Với những người thích học thuộc nhanh thì không còn xa lạ với sơ đồ tư duy. Tuy nhiên để lập được một sơ đồ tư duy dễ hiểu đòi hỏi đầu tư rất nhiều chất xám, cộng thêm chút khéo léo, tính nghệ thuật trong đó. Nếu đang băn khoăn không biết sơ đồ tư duy là gì? Cách trang trí sơ đồ tư duy đẹp đơn giản ra sao thì tìm hiểu ngay thông tin của NGONAZ dưới đây nhé!
Giải đáp sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy thực chất là một loại đồ thị giúp sắp xếp thông tin một cách trực quan, khoa học và dễ nhớ nhất. Thông thường, một sơ đồ tư duy xuất phát từ 1 ý tưởng chính. Sau đó các yếu tố phụ sẽ hỗ trợ xung quanh.
Trong học tập, sơ đồ tư duy sử dụng các ký hiệu, hình ảnh sinh động minh hoạ giúp các bạn ghi nhớ bài học nhanh chóng, hiệu quả. Trong công việc, sơ đồ tư duy giúp ích rất nhiều để nắm bắt, xâu chuỗi vấn đề và liên kết các đối tượng riêng lẻ.
Thay vì sử dụng 1 câu văn để mô tả, sơ đồ tư duy sử dụng hình ảnh, keyword, đường nối, mũi tên biểu thị theo quy tắc vừa thể hiện được dạng đối tượng, vừa biểu thị mối quan hệ nhiều chiều.
Các bước lập sơ đồ tư duy
Nếu đang băn khoăn không biết lập sơ đồ tư duy ra sao cho khoa học nhất thì đừng bỏ qua các bước dưới đây.
Bước 1: Xác định từ khóa
Trước tiên, hãy tập cho mình thói quen chú ý đến từ khoá. Ghi nhớ từ khoá là bạn đã nắm được toàn bộ nội dung cần truyền đạt. Bên cạnh đó, từ khoá là yếu tố không thể thiếu của sơ đồ tư duy. Bạn phải dùng từ khoá đó để lập Mindmap cho chính mình.
Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm
Bạn sử dụng 1 tờ giấy trắng không kẻ ô đặt nằm ngang. Vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Sau đó phát triển các ý xung quanh từ khoá đó. Sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích, hình ảnh hoặc chữ cho hấp dẫn hơn.
Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ
Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để nổi bật. Tiêu đề phụ có thể vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhánh phụ khác dễ toả ra hơn.
Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3,…
Bạn vẽ tiếp các nhánh cấp 2, cấp 3 tiếp theo của nhánh cấp 1 nhằm tạo sự liên kết. Lưu ý nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng sẽ làm cho sơ đồ tư duy mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ.
Chỉ sử dụng 1 từ khoá ở mỗi nhánh. Việc này giúp cho nhiều từ khoá mới và ý khác được nối thêm với từ có sẵn dễ dàng hơn.
Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa
Giờ là lúc bạn có thể để trí tưởng tượng bay bổng hơn bằng cách thêm các hình ảnh khác giúp ý quan trọng nổi bật, lưu vào trí nhớ tốt hơn.
Cách trang trí sơ đồ tư duy
Sử dụng màu sắc
Chọn màu sắc đặc biệt quan trọng giúp trang trí sơ đồ tư duy trở nên đẹp mắt hơn. Nó cũng đóng góp để mọi thứ rõ ràng, dễ đọc. Bên cạnh đó, sử dụng tone màu chính là để phân ra key chính, key phụ khoa học nhất.
Tránh làm lộn xộn sơ đồ tư duy
Trong vài trường hợp, bạn muốn chia sẻ sơ đồ tư duy của mình lên mạng. Bạn thích chúng phải bắt mắt với nhiều hình ảnh trang trí. Tuy nhiên một thiết kế đơn giản, trực tiếp sẽ truyền đạt thông tin rõ ràng hơn. Hình nền trung tính với vài màu nhấn giúp ngăn chặn thiết kế sơ đồ tư duy trở nên lộn xộn, thừa thãi.
Sử dụng độ rộng đường khác nhau
Phân cấp thị giác thực chất là tại ra các trọng lượng hình ảnh khác nhau bằng cách thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc, mật độ,… Ví dụ trong sơ đồ tư duy này, mật độ cảm nhận của hình dạng tạo 2 cấp độ phân cấp khác nhau. Đó là ý tưởng trung tâm dày và ý tưởng xung quanh nhẹ và thưa hơn.
Sử dụng các vòng tròn
Một cách khác để trang trí sơ đồ tư duy là sử dụng vòng tròn có kích thước khác nhau. Bạn đưa ra ý tưởng cấp cao vào vòng tròn lớn hơn, còn ý tưởng hỗ trợ thì trong vòng tròn nhỏ.
Sử dụng đường thẳng kép
Một cách khác giúp hệ thống phân cấp được trực quan hơn là nhân đôi các đường kết nối chính. Trong sơ đồ tư duy ở dưới thì các ý tưởng hỗ trợ được kết nối với ý tưởng trung tâm nhờ đường thẳng kép. Sau đó, ý tưởng hỗ trợ tách ra từ chứng chỉ sử dụng các đường thẳng đơn. Chỗ nào càng đậm thì càng thu hút sự chú ý của bạn.
Sử dụng các biểu tượng
Biểu tượng là những vector đồ hoạ đơn giản minh hoạ các ý tưởng. Chúng đơn giản và tiết kiệm không gian rất tốt nên phù hợp để trang trí sơ đồ tư duy.
Sử dụng bố cục dạng lưới
Muốn sơ đồ tư duy sắp xếp một cách có tổ chức thì sử dụng bố cục lưới giúp mọi thứ trở nên gọn gàng hơn rất nhiều.
Tạo một mẫu sơ đồ tư duy đối xứng
Thiết kế sơ đồ tư duy đối xứng giúp biểu đồ của bạn cân bằng, có tổ chức hơn. Hãy đặt số lượng nhánh của ý tưởng trung tâm đồng đều nhau. Bên cạnh đó, bạn có thể đính kèm một mô tả ngắn gọn về sơ đồ của bạn.
Viết từ khóa in hoa để nhấn mạnh
Để phân biệt từ khoá trọng tâm với phần còn lại, bạn sử dụng chữ in hoa cho tiêu đề. Điều này chỉ ra rằng đó là điểm chính của sơ đồ tư duy. Hoặc mọi người dùng 1 phông chữ khác nhấn mạnh từ khoá. Hãy chắc chắn phông chữ thể hiện được chủ đề và phong cách của sơ đồ tư duy.
Một số mẫu trang trí sơ đồ tư duy đẹp
Sơ đồ tư duy là một biểu diễn đồ họa của một ý tưởng hoặc vấn đề và nó có thể được sử dụng cho nhiều mục đích. Ví dụ: động não, sắp xếp các suy nghĩ và ý tưởng, và giải quyết vấn đề. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số mẫu bản đồ tư duy đẹp có thể hữu ích:
Lời kết
Trên đây là những cách trang trí sơ đồ tư duy đẹp mà bạn có thể tham khảo. Có nhiều cách khác nhau để lập sơ đồ tư duy. Một số người thích sử dụng Microsoft PowerPoint, Google Slides hoặc Apple Keynote. Những người khác thích đến trường cũ với bút và giấy. Dù bạn chọn phương pháp nào, hãy đảm bảo rằng bạn cảm thấy thoải mái với nó trước khi lập kế hoạch. Hi vọng những thông tin ở trên sẽ giúp bạn hình thành được một sơ đồ hữu ích nhất nhé!