Dù muốn gieo trồng trên diện tích hàng ngàn ha hay đôi khi chỉ là vài loài cây trong vườn thì hạt giống cực kỳ quan trọng. Một hạt giống muốn sinh trưởng tốt phụ thuộc vào nhiều bước khác nhau như lúc thu hoạch, phơi hạt giống, và đến công đoạn cuối cùng là ủ hạt giống. Có người “mát tay” chỉ ủ vài ngày là hạt đã lên đều tăm tắp. Nhưng có người chờ mãi mà hạt chẳng thể nảy, thậm chí còn bị thối. Dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn cách ủ hạt giống chuẩn nhất nhé!
Chuẩn bị trước khi ủ hạt giống
Hạt giống là đầu vào cơ bản của sản xuất bất kì loại hoa, củ, quả nào nên chất lượng của chúng cũng trở thành nhân tố quyết định thành công. Trước khi bắt tay vào học cách ủ hạt giống, bạn lưu ý những điều sau:
Phơi hạt giống
- Chủ yếu áp dụng cho hạt giống mới thu hoạch, cần phơi khô trước khi bảo quản. Hoặc hạt giống đã bị ẩm, loại bỏ được mầm bệnh và tăng khả năng hút nước của hạt giống.
- Phơi nắng khoảng 2 – 3 giờ dưới ánh nắng cho hạt giống thật khô.
Xử lý hạt giống
Xử lý hạt giống là quá trình loại bỏ mầm bệnh để đảm bảo hạt nảy mềm tốt, tránh tác hại của sâu bệnh. Có 2 phương pháp xử lý hạt là:
- Phương pháp vật lý: Ngâm hạt trong nước ấm hoặc nhiệt độ khô. Ví dụ: Hạt bắp cải ngâm trong nước ấm khoảng 45 độ C sẽ hạn chế bệnh thối đen. Hạt ớt quay trong lò vi sóng ở nhiệt độ 76 độ C sẽ diệt được virus.
- Phương pháp hóa học: Sử dụng thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu. Bạn có thể pha loãng hoặc dùng dạng bột rắc vào hạt giống. Cách này cũng rất hiệu quả để loại trừ mầm bệnh.
Cách ủ hạt giống tốt nhất
Trước tiên, bạn cần hiểu, hạt giống có tỉ lệ này mầm cao, sinh trưởng tốt hay không phụ thuộc vào chất lượng của hạt. Nếu trực tiếp gieo ra đất, chúng ta không thể loại bỏ hạt kém chất lượng, qua đó làm cho cây phát triển xen lẫn với cây giống tốt. Việc ủ hạt và chọn lựa là điều rất quan trọng.
Tiếp đến, nước và nhiệt độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ này mềm của hạt giống. Khi tiến hành ủ hạt giống, bạn nên thường xuyên theo dõi các yếu tố này.
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ thiết yếu
– Chậu ươm
Tùy thuộc vào loại rau bạn muốn trồng, diện tích, bạn có thể chọn chậu lớn hoặc chậu nhỏ, khay ươm nếu không muốn thay chậu. Nếu muốn kiểm soát độ ẩm của đất, sâu bệnh và cung cấp dinh dưỡng kịp thời thì bạn nên đặt chúng trong chậu nhỏ, khay ươm nhỏ.
– Thuốc trừ nấm
Bạn nên chuẩn bị sẵn thuốc trừ nấm vì tỷ lệ nấm bệnh trong đất khá cao nếu bạn không xử lý kỹ và tận gốc.
– Đất trồng
Một bí quyết rất hay trong cách ủ hạt giống là bạn nên trộn hỗn hợp giữa cám dừa và tro trấu (theo tỷ lệ 7:3 hoặc 100% bằng cám dừa) sẽ cho kết quả lên mầm tốt hơn gieo hạt bằng đất sạch. Tuy nhiên, cám dừa cần phải được xử lý bằng cách ngâm xả nhiều lần bằng nước sạch thì mới có hiệu quả.
Bước 2: Cách ủ hạt giống đúng quy trình
– Bạn pha nước ấm và ngâm hạt giống theo tỉ lệ 2 : 3 (2 phần nước sôi : 3 phần nước lạnh) trong khoảng 35 – 40 độ C. Chú ý: Duy trì nhiệt độ của nước là không cần thiết. Bạn có thể dùng nước từ vòi nước không quá lạnh là được. Với những giống cây khó nảy mầm như hoa hồng, nho,… thì nên pha thêm thuốc kích thích nảy mầm như Atonik với liều lượng hợp lý theo như hướng dẫn trên bao bì.
– Cho hạt giống cần ngâm vào lượng nước ấm vừa rồi, canh thời gian ngâm hạt như sau:
- Hạt có kích cỡ quá nhỏ như hoa mười giờ, cúc bất tử, bạc hà, húng chanh, xạ hương,… thì bạn không cần ngâm ủ hạt mà vẫn có thể mang gieo trồng ngay.
- Hạt có lớp vỏ mỏng như cà rốt, cà chua, cà tím, cần tây, ớt,… thì có thể ngâm trong 3 – 4 giờ.
- Hạt có lớp vỏ dày hơn như dưa hấu, dưa gang, măng tây,… thì bạn cần ngâm trong nước ấm khoảng 6 – 8 giờ.
- Hạt hành tây, hoa hồng,… là hạt cần ngâm trong khoảng 36 – 48 giờ và cần thay nước để rửa chua cho hạt mỗi ngày.
- Hạt có vỏ cứng đến rất cứng như sen, tử đằng, cherry,… thì sau khi ngâm, bạn cần xử lý bằng cách mài hoặc cắt phần vỏ cứng của hạt bỏ đi. Cắt vào phần lõm của hạt cho đến khi phần nhân bên trong lộ ra rồi mới đem ngâm.
Bước 3: Hoàn thiện cách ủ hạt giống
– Khi đã ủ hạt giống theo đúng thời gian quy định. Tiếp theo, bạn lấy tay vớt ra 1 cái rổ. Dùng rây để vớt ra cho tiện.
– Sau đó, trải khăn giấy thấm nước không mùi lên trên bề mặt phẳng rồi đổ hạt giống ra, sàn đều. Nếu không dùng khăn giấy, bạn có thể lấy bông gòn hoặc khăn mềm thay thế.
– Tiếp đến, phủ kín hạt giống rồi đặt chúng vào khu vực có bóng tối. Nhiệt độ thích hợp nhất để cho hạt nảy mầm là khoảng 20 độ C. Hãy luôn giữ độ ẩm cần thiết cho hạt giống, đừng để chúng quá khô hoặc quá sũng nước. Sau thời gian ủ là 7-30 ngày tùy vào từng giống thì hạt sẽ bắt đầu nảy mầm.
Một số lưu ý khi ủ hạt giống
– Trước tiên, bạn cần mua hạt giống ở những thương hiệu uy tín, đảm bảo hạn sử dụng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
– Khi thấy hạt có rễ mầm, bạn cần mang đi gieo trồng ngay, không nên ủ lâu sẽ làm rễ mầm mọc dài, lúc này trồng xuống đất sẽ làm dập mầm, đứt rễ.
Lời kết
Vậy là bạn đã học được đầy đủ cách ủ hạt giống chuẩn kỹ thuật nhất rồi nhé. Hi vọng thông tin trên sẽ giúp mọi người có được những hạt mầm tốt nhất, sai hoa, trĩu quả.