Quả sung hay còn gọi là quả thiên tử là một loại quả dân dã đã rất quen thuộc trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Sung không chỉ được dùng để chấm muối ớt ăn vặt hay dùng để muối xổi, muối chua ăn kèm với cơm mà còn được xem là loại quả có nhiều giá trị dinh dưỡng, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều thể bệnh và là một giải pháp làm đẹp của chị em phụ nữ. Tác dụng của quả sung không chỉ là một món ăn vặt hay ăn kèm trong các bữa cơm mà nó còn mang rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, điều trị bệnh và làm đẹp.
Trong nội dung bài viết này, tất cả các tác dụng của quả sung sẽ dần dần được làm rõ để ai cũng có thể hiểu được nhé.
Quả sung có chất gì?
Như đã nói, sung là một loại quả giàu dinh dưỡng. Loại quả này được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng mọi người ít để ý những chất dinh dưỡng trong quả sung. Vậy, quả sung có chất gì?
Dưỡng chất của sung tươi
Theo nghiên cứu khoa học, trong 100g quả sung tươi có chứa khoảng 74 calo, 19g carbohydrate, 0.7g protein, 0.3g chất béo, 3g sợi, 0.1mg vitamin B6, 2mg vitamin C, 232mg kali, 0.1mg mangan, 17mg magie, 35mg canxi, 0.1mg thiamin… cùng rất nhiều các thành phần khác như axit citric, glucose, auxin, axit shikimic, axit oxalic, axit malic, sacarose, photpho, vitamin B1, vitamin A, vitamin K, đồng…
Dưỡng chất của sung khô
Theo các nhà khoa học chứng minh thì dù là sung tươi hay sung sấy khô thì giá trị dinh dưỡng của loại quả này vẫn gần như được bảo toàn một cách nguyên vẹn.
Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng đã phân tích và tìm thấy trong 100g sung sấy khô có chứa 249 calo, 63.9g carbohydrate, 3.3g protein, 0.9g chất béo, 9.8g sợi, 0.5mg mangan, 680mg kali, 68mg magie, 162mg canxi, 0.3mg đồng, 2mg sắt, 67mg photpho, 0.1mg vitamin B6, 0.1mg thiamin, 0.1mg riboflavin, 0.5mg kẽm… cùng các thành phần dưỡng chất khác như trong quả sung tươi.
Giờ thì bạn đã biết quả sung có chất gì rồi. Nhờ những thành phần dưỡng chất đa dạng như vậy đã làm nên tác dụng của quả sung đối với sức khỏe, điều trị bệnh và làm đẹp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những tác dụng tuyệt vời ấy nhé.
Quả sung có tác dụng gì?
Sau khi phân tích thành phần dinh dưỡng của quả sung, chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc liệu quả sung có tác dụng gì mà lại được con người yêu chuộng và sử dụng nhiều đến vậy.
Tác dụng giảm cân
Hàm lượng chất xơ lớn trong quả sung chính là yếu tố làm nên tác dụng của nó đối với quá trình giảm cân. Cơ chế tác động của dưỡng chất này như sau:
– Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu dưỡng chất, giúp cơ thể luôn trong trạng thái no mà không còn cảm thấy thèm ăn nữa.
– Chất xơ có tác dụng kích thích đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, từ đó đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể và giúp giảm béo cực kỳ hiệu quả.
Điều trị rối loạn tình dục
Từ lâu, quả sung đã được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng như một thứ “vũ khí” giúp làm tăng ham muốn tình dục, kéo dài cuộc yêu và kích thích đạt khoái cảm nhanh chóng.
Ngoài ra, hoạt chất amino axit trong loại quả này còn có tác dụng trong điều trị chứng xuất tinh sớm ở nam giới, đồng thời tăng cường lưu thông máu tới dương vật, giúp cải thiện chức năng cương dương và khiến các quý ông mạnh mẽ hơn khi lâm trận.
Giúp hạ huyết áp
Sự mất cân bằng natri và kali chính là nguyên nhân khiến hạ huyết áp. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng có sự góp mặt của quả sung sẽ giúp cơ thể bạn cân bằng ổn định hàm lượng natri – kali, từ đó ngăn ngừa chứng huyết áp thấp hiệu quả.
Đối với xương khớp
Một số dưỡng chất trong quả sung như canxi, mangan, kali được chứng minh có tác động tích cực đến mật độ xương trong cơ thể.
Trong đó, mangan giúp kích hoạt sự hoạt động của các loại enzyme tiêu hóa để giải phóng canxi, hấp thụ vào cơ thể giúp hệ xương khớp chắc khỏe hơn. Còn kali đóng vai trò ức chế quá trình bài tiết canxi qua nước tiểu.
Ngăn ngừa táo bón
Trong quả sung có chứa nhiều chất xơ và hoạt chất prebiotic có tác dụng kích thích nhu động ruột, từ đó tác động lên các lợi khuẩn trong đường ruột và ngăn ngừa chứng táo bón.
Tác dụng giảm cholesterol
Hoạt chất pectin, một loại chất xơ hòa tan trong quả sung khi được hấp thu vào cơ thể sẽ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, bảo vệ túi mật, chống lại sự nhiễm trùng ống mật và ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng sỏi mật.
Điều trị viêm phế quản
Trong quả sung có những hợp chất tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh liên quan tới đường hô hấp, trong đó viêm phế quản. Ngoài ra, những thành phần này còn được sử dụng để làm giảm những triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Với da và tóc
Một số chất chống oxy hóa mạnh có trong quả sung như flavonoid và polyphenol sẽ giúp cơ thể ức chế sự hoạt động của các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa lão hóa, giúp bảo vệ làn da và mái tóc của bạn.
Không những thế, quả sung còn được chứng minh có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị một số thể bệnh liên quan đến da như bệnh vẩy nến, bệnh eczema.
Sung tốt cho hệ tim mạch
Các chất omega – 3, omega – 6 và phenol là những axit béo giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành, đồng thời tác động đến các loại chất béo trung tính trong cơ thể để cải thiện chức năng hệ tim mạch, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tim mạch.
Ngăn ngừa ung thư
Tác dụng của quả sung trong việc ngăn ngừa ung thư. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì một số hoạt chất của quả sung như coumarin, beta-carotene, đồng, sắt, pectin, kẽm, vitamin A, C, E, K… có tác động tích cực giúp làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, hạ đường huyết nên rất tốt cho người bị tiểu đường, đồng thời có khả năng ức chế sự hình thành của phát triển của một số thể ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết.
Thông qua những thông tin hữu ích trên đây, quả sung có tác dụng gì đã không còn là thắc mắc của nhiều người nữa. Nhưng, liệu ăn quả sung có tốt như bạn vẫn nghĩ hay không?
Ăn quả sung có tốt không?
Với thành phần dưỡng chất đa dạng cùng những tác dụng của quả sung như đã phân tích ở trên thì với câu hỏi ăn quả sung có tốt không, chắc chắn bạn đã có câu trả lời rồi.
Quả sung tốt cho điều trị bệnh
Hiện nay, quả sung được ứng dụng trong các bài thuốc điều trị một số thể bệnh như viêm họng, táo bón, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt, lở loét, đau đầu, ho khan không đờm…
Với mỗi thể bệnh, bạn cần biết cách điều chế các bài thuốc phù hợp để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Tuy nhiên, hầu hết các bài thuốc đều sử dụng sung sấy khô để sắc nước uống. Chính vì vậy, bạn hãy chuẩn bị sung tươi, rửa sạch, thái mỏng, cho vào chảo rang vàng rồi đem đi phơi nắng hoặc sấy khô để bảo quản dùng dần khi cần nhé.
Quả sung tốt cho làm đẹp
Trong vấn đề làm đẹp, tác dụng của quả sung cũng được thể hiện rất rõ rệt. Nếu bạn đang thắc mắc ăn quả sung có tốt không thì qua tìm hiểu của NGONAZ, loại quả “thần kỳ” này ngoài những công dụng hỗ trợ điều trị bệnh như đã nói đến ở trên thì nó còn có rất nhiều tác dụng đối với làn da.
– Lấy nhựa sung bôi trực tiếp lên vùng mụn đầu đen, mụn cóc hai lần mỗi ngày thì sau khoảng 1 tuần thôi, chúng sẽ mờ đi và dần dần biến mất hoàn toàn.
– Uống nước sung chín ép mỗi ngày sẽ giúp bạn nhận thấy hiệu quả bất ngờ đối với da. Nhờ loại quả này, làn da của bạn sẽ ngày càng trở nên tươi sáng hơn, giảm hẳn các vùng thâm sậm và trở nên tràn đầy sức sống.
– Ăn sung mỗi ngày được xem là một cách thức giúp ngăn ngừa mụn trứng cá vô cùng hiệu quả. Thành phần khoáng chất trong loại quả này có tính kiềm với tác dụng cân bằng nồng độ pH và hạn chế tối đa sự xuất hiện của mụn trứng cá.
– Tác dụng của quả sung trong việc làm đẹp còn thể hiện ở khả năng ngăn ngừa trình trạng lão hóa da, cải thiện sắc tố da từ sâu bên trong.
Ăn quả sung có tốt không? Câu trả lời là có. Với những tác dụng tuyệt vời của loại quả này mà bạn nên ăn vài quả sung mỗi ngày để xinh đẹp và khỏe mạnh hơn nhé.
Tác dụng của sung muối
Về tác dụng của quả sung, chắc hẳn ai cũng đã rõ. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc về tác dụng của sung muối, liệu sung muối có tác dụng gì khác so với quả sung tươi hay không?
Tác dụng của sung muối có khác sung tươi?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì dù là sung tươi hay sung muối chua thì hầu hết các thành phần dưỡng chất như protein, carbohydrate, chất xơ, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất… đều vẫn được bảo toàn một cách nguyên vẹn.
Do đó, khi ăn sung muối thì những tác dụng của loại quả này đối với sức khỏe, điều trị bệnh và làm đẹp vẫn không có nhiều thay đổi so với những gì mà NGON đã chia sẻ phía trên.
Tuy nhiên, với sung muối, do phương pháp chế biến lên men nên món ăn này có thêm một số tác dụng khác so với sung tươi, điển hình nhất là tác dụng điều trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả.
Tác dụng của sung muối đối với bệnh trĩ
Theo các chuyên gia sức khỏe, ăn sung thường xuyên sẽ giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể và mang đến cho con người một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, vừa có khả năng hạn chế táo bón, lại vừa giúp ngăn ngừa bệnh trĩ và các thể bệnh khác vô cùng hiệu nghiệm.
Theo Đông y, quả sung muối có vị ngọt, tính bình và khả năng tác động vào 2 kinh mạch của cơ thể là túc thái âm tỳ và túc dương minh đại tràng. Từ đó tác động lên hệ tiêu hóa và đường ruột nên được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị táo bón, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, sa trực tràng và đặc biệt là bệnh trĩ…
Vậy đấy, tác dụng của sung muối cũng giống như sung tươi. Hơn nữa đây lại là một món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của gia đình Việt, giúp chống ngán và mang lại cảm giác lạ miệng khi ăn. Vậy nên, thi thoảng, bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống món sung muối này để chiêu đãi cả nhà nhé.
Tác dụng của quả sung với bà bầu
Quả sung tốt như vậy nhưng liệu bạn đã biết tác dụng của quả sung với bà bầu hay chưa? Với các mẹ bầu, loại quả này không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời đối với cả mẹ và bé nữa đấy.
Tăng cường sự hấp thu canxi
Quả sung không chỉ cung cấp nhiều canxi mà còn kích thích cơ thể mẹ bầu tăng cường khả năng hấp thu canxi để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng. Lượng canxi này đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi nó là nền tảng cho sự phát triển hệ xươn, răng của bé đấy nhé.
Điều hòa huyết áp ổn định
Quả sung chứa nhiều kali và ít muối nên có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa huyết áp của mẹ bầu, ổn định sức khỏe tim mạch trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là hoạt chất chống oxy hóa polyphenol với khả năng giúp ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch vốn dĩ là một bệnh lý rất nguy hiểm.
Cung cấp nhiều chất béo tốt
Tác dụng của quả sung nói chung và tác dụng của quả sung với bà bầu nói riêng thể hiện ở việc nó có thể cung cấp rất nhiều loại chất béo tốt như omega – 3, omega – 6, phytosterol, axit béo…
Các dưỡng chất này không chỉ giúp thành mạch máu co giãn tốt hơn mà còn ổn định hàm lượng cholesterol trong máu, loại bỏ các cholesterol xấu.
Đặc biệt nhất là các axit béo trong quả sung đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não của thai nhi nữa đấy.
Ngăn ngừa thiếu máu
Quả sung giúp mẹ bầu ngăn ngừa chứng thiếu máu nhờ cung cấp một lượng lớn chất sắt, nhờ đó giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe mạnh, tránh tình trạng mệt mỏi do thiếu máu thai kỳ.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Tác dụng của quả sung đối với bà bầu còn thể hiện ở tác dụng ngăn ngừa táo bón, điều hòa nhu động ruột và phát triển các lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa và đường ruột nhờ hệ thống men vi sinh dồi dào nữa.
Cải thiện triệu chứng ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng rất hay gặp ở mẹ bầu, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Việc ăn sung thường xuyên giúp bổ sung vitamin B6 có tác dụng giúp các mẹ giảm bớt các triệu chứng ốm nghén. Chỉ cần ăn 3 – 5 quả dung mỗi ngày, kiên trì ăn trong khoảng 2 tuần là mẹ bầu sẽ thấy rõ tác dụng của quả sung đấy.
Tác dụng của quả sung đối với bà bầu đã rõ rồi, giờ thì chị em hoàn toàn có thể tự tin bổ sung loại quả này vào thực đơn ăn vặt hằng ngày của mình trong suốt thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con nhé.
Ăn sung muối có tốt không?
Thực tế hiện nay, cùng với cà muối, dưa muối thì sung muối đã trở thành một món ăn kèm rất quen thuộc trong mâm cơm các gia đình Việt. Vậy, liệu ăn sung muối có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Lợi ích của sung muối
Theo các chuyên gia sức khỏe, ăn sung muối rất có lợi cho sức khỏe nếu biết cách sử dụng ở mức độ vừa phải.
– Sung muối chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin A, B, C, E, K… và nhiều khoáng chất như canxi, photpho, sắt, kali… là những dưỡng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp phát triển các lợi khuẩn, đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai.
– Sung muối chứa nhiều kali và ít natri, giúp cân bằng hàm lượng 2 dưỡng chất này trong cơ thể, rất tốt cho người cao huyết áp.
– Sung muối có chứa omega – 3 và omega – 6 giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa các thể bệnh về tim mạch hiệu quả.
– Tác dụng của quả sung còn thể hiện ở khả năng ổn định hàm lượng cholesterol trong máu, nuôi dưỡng hệ thần kinh khỏe mạnh, ngăn ngừa chứng mất ngủ, giảm trí nhớ…
Tác hại của sung muối
Ăn sung muối có tốt không? Bên cạnh những lợi ích nên trên thì sung muối cũng tồn tại một số tác hại nếu bạn ăn quá nhiều. Cụ thể như sau:
– Ăn nhiều sung, đặc biệt là sung muối sẽ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là đau bụng.
– Ăn nhiều sung muối khiến da của bạn bị nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, điều đó có nghĩa là dễ dẫn đến ung thư da, lão hóa da sớm hơn.
– Hạt của quả sung có khả năng gây hại cho đường ruột và gây hại cho gan, đồng thời ức chế quá trình hấp thu canxi gây loãng xương, xuất huyết võng mạc, xuất huyết trực tràng…
– Ăn nhiều sung muối không tốt cho người bệnh thận, thậm chí gây ra bệnh sỏi thận.
Giờ thì bạn đã biết ăn sung muối có tốt không rồi phải không nào? Vậy nên, hãy biết cân đối món ăn kèm này trong các bữa cơm gia đình để hạn chế những tác hại không mong muốn của nó nhé.
Lời kết
Là một loại quả dân dã đã quá quen thuộc trong cuộc sống, tác dụng của quả sung luôn khiến cho tất cả chúng ta phải bất ngờ. Việc ăn sung thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe và bạn nên biết cách sử dụng để tận dụng những lợi ích tuyệt vời ấy.