên tắc ăn chuối cho người bị tiểu đường
Như đã nói ở trên, những người bị tiểu đường kèm theo hạ đường huyết thì có thể ăn chuối để cân bằng. Tuy nhiên, chỉ nên ăn chuối hợp lý và điều độ nhằm đảm bảo an toàn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc ăn chuối như sau để tránh gây hại:
- Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn chuối chưa chín hẳn hoặc vừa chín tới, bởi khi đó hàm lượng đường hiện có rất ít.
- Có thể kết hợp chuối cùng những thực phẩm, trái cây khác để cân bằng đường huyết trong máu và giảm nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Có thể ăn chuối cách xa bữa ăn hoặc nếu ăn cùng bữa thì khẩu phần ăn đó phải đảm bảo ít tinh bột, ít đường và hạn chế carbohydrat.
- Những người bị tiểu đường dù là typ 1 hay typ 2 cũng tuyệt đối không ăn chuối cùng lúc với bánh kẹo, nước ngọt.
Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường
Ngoài việc thắc mắc tiểu đường ăn chuối được không đã được giải thích khá chi tiết ở trên, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học. Người bị tiểu đường phải duy trì chế độ ăn kiêng nhưng phải đảm bảo lượng dinh dưỡng thiết yếu cho hoạt động sống của cơ thể. Do đó, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Mỗi ngày nên bổ sung cho cơ thể một lượng dinh dưỡng khoảng 50% glucid, liipid chiếm 35%, protid chiếm 15%.
- Nếu ăn bánh mỳ thì người tiểu đường không nên kết hợp cùng với các chất phụ gia như khoai tây, gạo lứt…
- Có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày ngũ cốc thô nhưng nên chế biến theo kiểu nướng hoặc luộc mà hạn chế chiên xào, vì sẽ gây nên mỡ máu tăng cao.
- Cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều cholesterol như đồ chiên rán, đồ đóng hộp. Thay vào đó là lựa chọn dầu thực vật như dầu oliu, dầu thực vật.
- Đối với các loại trái cây có vị ngọt thì không nên ăn hoặc ăn với số lượng rất ít. Mặt khác, phải thưởng thức xa bữa ăn để không làm cho tình trạng đường huyết trầm trọng hơn.
Lời kết
Như vậy, chúng ta vừa giải thích chi tiết vấn đề tiểu đường ăn chuối được không và cách ăn chuối không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị tiểu đường. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có thêm thông tin để áp dụng vào chính cuộc sống của mình hoặc người thân để đưa ra chế độ ăn uống hợp lý.