Như tất cả chúng ta đều biết, cùng với nước và không khí thì đất cũng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người. Chúng ta sử dụng đất để sinh sống, để trồng trọt, chăn nuôi, để xây dựng các công trình… Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất là gì? Cùng NgonAZ tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.
Tuy nhiên thì hiện nay, khi tốc độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng cao thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, diện tích bình quân đầu người giảm, cùng với đó là chất lượng đất cũng ngày càng bị suy thoái. Ô nhiễm môi trường đất là hệ quả tất yếu của sự phát triển không bền vững.
>> Xem trước: Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường đất là gì?
Bạn có biết định nghĩa ô nhiễm môi trường đất không? Thực tế khái niệm ô nhiễm môi trường đất là mối quan tâm của rất nhiều người hiện nay bởi không phải ai cũng có cái nhìn đúng về thực trạng ô nhiễm nguồn đất đang hiện hữu ngay trước mắt chúng ta.
Ô nhiễm nguồn đất là hiện tượng đất bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân gây ô nhiễm với nồng độ cao. Đó có thể là tác nhân chủ quan từ con người như chất thải sinh hoạt, kim loại và chất thải rắn của các nhà máy sản xuất, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp… nhưng cũng có thể là tác nhân khách quan từ môi trường tự nhiên như hiện tượng Gley hóa, đất nhiễm phèn, nhiễm mặn…
Giờ thì bạn đã biết ô nhiễm môi trường đất là gì rồi. Tình trạng này rất đáng lo ngại nhưng điều đáng phải lo lắng hơn nữa là nguồn đất bị ô nhiễm trên diện rộng sẽ lây lan sang nguồn nước và khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, rất khó để xử lý và khắc phục.
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất
Bằng những tài liệu ô nhiễm môi trường đất cụ thể ở những nguồn uy tín. Hãy cùng tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiên nay và trên thế giới để thấy rằng tình trạng ô nhiễm đất này đang nằm ở mức độ nghiêm trọng như thế nào nhé.
Ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, khi tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa, công nghiệp hóa của Việt Nam ngày càng phát triển thì tốc độ ô nhiễm nguồn đất cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Sở dĩ như thế là vì nước thải, rác thải từ các nhà máy, các khu dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị chưa qua xử lý phát thải ra môi trường đất ngày càng nhiều khiến nguồn tài nguyên này trở nên ô nhiễm nặng nề. Bạn dễ thấy nhất việc ô nhiễm môi trường đất ở khu công nghiệp và đô thị.
Theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu về môi trường thì mức độ ô nhiễm đất năm 2020 đã tăng lên gấp 2 – 3 lần so với mức độ ô nhiễm của 3 – 5 năm trước. Điều đó cho thấy tốc độ ô nhiễm môi trường đất của nước ta đang tịnh tiến với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Đặc biệt là ở những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các khu khai thác khoáng sản như Thái Nguyên, Đồng Nai… thì hệ quả ô nhiễm nguồn đất đang được nhìn nhận rõ ràng nhất, trong khi đó, ý thức của con người trong việc cải tạo, phục hồi môi trường chưa tốt nên tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
Ô nhiễm môi trường đất trên thế giới
Theo cảnh báo của các tổ chức môi trường thế giới thì nguồn tài nguyên đất toàn cầu đang bước vào giai đoạn suy thoái do ô nhiễm, do biến đổi khí hậu, do các hiện tượng tự nhiên như nhiễm phèn, nhiễm mặn, rửa trôi, xói mòn, bạc màu… Đặc biệt hơn cả là nguồn đất trên thế giới đang bị nhiễm kim loại nặng độc hại từ hoạt động công nghiệp hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái và sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Cụ thể hơn, trên trái đất hiện có 14.777 triệu ha đất thì trong đó có 1.527 triệu ha bị đóng băng. Và trong 13.251 triệu ha đất thường thì có 32% đất rừng, 24% đồng cỏ, 12% đất canh tác, 32% đất cho dân cư trú và đầm lầy.
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất là như vậy, và bài toán được đặt ra là làm thế nào để duy trì sự cân bằng của nguồn tài nguyên đất trên thế giới?
>> Xem thêm: Thực trạng – nguyên nhân ô nhiễm không khí
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, trong đó có cả nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân chủ quan từ con người. Chúng ta hãy cùng phân tích những nguyên nhân này để xác định rõ đâu là trách nhiệm của mình nhé.
Nguyên nhân tự nhiên
Quá trình địa chất tự nhiên của Trái Đất đã khiến cho hàm lượng các chất trong nguồn đất bị biến đổi và có thêm nhiều chất độc lạ với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép nên gây ảnh hưởng đến môi trường. Dưới đây là một số hiện tượng tự nhiên đã và đang khiến cho nguồn đất bị ô nhiễm ngày càng nặng nề hơn.
Đất nhiễm phèn
Nước phèn theo mạch nước ngầm di chuyển dưới lòng đất và lây lan trên diện rộng đến các vùng đất mới. Đất nhiễm phèn chủ yếu là các chất sắt với nồng độ pH giảm gây ngộ độc cho cây cối và các loài động vật sinh sống và phát triển trong môi trường đất.
Đất nhiễm mặn
Thủy triều dâng cao mang theo một lượng muối lớn trong nước biển xâm lấn ngày càng nhiều hơn vào đất liền chính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra ô nhiễm môi trường đất. Nồng độ Kalo, Clo, Natri cao có trong đất nhiễm mặn là yếu tố gây cản trở sự phát triển của giới thực vật.
Nguyên nhân nhân tạo
Tro than và xỉ than
Tro than và xỉ than là sản phẩm của quá trình khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon… Hiện này, nhiều doanh nghiệp sản xuất không tuân thủ đúng quy định về xử lý chất thải công nghiệp trước khi phát thải ra môi trường. Khi tro than và xỉ than được thải trực tiếp vào đất hoặc thải vào nước rồi lắng đọng và ngấm dần vào đất sẽ khiến cho nguồn đất bị ô nhiễm.
Thuốc trừ sâu, diệt cỏ
Hoạt động sản xuất nông nghiệp với dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ lớn gây ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường, các loài sinh vật và con người. Hầu hết các loài thuốc diệt cỏ đều có khả năng phân hủy dễ dàng trong đất nhưng một số loại thuốc có lẫn tạp chất dioxin rất độc hại ngay cả khi tồn tại với nồng độ thấp.
Các ngành công nghiệp
Hoạt động sản xuất công nghiệp đa dạng hiện nay đang phát thải vào môi trường rất nhiều rác thải, nước thải khiến cho môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Rác thải, nước thải sinh hoạt
Hoạt động sinh sống của con người mang lại cho môi trường rất nhiều các loại chất thải gây ô nhiễm như túi nilon, đồ ăn dư thừa, chai lọ nhựa, nước thải sinh hoạt… Hầu hết các loại chất thải này đều được thải trực tiếp trên mặt đất hoặc tiêu hủy bằng việc chôn lấp nên càng khiến tình trạng ô nhiễm môi trường đất nặng nề hơn.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất rất rõ ràng. Trong đó, các tác nhân chủ quan của con người đóng vai trò rất lớn khiến cho môi trường đất bị ô nhiễm. Do đó, nếu muốn bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này để đảm bảo một tương lai phát triển nông nghiệp, công nghiệp bền vững thì mỗi chúng ta cần phải chung tay cùng nhau giải quyết bằng cách thay đổi từ những việc làm nhỏ nhất trong đời sống thường nhật.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm nguồn đất là một thực trạng rất đáng báo động bởi nó để lại rất nhiều hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người và sự tồn vong của nhân loại. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những hậu quả của ô nhiễm môi trường đất mà bất kỳ ai cũng sẽ cảm thấy vô cùng ái ngại cho tương lai của địa cầu.
Ô nhiễm đất gây hại cho sức khỏe con người
Con người có thể tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc gián tiếp thông qua thực phẩm, nước uống nhưng dù bằng cách nào đi chăng nữa thì vẫn đều ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe nếu nguồn đất bị ô nhiễm.
Theo đó, cơ thể con người sẽ phải hứng chịu các chất độc hại như xăng dầu, crom, chì, các loại kim loại nặng, thuốc hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, phân gia súc, gia cầm… Các chất này có thể gây ra nhiều thể bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư và các chứng rối loạn bẩm sinh.
Ô nhiễm đất ảnh hưởng đến hệ sinh thái toàn cầu
Các chất gây ô nhiễm trong nguồn đất sẽ làm thay đổi quá trình chuyển hóa thực vật, làm suy giảm năng suất trồng trọt, thậm chí là làm chết cây trồng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái thực vật.
Ô nhiễm đất khiến môi trường đất xuống cấp trầm trọng
Tình trạng ô nhiễm kéo dài sẽ làm cho nguồn đất tự nhiên có một số biểu hiện tiêu cực như:
– Dễ bị xói mòn, sạt lở khi mưa lớn do thảm thực vật bề mặt đã bị phá hủy và lớp trầm tích đã bị rửa trôi.
– Dư thừa muối Na+ nhưng lại thiếu hụt đi các dưỡng chất cần thiết khác cho sự phát triển của thực vật.
– Xuống cấp hóa học: Đất không chỉ mất đi nguồn dinh dưỡng cơ bản cho cây mà còn hình thành các loại độc tố như Fe2+, Al3+… gây ảnh hưởng đến môi trường.
– Xuống cấp sinh học: Đất bị ô nhiễm sẽ dần bị suy giảm khả năng hấp thụ và cung cấp N cho sinh vật. Đó là nguyên nhân khiến cho sự đa dạng sinh vật bị suy kiệt.
– Thay đổi thành phần và tính chất: Đất chai cứng, đất chua, đất bị mất cân bằng dinh dưỡng là những biểu hiện rất rõ ràng.
– Làm xáo trộn cân bằng sinh học: Các chất ô nhiễm trong đất có thể tồn tại dưới nhiều dạng như chất rắn, chất lỏng hay chất khí. Chúng có khả năng làm suy giảm khoáng chất có trong đất cả về chất và lượng, đồng thời làm xáo trộn sự cân bằng sinh học trong lòng đất.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất là rất lớn. Nếu như con người không có giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả thì đến một ngày không xa trong tương lai, nguồn tài nguyên đất sẽ dần cạn kiệt, thay vào đó là những vùng đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.
>> Xem thêm: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước
Hình ảnh ô nhiễm môi trường đất
Bạn đang thắc mắc về những hình ảnh ô nhiễm môi trường đất, chắc chắn rằng những hình ảnh ô nhiễm môi trường Việt Nam và trên thế giới dưới đây sẽ khiến bạn “phát hoảng” và không hiểu tương lai Trái đất sẽ đi đâu về đâu.
Đừng vội nhắc đến các tác nhân tự nhiên bởi đó là những gì mà con người không thể can thiệp được. Hãy nhìn vào những hình ảnh ô nhiễm môi trường đất trên đây, tất cả đều là rác thải mà con người đang từng ngày từng ngày phát thải ra môi trường đất mà không cần biết đến hậu quả của nó. Bạn nghĩ sao về điều đó?
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
Giờ là lúc tất cả chúng ta, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt màu da, không phân biệt quốc gia, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn cần phải có những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất một cách thiết thực nhất.
Để chung tay vào việc bảo vệ tài nguyên đất, hãy cùng chúng tôi tham khảo một số biện pháp sau đây nhé!
Dừng ngay việc xả thải ra môi trường đất
Rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp cần phải được phân loại và xử lý theo đúng cách chứ không phải tùy tiện “vứt” ra môi trường đất. Riêng trong hoạt động nông nghiệp, người nông dân cần sử dụng các loại hóa chất theo đúng liều lượng khuyến cáo để bảo vệ môi trường đất, môi trường nước và cũng chính là bảo vệ cho chính mình.
Tái chế các loại rác thải
Trên thực tế, không phải loại rác thải nào cũng là bỏ đi, bởi có những loại rác thải có khả năng tái chế, vừa hữu dụng cho con người, vừa tiết kiệm chi phí lại vừa giúp bảo vệ môi trường. Một số loại rác có thể tái chế như thủy tinh, thùng carton, nhôm, nhựa…
Hạn chế sử dụng nhựa
Rác thải nhựa là loại rác thải rất khó phân hủy, chúng có thể tồn tại hàng trăm năm và hiện hữu ở khắp mọi nơi. Do đó, con người nên hạn chế sử dụng các vật dụng làm bằng nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon… và thay bằng các vật dụng bằng giấy, bằng vải để góp sức trong công cuộc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.
Sử dụng sản phẩm hữu cơ
Sử dụng các sản phẩm hữu cơ thay cho sản phẩm vô cơ sẽ khiến cho người nông dân ít có cơ hội sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, từ đó góp phần bảo vệ môi trường nước, môi trường đất hiệu quả.
Có rất nhiều các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất khác nhau, tùy thuộc vào khả năng của mỗi người mà chúng ta có thể góp sức mình vào công cuộc bảo vệ tài nguyên đất trong tương lai.
Ô nhiễm môi trường đất có nghiêm trọng không?
Ô nhiễm môi trường đất là một vấn đề nghiêm trọng, có thể gây ra những hậu quả to lớn đối với môi trường và sức khỏe con người.
Tạm kết
Tất tần tật các vấn đề về ô nhiễm môi trường đất, từ khái niệm, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả cho tới biện pháp khắc phục đã được nêu ra rất rõ ràng trong nội dung bài viết này. Hy vọng rằng thông qua đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và đúng đắn hơn về tình trạng ô nhiễm đất hiện nay để có ý thức trong việc cùng nhau bảo vệ đất, bảo vệ trái đất của chúng ta.