Cây thủy sinh là loại cây cảnh trang trí được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay bởi chúng rất dễ trồng, dễ sống mà không cần phải chăm sóc cầu kỳ. Loại cây này có hai kiểu là cây để bàn và cây trồng trong hồ cá. Hãy cùng NgonAZ tìm hiểu rõ hơn về: Cây thủy sinh là gì? Tác dụng của nó trong đời sống; cách trồng và chăm sóc các loại cây thủy sinh
-> Xem thêm: Mệnh Thổ hợp cây gì nhất? Loại cây hợp mệnh Thổ trong phong thủy
Cây thủy sinh là gì?
Cây thủy sinh là gì là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người khi họ đã quá quen với việc đã là cây thì cần phải sống trong đất.
Như tất cả chúng ta đều biết, hệ sinh thái thực vật trên trái đất vô cùng đa dạng và phong phú. Do đó, ngoài những loài cây sống trong đất còn có những loài cây có khả năng sống dưới nước, thậm chí là sống hoàn toàn trong nước. Trong môi trường nước, có thể là nước ngọt hoặc nước mặt, các loài cây đó vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường trong một thời gian dài.
Thực tế có rất nhiều loài cây thủy sinh khác nhau với khả năng phát triển và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Đặc điểm chung của chúng là đều sinh trưởng trên một nền đất ẩm hoặc ngập nước với phần rễ ngập nước một phần hoặc ngập nước hoàn toàn, thậm chí còn có những loài cây sinh trưởng không cần đất nền nữa đấy.
Giờ thì bạn đã hiểu cây thủy sinh là gì rồi phải không nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp về tác dụng, các giống loài cũng như cách trồng và cách chăm sóc chúng nhé.
Tác dụng của cây thủy sinh
Rất nhiều người đã lựa chọn cây thủy sinh làm cây cảnh để trong nhà với nhiều mục đích khác nhau. Vậy bạn có biết công dụng của cây thủy sinh là gì hay không? Để biết được vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu dựa trên những mục đích khác nhau của con người khi trồng các loài cây này.
Cây thủy sinh để bàn
Nhiều người hiện nay, đặc biệt là dân văn phòng thường trồng các loài cây sống trong nước để trưng bày ở góc bàn làm việc giúp mang lại một không gian xanh mát để tinh thần được thư thái và hứng khởi hơn trong công việc.
Cây sống trong bể cá cảnh
Các loài cây sống trong bể cá cảnh không chỉ có tác dụng làm cho bể cá đẹp mắt hơn, sinh động hơn mà chúng còn là nơi trú ẩn và sinh sản của các loài cá nữa.
Bên cạnh đó, các loài cây sống trong bể cá còn đóng vai trò như một chiếc máy bơm oxy, giúp cung cấp oxy cho cá phát triển tốt trong môi trường bể, đồng thời đóng vai trò như một chiếc máy lọc nước, giúp hấp thụ các chất bẩn, loại bỏ tảo, rong rêu, từ đó giữ cho môi trường nước luôn luôn sạch sẽ.
Tùy từng mục đích, từng môi trường khác nhau mà tác dụng của cây thủy sinh cũng rất khác nhau. Nhưng suy cho cùng, con người trồng các loại cây cảnh với mục đích quan trọng nhất chính là tạo không gian tươi mát để luôn cảm thấy vui vẻ, sảng khoái và yêu đời hơn.
-> Xem thêm: Mệnh hỏa hợp cây gì? Cách chọn cây hợp mệnh hỏa trong phong thủy
Các loại cây thủy sinh để bàn
Như tất cả chúng ta đều biết, có rất nhiều các loài cây sống trong nước khác nhau, có cây trồng ngập rể trong nước để trưng bày ở bàn làm việc, bàn học nhưng cũng có cây trồng hẳn trong nước như ở môi trường bể cá cảnh. Dưới đây là các loại cây thủy sinh để bàn đẹp nhất mà bạn có thể tham khảo mua về trưng bày nhé.
Cây tiên ông
Đầu tiên trong danh sách cây thủy sinh để bàn phải kể đến cây tiên ông. Với màu sắc bắt mắt vừa mang đến cho không gian của bạn một vẻ đẹp thẩm mỹ cao, vừa tạo thêm sự sinh động khiến cho người nhìn cảm thấy vô cùng phấn khởi.
Cây vạn lộc
Đề cử tiếp theo trong danh sách cây thủy sinh để bàn. Cây Vạn Lộc là một loài cây cảnh đẹp vừa có thể trồng trong nước, vừa có thể trồng trong đất giúp mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.
Cây nha đam
Tưởng chừng nha đam là một loại cây sống bằng đất nhưng không phải vậy. Cây Nha Đam nếu trồng trong nước thì thường có kích thước nhỏ gọn. Giống cây này vừa đẹp, vừa lạ lại vừa có tác dụng giúp hấp thụ các bức xạ độc hại phát ra từ các thiết bị điện tử như màn hình máy tính trong lúc làm việc chẳng hạn. Chính bởi thế mà rất nhiều người ưa chuộng trồng một cây Nha Đam thủy sinh trên bàn làm việc của mình.
Cây ngọc ngân
Cây Ngọc Ngân vừa có tác dụng trang trí, vừa giúp điều hòa không khí rất tốt và mang lại sự may mắn, tài lộc cho gia chủ nên cũng được nhiều người yêu thích. Trồng một chậu Ngọc Ngân thủy sinh trên bàn sẽ giúp mang lại cho ngôi nhà của bạn một bầu không gian vô cùng trong lành.
Cây bàng Singapore
Ít ai nghĩ rằng cây Bàng Singapore cũng có thể trồng ở dạng thủy sinh với kích thước nhỏ nhắn và xinh xắn như thế này. Một chậu Bàng đơn giản để trên bàn làm việc sẽ giúp tăng thêm cảm giác thoải mái cho bạn khi phải “mải miết” với công việc của mình mỗi ngày.
Cây hồng môn
Đây là sự lựa chọn tuyệt vời trong danh sách cây thủy sinh để bàn. Cây Hồng Môn với nhiều màu sắc đa dạng như trắng, hồng, đỏ, xanh chuối nhạt… không chỉ giúp mang lại cho không gian của bạn một nét đẹp tươi mới mà còn là biểu tượng cho sự thanh cao và trong sạch. Một chậu cây Hồng Môn thủy sinh để trên bàn sẽ giúp mang lại cho bạn một không gian làm việc, học tập vô cùng thoải mái.
Trên đây là một số các loại cây thủy sinh để bàn mà bạn nên tham khảo để trang trí ở nhà hoặc ở cơ quan làm việc. Một chậu cây đẹp, nhỏ nhắn, xinh xắn và hợp mệnh không chỉ giúp bạn giải tỏa căng thẳng mà còn mang lại nhiều may mắn và tài lộc nữa đấy nhé.
-> Xem thêm: Mệnh Kim hợp cây gì? 20+ loại cây hợp mệnh Kim nhất trong phong thủy
Cây thủy sinh không cần đất nền
Như đã nói đến ở trên, cây sống trong nước có thể được trồng trên một nền đất ẩm và ngập nước nhưng cũng có thể trồng không cần đất nền. Dưới đây là một số loài cây thủy sinh không cần đất nền mà bạn có thể tham khảo nhé.
Rong đuôi chồn
Rong đuôi chồn là một loại cây khá phổ biến hiện nay và cực kỳ quen thuộc đối với những người thích chơi cá cảnh. Loài cây này rất dễ sống, dễ phát triển trong một thời gian ngắn và bạn có thể thả cây tự do trong nước mà không cần đầu tư quá nhiều thời gian chăm sóc.
Tuy nhiên, cây Rong đuôi chồn khi sinh trưởng chiếm khá nhiều diện tích nên trong quá trình trồng, bạn cần cắt tỉa sao cho phù hợp.
Bèo vẩy ốc
Bèo vẩy ốc có tên khoa học là Salvinia Natans là một loài cây thủy sinh thuộc họ Bèo Ong (Salviniaceae), thường sống trôi nổi ở các ao đầm và được con người thả nổi trong các bể cá cảnh.
Loài cây này không có thân, rễ chùm mềm, lá kép màu xanh không thấm nước bởi được phủ một lớp lông mịn và sống nổi trên mặt nước. Khi trồng Bèo vẩy ốc, bạn sẽ thấy loài cây này rất hiếm khi ra hoa.
Rau Má Dù
Rau Má Dù là một loài cây sống trong nước có tên khoa học là Hydrocotyle Verticillata. Cây có nguồn gốc ở Nam Mỹ và hiện nay được trồng phổ biến ở các khu vực có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam chẳng hạn.
Cây Rau Má Dù có thể sống ở cả những vùng khô cằn cho đến những vùng ngập nước nên được xếp vào danh sách những loài cây thủy sinh không cần đất nền. Tuy nhiên, cây muốn sinh trưởng và phát triển thì ánh sáng là vấn đề quan trọng nhất. Theo nghiên cứu thì ánh sáng càng mạnh, cây sẽ càng lùn và phát triển lan tỏa theo chiều ngang tạo thành một thảm thực vật rộng.
Tảo Cầu
Cây Tảo Cầu với tên khoa học Cladophora Aegagropila còn có các tên gọi khác như bóng rong biển, Marimo hay bóng hồ. Loài cây này có khả năng tăng trưởng rất nhanh và tạo thành một quả bóng được bao phủ bởi một lớp lông mượt có màu xanh lá cây.
Tảo Cầu có khả năng sống trên đá trong bể cá hoặc trôi nổi tự do trong nước và có khả năng sống lên tới 200 năm.
Rêu Java
Rêu Java hay còn có tên gọi khác là Rêu Cá Đẻ với tên khoa học là Java Moss – Taxiphyllum Barbieri. Loài cây này hiện nay được sử dụng trồng phổ biến trong các loại bể cá cảnh nước ngọt. Tuy nhiên, Rêu Java có khả năng sống cả trong môi trường nước lợ nữa.
Cây Rêu Java sinh trưởng trên đá thủy sinh hoặc lũa, rất dễ trồng và chăm sóc bởi yêu cầu ánh sáng không quá cầu kỳ, nhiệt độ môi trường nước chỉ cần đạt trong khoảng 20 – 24 độ C là được.
Bèo Nhật
Cây Bèo Nhật là một loại thực vật thủy sinh nổi với hình dáng rất “đáng yêu”. Cây có tán lá rộng từ 5 – 10cm, cao khoảng 1,5 – 5cm và ưa sống trong môi trường nước tĩnh với cường độ ánh sáng tốt và đủ chất dinh dưỡng.
Loài cây này không chỉ có thể làm cảnh mà còn giúp hút độc và các chất hữu cơ tồn đọng trong nước, giúp môi trường nước sạch hơn, an toàn hơn cho các loài cá.
Ráy lá nhỏ
Ráy lá nhỏ là một loài thực vật sống thủy sinh trong nước với diện mạo nhỏ xinh nên rất hợp cho việc buộc lũa giúp mang lại không gian bể cá cảnh đẹp tuyệt vời. Loài cây này rất dễ sống, sinh trưởng không cần đất nền nên bạn hoàn toàn có thể trồng mà không lo mất quá nhiều công sức để chăm sóc cho nó.
Trên đây là 7 giống cây thủy sinh không cần đất nền mà bất cứ ai, kể cả những người mới tập tành chơi cá cảnh cũng đều có thể trồng và chăm sóc dễ dàng. Bạn có thể tham khảo các giống cây này để mua về trang trí thêm cho bể cá cảnh của mình nhé.
-> Xem thêm: Mệnh Mộc hợp cây gì? Những cây cảnh phong thủy hợp mệnh Mộc nhất
Cách trồng cây thủy sinh
Nếu quan tâm đến cách trồng cây thủy sinh, bạn có thể tham khảo dựa trên từng mục đích riêng là trồng cây để bàn hay trồng cây trong bể cá. Mỗi mục đích khác nhau sẽ có cách trồng khác nhau đấy nhé.
Cách trồng cây sống trong bể cá cảnh
Với bể cá cảnh, trước tiên, bạn cần làm dưới đáy bể phần nền bằng đất sét với mục đích là để dễ trộn đất và cát. Khâu này cần được làm một cách kỹ lưỡng để tránh bị hòa tan trong nước. Bên cạnh đó, phần sỏi hay đá cũng cần được làm sạch sẽ trước khi cho vào bể cá để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
Sau khi hoàn thiện được phần nền xong, bạn đặt cây vào bể bằng cách cắm nhẹ phần rễ xuống phần nền. Lưu ý là không được cắm quá sâu vì nếu thân cây bị vùi lấp trong phần nền sẽ bị hư hỏng và cây sẽ chết đấy nhé.
Cách trồng cây thủy sinh để bàn
Trồng cây sống trong nước để trên bàn sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với việc trồng cây trong bể cá. Bạn chỉ cần chuẩn bị những chiếc bình thủy tinh thật đẹp với kích thước phù hợp, sau đó cho nước vào bình rồi cắm cây vào với phần rễ ngập trong nước.
Lưu ý là nếu cây đang được trồng trong chậu đất thì bạn phải rửa sạch toàn bộ rể cho hết bùn đất, đồng thời cắt bỏ những phần rễ đã bị hỏng, loại bỏ những chiếc lá vàng héo trước khi cho cây vào bình thủy tinh để cây sinh trưởng tốt và đẹp hơn.
Ngoài ra, sau khi cho cây vào bình, bạn nên nhỏ thêm 1 – 2 giọt dung dịch thủy sinh vào nước. Bạn trồng cây như thế trong khoảng 2 tuần để cây thích nghi dần với môi trường mới thì mới bổ sung thêm các dưỡng chất khác để cây phát triển.
Trên đây là hai cách trồng cây thủy sinh tương ứng với hai môi trường và hai mục đích sử dụng khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích mà bạn có thể tham khảo cách trồng phù hợp nhé.
Cách chăm sóc cây thủy sinh
Sau khi trồng cây thủy sinh thành công, vấn đề bạn cần quan tâm tiếp theo chính là cách chăm sóc cây thủy sinh như thế nào để cây phát triển tốt và bền vững nhất trong môi trường nước.
Chăm sóc cây thủy sinh để bàn
Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng của cây để bàn. Mặc dù là thực vật thủy sinh nhưng bạn cần đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên như cửa ra vào, cửa sổ, ban công…
Bên cạnh đó, mỗi khi thấy nước trong bình vẩn đục, bạn cần thay nước ngay cho cây để tránh vi khuẩn sinh sôi ảnh hưởng đến “sức khỏe” của cây. Khi thay nước mới hoàn toàn, bạn chỉ cần đổ ngập 2/3 phần rễ cây để tránh hiện tượng thối rễ. Sau khi thay nước, bạn nhớ nhỏ thêm 2 giọt dung dịch thủy sinh hoặc thêm vào nước 1 – 2 viên B1 để cung cấp dinh dưỡng nuôi cây nhé.
Chăm sóc cây trong bể cá cảnh
Với cây sống trong bể cá thì yêu cầu về ánh sáng sẽ khác nhau đối với những giống cây khác nhau. Tuy nhiên trung bình thì bạn cần duy trì ánh sáng từ đèn điện trong khoảng 8 tiếng mỗi ngày để cây phát triển tốt nhất.
Bên cạnh đó, bạn thay nước trong bể 1 – 2 tuần một lần, mỗi lần chỉ cần thay khoảng ½ lượng nước có sẵn trong bể để tránh việc môi trường nước bị thay đổi quá đột ngột khiến cây không thể thích nghi kịp.
Mặc dù các loài thực vật sống thủy sinh thường khá dễ sống và không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc nhưng không vì thế mà bạn “kệ” chúng muốn phát triển như thế nào cũng được đâu nhé. Chính vì vậy, hãy tham khảo cách chăm sóc cây thủy sinh trên đây để ứng dụng tại nhà của mình.
-> Xem thêm: Mệnh Thủy hợp cây gì? Cách lựa chọn cây hợp phong thủy mệnh Thủy nhất
Giá cây thủy sinh hiện nay
Sở thích trồng cây trong môi trường nước, đặc biệt là trồng cây trong bể cá hiện nay rất phổ biến, bởi vậy mà nhiều người thắc mắc về giá cây thủy sinh cũng như mua hạt giống cây thủy sinh ở đâu?
Nếu tham khảo một vòng thị trường bán cây thủy sinh, bạn sẽ thấy mức giá bán của từng giống cây khác nhau rất khác nhau, có thể dao động từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn, thậm chí có những giống cây quý hiếm còn có giá lên đến hàng triệu đồng.
Tùy thuộc vào sở thích cũng như ngân sách của mình mà bạn có thể chọn những loài thực vật thủy sinh khác nhau. Nếu muốn tiết kiệm tối đa thì bạn có thể tham khảo một số giống cây thủy sinh rất đẹp với mức giá chỉ dưới 20 nghìn đồng như cây Rau Má Hương, cây Ngưu Mao Chiên lùn xòe, cây Liễu mini hay cây Cỏ Đỏ…
Trên thực tế, giá cây thủy sinh hiện nay rất đa dạng. Có những loài cây rất rẻ nhưng cũng có những loài cây được bán với mức giá “trên trời”. Quan trọng nhất là bạn phải biết mình thích gì và lựa chọn được những địa chỉ mua cây uy tín với mức giá phù hợp, tương xứng nhất với giá trị của cây.
Lời kết
Cây thủy sinh là gì? Tác dụng của nó trong đời sống; cách trồng và chăm sóc các loại cây thủy sinh bạn đã rõ rồi chứ? Hỡi các tín đồ cây thủy sinh, sự đa dạng của các loài cây sống trong nước hiện nay chính là điều kiện tốt nhất để bạn thỏa mãn đam mê của mình. Một chậu cây cảnh để bàn hay một bể cá “quyến rũ” với những loài cây thủy sinh tuyệt đẹp sẽ giúp mang đến nhiều niềm vui cho bạn trong cuộc sống này.