Tai nghe là vật bất ly thân với nhiều người giúp bạn nghe nhạc hay trò chuyện qua Zalo, Facebook hiệu quả hơn. Sau một thời gian dài sử dụng, bạn nên tìm cách vệ sinh cho tai nghe của mình trở nên sạch sẽ hơn. Nếu băn khoăn cách làm sạch tai nghe ra sao cho chuẩn, không bị hỏng thì đừng bỏ qua thông tin từ NGONAZ dưới đây nhé.
Những lợi ích của việc làm sạch tai nghe
Làm sạch tai nghe không đơn giản là giúp bạn vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các bụi bẩn ở cả bên trong lẫn bên ngoài mà còn mang đến nhiều lợi ích khác nhau.
– Giúp giảm hư hại, tăng tuổi thọ tai nghe
Người ta vẫn có câu “Của bền tại người”. Nếu vệ sinh tai nghe thường xuyên, đúng cách sẽ tránh được tình trạng bị hư hỏng. Ngoài ra còn làm tăng tuổi thọ của tai nghe, giúp bạn sử dụng chúng trong thời gian dài hơn so với bảo hành.
– Đảm bảo chất lượng âm thanh
Vệ sinh thường xuyên chắc chắn giúp bề ngoài của tai nghe trở nên mới mẻ. Điều này sẽ giúp bạn “ghi điểm” trong mắt mọi người bởi tính sạch sẽ, tỉ mỉ.
Sau một thời gian sử dụng, chất lượng âm thanh có thể xuống cấp. Vậy nên việc vệ sinh tai nghe định kì cũng là cách để giữ được chất lượng âm tốt như thuở ban đầu.
– Loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn
Tai nghe dễ bị bám bụi cũng như vi khuẩn xâm nhập cả ở bên trong lẫn bên ngoài. Thường xuyên làm công việc vệ sinh chính là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tai khỏi các bệnh viêm nhiễm khác.
Cách phân biệt một số loại tai nghe hiện nay
Tai nghe hiện nay được chia thành nhiều kiểu dáng, mẫu mã, xuất xứ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung có 3 dạng chính dưới đây:
– Tai chùm tai: Over-ear và On-ear
Đây là loại có thiết kế với 2 phần củ tai Earcup được bao bọc bởi phần đệm tai Earpad thường được làm từ xốp, mút, bao bọc bởi da. Phần này tiếp xúc nhiều với tai, dễ bị đọng mồ hôi, đồng thời phần mút đệm đầu nếu có của dòng tai này cũng thường hay bám bụi bẩn.
– Tai nghe nhét trong In-ear
Là dạng tai nhét vào ống tai với phần tiếp xúc là nút tai nghe, thường làm bằng cao su, có một số được làm từ bọt biển. Với dạng này, phần nút tai nghe dễ bị bẩn nhất cùng với phần màn loa sau nút tai nghe.
– Tai nghe Earbud
Cũng tương tự như tai nghe In-ear nhưng không nhét vào ống tai. Thay vào đó là đặt lên vành tai, điển hình có dòng AirPods 2. Dòng tai nghe này thường bị bẩn phần bề mặt tiếp xúc với tay.
Những lưu ý trước khi vệ sinh tai nghe
Trước khi học cách làm sạch tai nghe dưới đây, bạn cần lưu ý vài điều nhằm giúp cho quá trình này diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.
– Không sử dụng những chất tẩy rửa quá mạnh như acetone hay nước tẩy vì chúng sẽ làm hỏng lớp sơn, mất đi các họa tiết in trên tai nghe.
– Khi làm sạch tai nghe, hạn chế để các phần micro, lỗ thoát khí trên tai nghe bị vào nước.
– Một số dụng cụ bạn cần chuẩn bị trước bao gồm:
- Khăn khô
- Khăn ẩm
- Chất tẩy rửa nhẹ như cồn dưới 70 độ
- Xà phòng pha loãng với nước
- Bông ráy tai
- Bàn chải cũ
- Băng keo 2 mặt
Cách làm sạch tai nghe On-ear, Over-ear
– Bước 1: Trước tiên, bạn tháo phần đệm tai ra khỏi tai nghe. Sau đó dùng khăn ấm, có thể thấm nhẹ 2 – 3 giọt cồn cũng được, lau toàn bộ tai nghe. Nếu bạn không tháo được thì lau luôn phần đệm tai.
– Bước 2: Phần đệm tai bạn tháo ra, lau bằng khăn nước ấm pha với xà phòng loãng. Sau đó thì lau lại với khăn khô. Với những phần kẽ mà không lau được tới hãy thấm bông ráy tai với nước pha xà phòng rồi lau dọc những kẻ đó khoảng 2 – 3 lần.
– Bước 3: Nếu tai nghe có phần đệm đầu, vệ sinh phần đệm đầu tương tự như bước 2.
– Bước 4: Sau đó, bạn lau khô lại tất cả với khăn khô. Nếu như phần đệm tai bị thấm vào trong thì nên phơi khô trước gió để nhanh khô hơn, tuyệt đối không để dưới ánh nắng.
– Bước 5: Nếu tai nghe có dây, bạn dùng khăn ẩm bọc sợi dây rồi kéo dây dọc khăn.
– Bước 6: Cuối cùng, bạn lắp tai nghe lại là được nhé.
Cách làm sạch tai nghe In-ear
– Bước 1: Trước tiên, bạn tháo phần nút tai ra khỏi tai nghe. Sau đó lấy phần nút tai ngâm vào nước xà phòng.
Lưu ý: Nếu nút tai của bạn được làm từ Foam thì không nên ngâm xà bông mà hãy chùi sạch bằng khăn ẩm.
– Bước 2: Sau đó, bạn dùng tăm bông ẩm nhẹ nhàng lau phần màn loa. Nhớ lau nhẹ nhàng vì có thể màn loa dễ bị thủng.
– Bước 3: Nếu tai nghe có dây hãy lau dọc dây với khăn ẩm đến khi sạch.
– Bước 4: Tiếp theo, bạn rửa sạch nút tai với nước sạch. Lau khô và hong khô trước gió. Sau đó thì lắp lại nhé.
Cách làm sạch tai nghe Ear-buds
– Bước 1: Trước tiên, bạn dùng khăn ẩm lau quanh tai nghe.
– Bước 2: Tiếp theo, dùng tăm bông nhẹ nhàng lau quanh màng loa để làm sạch bụi bẩn.
– Bước 3: Nếu có dây lau dọc dây với khăn ẩm.
Cách sử dụng tai nghe sạch sẽ không bẩn
Tai nghe là một thiết bị điện tử cá nhân, thường xuyên tiếp xúc với mồ hôi, bụi bẩn và dầu từ tai. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, tai nghe sẽ bị bám bẩn, gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số cách sử dụng tai nghe sạch sẽ không bẩn:
- Vệ sinh tai nghe thường xuyên: Nên vệ sinh tai nghe ít nhất 1 lần/tuần, hoặc khi tai nghe bị bẩn.
- Sử dụng khăn mềm, sạch để lau tai nghe: Không nên sử dụng khăn thô ráp hoặc vật cứng để lau tai nghe, vì có thể làm xước bề mặt tai nghe.
- Không ngâm tai nghe trong nước: Nước có thể làm hỏng các linh kiện bên trong tai nghe.
- Để tai nghe ở nơi khô ráo, thoáng mát: Tránh để tai nghe ở nơi ẩm ướt, vì có thể gây ra hiện tượng oxy hóa.
Lời kết
Vậy là bạn đã học được cách làm sạch tai nghe với đủ kiểu dáng khác nhau. Chúc mọi người sẽ luôn có được tai nghe sạch sẽ như mới, bền và chất lượng nhất nhé.