Ngải cứu từ lâu đã được sử dụng trong việc chế biến món ăn và làm thuốc chữa bệnh quen thuộc trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, nhiều người còn băn khoăn không biết uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?
Ngải cứu là loại cây cỏ có mùi hương đặc biệt và thường được y học cổ truyền sử dụng làm một vị thuốc chữa bệnh. Cây có nguồn gốc từ châu Âu, nhưng vì ngải cứu dễ thích nghi ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau nên chúng ta dễ dàng bắt gặp loài cây này ở mọi nơi tại Việt Nam. Vậy tác dụng của uống nước ngải cứu tươi như thế nào và cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn? Các bạn hãy khám phá chi tiết những vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Đọc thêm: Tác dụng cây ngải cứu phơi khô
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?
Ngải cứu hay còn được gọi bằng tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Đây là loài cây cỏ thuộc họ cúc Asteraceae. Chúng ta dễ dàng bắt gặp loài cây này ở vườn nhà của gia đình Việt vì nó khá dễ trồng, không tốn công chăm sóc.
Bạn có thể tham khảo thêm công dụng của lá ngải cứu trước. Không chỉ dùng để chế biến món ăn hàng ngày mà ngải cứu còn là một vị thuốc có lợi cho sức khỏe con người. Trong đó, một số tác dụng của nước ngải cứu tươi có thể kể đến như:
Tăng cường lưu thông máu
Uống nước ngải cứu tươi làm tăng cường khả năng lưu thông máu. Ngoài ra, ngải cứu còn giúp điều hòa kinh nguyệt và an thai cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Có thể kết hợp nước lá ngải cứu cùng với một số nguyên liệu khác để cải thiện các bệnh lý về tiêu hóa như đầy hơi, đầy chướng bụng, khó tiêu thức ăn. Vì thế, dùng ngải cứu đúng cách là giải pháp tốt cho sức khỏe đường ruột.
Giúp giảm đau và cầm máu
Trong thành phần của ngải cứu có hàm lượng acid amin cao giúp làm dịu cơn đơn và cầm máu hiệu quả. Vì thế những người hay có biểu hiện đau lưng, đau đầu có thể uống nước lá ngải cứu thường xuyên để cải thiện tình trạng này.
Cải thiện giấc ngủ, bồi bổ cơ thể
Cùng với tác dụng thanh nhiệt, nước ngải cứu tươi còn có tác dụng trong việc hỗ trợ cơ thể tăng cường hấp thu dinh dưỡng. Người bệnh hay gặp tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc có thể dùng nước lá ngải cứu hầm cùng với gà để bồi bổ cơ thể,
Ngoài ra, nguồn vitamin dồi dào có trong ngải cứu còn giúp cải thiện suy nhược, bồi bổ sức khỏe ở những người hấp thu chậm.
Cải thiện bệnh lý về xương khớp
Mọi người có thể sử dụng ngải cứu để cải thiện đau lưng, viêm khớp, thấp khớp, đau thần kinh tọa hiệu quả. Mỗi ngày, các bạn uống nước ngải cứu pha với một chút mật ong và kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ thấy các dấu hiệu của bệnh thuyên giảm.
Nước ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt
Có thể thấy trong những công dụng mà ngải cứu mang lại thì điều hòa kinh nguyệt là nổi bật nhất. Các bạn dùng nước ngải cứu uống trực tiếp hoặc nấu canh để tăng cảm giác ngon miệng mà còn giảm triệu chứng khó chịu trong ngày đèn đỏ.
Nước ngải cứu điều trị mụn nhọt
Những người có làn da mụn nhọt nếu sử dụng nước ngải cứu đúng cách sẽ cải thiện hiệu quả và mang lại làn da trắng sáng, rạng ngời hơn. Đặc tính kháng khuẩn, chống viêm của loài cây này còn cải thiện tình trạng mụn nhọt, lở ngứa và một số bệnh ngoài da mà không gây kích ứng.
Nước ngải cứu giúp đánh tan mỡ bụng hiệu quả
Hầu hết chị em, đặc biệt là giai đoạn sau khi sinh sẽ có vòng 2 thừa mỡ, béo phì, gây tự ti và e ngại về ngoại hình. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách: Mỗi ngày uống nước lá ngải cứu sẽ đánh bay mỡ thừa và cải thiện vòng 2 ngày càng săn chắc hơn.
Không những vậy, các mẹ sau sinh uống nước ngải cứu còn cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa, táo bón và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra, nước ngải cứu còn có tác dụng cải thiện các triệu chứng về chảy máu sau đại tiện, chảy máu cam, nổi mẩn…
Cách uống nước ngải cứu tươi
Có rất nhiều cách để sử dụng nước lá ngải cứu tươi như uống nước cốt, đun cùng với nước hoặc chế biến làm món ăn hàng ngày.
Uống nước cốt ngải cứu tươi
Đây là phương pháp đơn giản và mang lại hiệu quả hơn. Cách thực hiện như sau:
Các bạn lấy khoảng 200 gram ngải cứu cả thân và lá rồi giã nát. Sau đó chắt lấy nước cốt và uống hàng ngày.
Đun nước ngải cứu
Các bạn chuẩn bị một nồi sạch có sẵn 500 ml nước. Lấy khoảng 200 gram ngải cứu rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ hết bụi bẩn rồi cho vào nồi nước đun sôi.
Nước ngải cứu này, các bạn nên chia đều để uống trong ngày mà không nên uống liền một lúc sẽ ảnh hưởng không tốt tới dạ dày.
Nước ngải cứu nấu canh
Sau khi các bạn đã đun xong nước ngải cứu như ở cách 2 thì có thể lấy nước này để nấu canh. Đây là bài thuốc hữu hiệu giúp bồi bổ sức khỏe và nhanh chóng phục hồi cơ thể ở những người bị suy nhược mà không sợ tác dụng phụ.
Lưu ý khi sử dụng nước lá ngải cứu tươi
Khi sử dụng nước lá ngải cứu tươi để hỗ trợ điều trị bệnh, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Lá ngải cứu tươi tuy là một vị thuốc tốt để điều trị một số bệnh lý của cơ thể nhưng chúng ta không được lạm dụng và sử dụng quá nhiều cùng lúc. Nếu dùng quá liều sẽ ảnh ưởng không tốt tới sức khỏe, dễ dàng gặp phải tình trạng ngộ độc thậm chí là tử vong do bị tê liệt thần kinh trung ương.
- Nên chọn những ngọn vừa được hái mà vẫn còn tươi, loại bỏ lá bị dập nát, héo úa sẽ không mang lại hiệu quả sử dụng.
- Vị của lá ngải cứu khá khó uống nên các bạn có thể cho thêm chút đường vào để tăng cảm giác ngon miệng.
- Khi sử dụng ngải cứu để chữa bệnh, các bạn không được uống các loại nước có cồn, chất kích thích vì sẽ làm giảm đi dược tính của vị thuốc này.
Những người không nên sử dụng nước ngải cứu bao gồm:
- Phụ nữ mang thai ở những tháng cuối dùng nước lá ngải cứu sẽ kích thích co bóp tử cung, gây sinh non.
- Người bị viêm gan hay có các biểu hiện vàng da, vàng mắt.
- Người có sức khỏe kém, cơ thể dễ bị suy nhược.
- Người đang mắc bệnh về đường ruột hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Những người mắc bệnh lý suy thận, sỏi thận hay xơ vữa động mạch không nên sử dụng ngải cứu.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin hữu ích về việc uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì cũng như những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng từ đây các bạn đã hiểu hơn về loài cây này để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày và chăm sóc sức khỏe cho bản thân được tốt hơn.