Sữa chua là một loại thực phẩm bổ sung yêu thích của tất cả mọi người, kể cả trẻ nhỏ. Để bảo vệ an toàn cho sức khỏe, mọi người thi nhau tìm kiếm câu trả lời với hy vọng rằng vẫn có thể ăn được để tránh lãng phí. Vậy, thực hư sữa chua bị nhớt có ăn được không? hãy cùng mình khám phá ngay sau đây nhé.
Hiện nay, sữa chua được xem là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng mà bất cứ ai cũng muốn bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày. Sữa chua không chỉ cung cấp dưỡng chất dồi dào, giúp tăng cường sức khỏe, sự đề kháng mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon ngủ sâu hơn nữa. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi mua sữa chua về bóc ra ăn thấy bị nhớt, hoặc chị em tự làm sữa chua tại nhà nhưng bị nhớt và không biết phải làm sao? Ai cũng có chung một câu hỏi là sữa chua bị nhớt có ăn được không?
Thế nào là sữa chua bị nhớt?
Với những hũ sữa chua bị nhớt, khi nhìn từ bên ngoài vào, bạn vẫn thấy sữa chua sánh đặc như bình thường, thậm chí dốc ngược xuống vẫn không bị đổ ra ngoài.
Tuy nhiên, sau khi dùng thìa múc vào bên trong thì thấy sữa chua rất lỏng, không có độ sánh mịn, thậm chí dính vào với nhau. Hơn thế nữa, mùi vị sữa chua rất lạ, và nếu cố tình ăn thử thì bạn sẽ thấy sữa chua không hề ngon như tưởng tượng.
Nguyên nhân khiến sữa chua bị nhớt
Trước khi tìm hiểu sữa chua bị nhớt có ăn được không thì chúng ta cần biết một số nguyên nhân khiến cho sữa chua bị nhớt.
– Nguyên nhân 1: Sữa tươi dùng làm sữa chua là sữa đã tách béo (dùng cho giảm cân) chứ không phải sữa nguyên kem.
– Nguyên nhân 2: Sữa tươi dùng làm sữa chua đã bị pha thêm nước, lúc này sữa tươi không đủ tiêu chuẩn để dùng làm sữa chua.
– Nguyên nhân 3: Hũ sữa chua cái dùng làm sữa chua chưa hết lạnh. Nguyên tắc là khi làm sữa chua, hũ sữa chua cái cần phải để ra ngoài tủ lạnh 2 – 3 tiếng đồng hồ cho hết đông đá hoặc bớt lạnh.
– Nguyên nhân 4: Dụng cụ làm sữa chua bị nhiễm khuẩn do chưa được tiệt trùng và để cho khô ráo bình thường.
– Nguyên nhân 5: Ủ sữa chua vượt quá thời gian cần thiết ở mức nhiệt thấp hơn. Thông thường, men sữa chua hoạt động tốt ở 40 – 45 độ C và chỉ cần ủ khoảng 4 – 5 tiếng là được. Vậy nên, nếu bạn quên sữa chua qua đêm sẽ khiến sữa bị nhớt hoặc lỏng hoàn toàn.
Tham khảo: Cách ủ sữa chua bằng thùng đá
Sữa chua bị nhớt có ăn được không?
Sữa chua bị nhớt là trạng thái sữa chua đã bị hỏng, lúc này, các men sinh vật tốt trong sữa chua đã không còn sống và hoạt động tốt nữa.
Chính bởi vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng không nên ăn sữa chua bị nhớt bởi nó có thể gây phản tác dụng đối với sức khỏe.
Thứ nhất, sữa chua bị nhớt không còn bảo toàn được giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Nếu ăn, bạn sẽ không nhận được những lợi ích tuyệt vời vốn có.
Thứ hai, sữa chua bị nhớt không chỉ không có lợi mà còn có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và đường ruột, có thể khiến bạn mắc phải một số triệu chứng như tiêu chảy, khó tiêu…
Làm sữa chua không bị nhớt
Giờ thì bạn đã biết sữa chua bị nhớt có ăn được không rồi. Nếu tự làm sữa chua tại nhà thì sau đây, mình sẽ mách bạn cách làm sữa chua không bị nhớt nhé. Thực chất mình đã có một bài hướng dẫn làm sữa chua tại nhà đầy đủ các công tức, lưu ý cần thiết khi làm. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ chỉ các bạn làm sữa chua không bị nhớt nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Để làm sữa chua thành công tại nhà, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:
– Sữa tươi: 1 lít sữa không đường, loại nguyên kem
– Sữa chua cái: 1 hộp sữa chua vinamilk loại màu trắng không đường.
Theo kinh nghiệm của NGON thì dùng sữa chua vinamilk là chuẩn nhất, thành phẩm thường không bị nhớt, còn nếu dùng các loại sữa chua khác sẽ rất dễ bị nhớt đấy nhé.
– Sữa đặc: 1/2 hộp sữa đặc có đường
– Dụng cụ: Nồi sạch, thìa, hũ thủy tinh, nồi cơm điện.
Cách thực hiện
Đã biết sữa chua bị nhớt có ăn được không rồi thì bạn không nên cho gia đình mình ăn sữa chua đã bị nhớt nhé. Vậy nên, cách khắc phục là cố gắng làm ra sữa chua chuẩn theo các bước thực hiện sau đây.
Bước 1: Lấy hộp sữa chua cái ra ngoài trước 2 – 3 tiếng cho hết lạnh.
Bước 2: Khử trùng các dụng cụ làm sữa chua, từ thìa, nồi đến hũ thủy tinh bằng nước sôi. Sau đó để ráo nước.
Bước 3: Cho sữa tươi vào nồi đun đến khi sôi lăn tăn ở mức lửa vừa, tuyệt đối không đun ở lửa to vì sẽ khiến cho các thành phần trong sữa bị cháy đáy nồi.
Lưu ý là trong quá trình đun, bạn dùng thìa khuấy đều liên tục để tránh cho sữa tươi không bị vón cục mất ngon nhé.
Bước 4: Sau khi sữa sôi lăn tăn, bạn tiếp tục cho sữa đặc vào, vừa cho vừa khuấy đều thêm khoảng 2 phút nữa rồi tắt bếp.
Bước 5: Bạn để sữa nghỉ trong khoảng 15 phút để nhiệt độ của sữa giảm chỉ còn khoảng 40 – 50 độ C, có thể thử bằng cách nhỏ 1 ít sữa lên tay, nếu cảm thấy không quá nóng là đạt rồi nhé.
Bước 6: Bạn tiếp tục đổ sữa chua cái vào nồi một cách từ từ, vừa đổ vừa khuấy đều cho đến khi tan hết.
Bước 7: Bạn chia đều lượng sữa trong nồi ra các hũ thủy tinh đã làm sạch và để ráo nước cho đến khi hết.
Bước 8: Bạn sắp các hũ sữa chua vào nồi cơm điện, đổ nước ấm vào nồi ngập khoảng 2/3 chiều cao của hũ thủy tinh. Sau đó đóng nồi cơm điện lại và ủ sữa chua từ 4 – 6 tiếng đồng hồ là được. Nếu làm sữa chua vào mùa lạnh, bạn nên bấm nồi cơm sang chế độ giữ ấm để ủ tốt hơn nhé.
Bước 9: Sau khi ủ sữa chua xong, bạn cho ngay các hũ sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh để tránh sữa bị chua quá khó ăn nhé.
Làm sữa chua đạt chuẩn không bị nhớt không hề khó chút nào đúng không. Chỉ cần mua đầy đủ nguyên liệu, bỏ ra một chút thời gian thôi là bạn đã có thể làm ra những hũ sữa chua chất lượng cho cả gia đình mình rồi.
Lời kết
Sữa chua bị nhớt có ăn được không? Câu trả lời chắc chắn là không rồi. Để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình thì bạn nên bỏ sữa chua đi khi đã bị nhớt nhé. Hy vọng rằng với cách làm trên đây, chị em có thể tự làm nên những mẻ sữa chua đạt chuẩn thơm ngon, mềm dẻo và không bị nhớt để chiêu đãi cả nhà. Giờ thì vào bếp thực hiện ngay thôi nào!