Khoai tây là thực phẩm quen thuộc đối với gia đình Việt. Mặc dù là thực phẩm phổ biến nhưng tác dụng của khoai tây là gì thì không phải ai cũng nắm rõ.
Từ khoai tây, bạn có thể chế biến thành đa dạng các món ăn khác nhau như luộc, chiên, hấp, hầm… nhằm tăng hương vị và giúp bữa ăn thêm hấp dẫn hơn. Quen thuộc và hấp dẫn là vậy nhưng khoai tây có tác dụng gì và cần lưu ý những gì khi sử dụng thì vẫn là băn khoăn của nhiều người. Do đó, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này.
Dinh dưỡng có trong khoai tây
Để xác định tác dụng của khoai tây, chúng ta phải biết được thành phần dinh dưỡng có trong loại củ này. Cụ thể như sau:
- Nước
- Năng lượng
- Chất xơ
- Tinh bột
- Chất đạm
- Chất béo
- Vitamin nhóm B
- Vitamin C
- Vitamin K
- Sắt
- Canxi
- Magie
- Mangan
- Kali
- Natri
- Kẽm
- Photpho
Ăn khoai tây có tác dụng gì?
Với hàm lượng dinh dưỡng kể trên, việc sử dụng khoai tây đúng cách và khoa học sẽ mang đến rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe lẫn sức đẹp.
Tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe
Đối với sức khỏe, khoai tây mang đến những lợi ích tuyệt vời như sau:
-
Ngăn ngừa ung thư
Thành phần chất chống oxy hóa trong khoai tây có khả năng ngăn ngừa, trung hòa và đẩy lùi các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Những chất chống oxy hóa này kết hợp cùng vitamin A và quercetin trong khoai tây sẽ ức chế, đẩy lùi những tế bào ác tính. Vì thế, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
-
Tốt cho người bị cao huyết áp
Thành phần chất xơ, kali và kukoamine trong khoai tây có tác dụng làm giãn nở mạch máu và ổn định nồng độ glucose trong máu. Nhờ đó, quá trình tuần hoàn diễn ra thuận lợi, giúp điều chỉnh huyết áp ổn định cho những người bị cao huyết áp.
-
Tốt cho hệ tiêu hóa
Chất xơ dồi dào trong khoai tây được ví như một chất nhuận tràng. Vì thế, sử dụng thực phẩm này đúng cách sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, ngừa táo bón và cải thiện vấn đề ở đường ruột.
-
Tốt cho não bộ và thần kinh
Khoai tây dùng đúng cách sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời, giúp mạch máu giãn nở nên quá trình lưu thông máu đến hệ trung ương, đến não bộ luôn đạt hiệu quả cao.
-
Kháng viêm, giảm đau
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong khoai tây có tác dụng cải thiện sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời, còn hỗ trợ giảm đau, kháng viêm rất tốt. Vì thế, dân gian thường dùng mặt nạ khoai tây để đắp lên da nhằm điều trị một số bệnh ngoài da cũng như giảm sưng viêm.
Bên cạnh đó, canxi, magie, vitamin nhóm B trong khoai tây còn có khả năng ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp. Mặt khác, vấn đề viêm nhiễm đường tiêu hóa cũng được cải thiện khi sử dụng loại củ này.
-
Tăng cường hệ miễn dịch
Hàng rào bảo vệ cơ thể sẽ được tăng cường khi sử dụng khoai tây. Bởi chỉ 100g khoai tây đã đáp ứng tới 45% lượng vitamin C mỗi ngày cho cơ thể. Nhờ đó, giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa các tác nhân gây hại, phòng ngừa tốt bệnh cảm lạnh, cảm cúm, các bệnh về hô hấp…
-
Giảm căng thẳng, ngăn ngừa trầm cảm
Khoai tây khi luộc chín thì hàm lượng vitamin B6 sẽ chuyển hóa thành một hợp chất hữu cơ. Hợp chất này có tác dụng ngăn ngừa trầm cảm, giảm lo âu, căng thẳng và xoa dịu thần kinh.
-
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Sử dụng khoai tây có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu trong máu nhờ có hàm lượng chất xơ cao. Vì thế, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn.
-
Ngăn ngừa bệnh gút, sỏi thận
Vitamin C dồi dào trong khoai tây nhưng lại chứa ít purin. Nhờ đó, có tác dụng điều trị và ngăn ngừa bệnh gút nhờ tác dụng giảm axit uric trong máu.
Ngoài ra, lượng sắt và canxi trong khai tây cũng có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận. Vì thế, tốt cho những người bị căn bệnh này.
-
Tác dụng của khoai tây đối với bệnh dạ dày
Khoai tây có chứa nhiều phân từ kháng khuẩn nên có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh da dày, viêm tá tràng khá tốt. Ngoài ra, lượng axit và dịch tiết trong dạ dày sẽ được hút bớt nhờ lượng chất xơ cũng như tinh bột trong khoai tây. Vì thế, những tổn thương do viêm dạ dày tá tràng hay trào ngược axit dạ dày thực quản sẽ được làm lành nhanh chóng.
Tác dụng của khoai tây đối với sắc đẹp
Không chỉ có tác dụng tốt đối với sức khỏe, khoai tây còn mang lại nhiều lợi ích cho sắc đẹp. Đó là:
-
Dưỡng ẩm
Vitamin A, B, E trong khoai tây có tác dụng giữ nước và cấp ẩm cho da. Vì thế, bạn có thể kết hợp ăn và đắp mặt nạ khoai tây để làn da luôn được mềm mịn, căng tràn sức sống.
-
Dưỡng da trắng sáng
Vitamin C trong khoai tây có tác dụng dưỡng da trắng sáng, xóa mờ nám, tàn nhang. Mặt khác, giúp bảo vệ da trước tác động của yếu tố môi trường, giúp da sáng đều màu hơn.
-
Ngăn ngừa lão hóa, tẩy da chết, trị mụn
Sử dụng mặt nạ kết hợp ăn khoai tây đúng cách sẽ có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da và giúp làn da níu giữ nét đẹp thanh xuân. Mặt khác, còn giúp tẩy da chết và hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.
-
Giảm cân với khoai tây
Sử dụng khoai tây luộc, hấp… đúng cách sẽ có tác dụng giảm mỡ, cải thiện cân nặng và vóc dáng. Lý do là hàm lượng chất béo, calo thấp nhưng khoai tây lại giàu chất xơ, vitamin và năng lượng. Nhờ vậy, loại củ này sẽ tăng cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn, thúc đẩy trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.
Ăn khoai tây có tốt không? Cần lưu ý những gì?
Như đã chia sẻ về tác dụng của khoai tây kể trên thì ăn khoai tây rất có lợi cho sức khỏe cũng như sắc đẹp. Tuy nhiên, để phát huy công dụng của thực phẩm này, các bạn cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Do đó, cần tuân thủ những lưu ý dưới đây:
- Nếu không muốn gây hại cho sức khỏe và tăng cân thì cần tránh ăn khoai tây chiên.
- Có thể chế biến khoai tây đa dạng thành các món để ăn. Thậm chí, ép lấy nước để uống. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều nước ép khoai tây sống.
- Không nên kết hợp khoai tây và cà chua vì chúng sẽ khiến dạ dày bị ảnh hưởng, gây đầy bụng, khó tiêu.
- Chỉ nên chế biến khoai tây khi vừa chín tới. Tuyệt đối không đun quá chín sẽ khiến vitamin C và nhiều dưỡng chất khác bị phân hủy.
- Nên sử dụng khoai tây mới, tránh ăn khoai đã mọc mầm. Bởi những củ khoai đã mọc mầm có chứa chất ngộ độc, dễ gây tử vong.
- Chỉ nên dùng vừa phải khoai tây cho mỗi lần và mỗi tuần ăn tối đa 3 bữa khoai tây. Không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến chướng khí, đầy hơi, tiêu chảy…
- Những người bị dị ứng với thành phần của khoai tây không nên sử dụng. Trong khi đó, người bị tiểu dường, phụ nữ có thai nên hạn chế dùng loại củ này.
Tác dụng của khoai tây và những lưu ý khi sử dụng đã được giải đáp trên đây. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích và giúp các bạn biết sử dụng khoa học nhằm phát huy lợi ích cho sức khỏe cũng như sắc đẹp.