Được mệnh danh là một trong những loài cá có thịt ngon ngọt, săn chắc nổi tiếng tại miền Tây Nam Bộ, cá chốt đã gắn bó với tuổi thơ của bao người. “Những con chốt giấy, chốt trâu, cốt chuột béo tốt, to bằng ngón chân cái đem đi kho tiêu, cho thêm tóp mỡ là ngon hết biết. Hằng ngày, người ta thả câu lúc nước đứng lớn hoặc nước đứng ròng. Khi đó nước chảy yếu, cá rất chịu ăn. Vào mùa, chỉ cần quăng vài lượt là đủ ăn cả ngày”… Nếu cũng mê đi câu cá để thư giãn và cải thiện bữa ăn cho gia đình thì bạn đừng bỏ qua cách làm mồi câu cá chốt chuẩn nhất và cách câu cá chốt dưới đây nhé.
Đặc điểm sinh học của cá chốt
Cá chốt hay cá ngạnh có tên tiếng Anh “Naked catfishes”, là loài cá da trơn thuộc họ cá lăng. Môi trường sinh sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, nước lợ của khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,… Ở nước ta, loài cá này được tìm thấy nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Bạc Liêu.
Về cấu tạo, cá chốt có đầu nhỏ, miệng tù với 4 đôi râu. Thân dẹp, ánh lên màu vàng nghệ. Trên thân chúng còn có nhiều ngạnh sắc nhọn. Nếu không may bị chích vào sẽ đau nhức ít nhất vài ngày. Đây cũng là nỗi ám ảnh với người đi câu hay đánh bắt cá ở miền Tây.
Vào ngày sa mưa, cá chốt xuất hiện dày đặc trên các kênh rạch. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để đánh bắt cá, chất lượng càng không cần bàn cãi. Cá chốt rất mập, thịt chắc ngọt, khi ăn có cảm giác béo ngậy. Người dân nơi đay thường chế biến nhiều món ăn dân dã như: cá chốt kho sả, cá chốt nấu me, cá chốt om chuối,… đều hấp dẫn.
Các loại cá chốt hiện nay
Cá chốt được chia thành rất nhiều loại khác nhau với đặc điểm hình dạng sẽ hơi khác biệt một chút. Bạn chú ý phân biệt khi mua cho chính xác nhé.
Cá chốt bông
- Cá chốt bông tên khoa học là “Pseudomystus siamensis”, hay còn được gọi “cá chốt chuột”.
- Về hình dáng: Thân trước tròn, thân sau dẹp, đầu dẹp, có 4 đôi râu, mắt hình bầu dục được da che phủ, miệng hơi tù. Chúng có màu vàng nghệ, xuất hiện nhiều vệt màu nâu đen vắt ngang qua thân và đầu.
- Địa điểm sinh sống: Ở các con sông thuộc miền Tây, thức ăn chính là ấu trùng nhỏ.
- Tính chất thịt: Thịt cá không hề tanh như những loại cá nuôi khác, thơm ngọt và chắc. Món ăn thường được chế biến là: nấu canh chua, nấu canh bông so đũa, kho sả,…
Cá chốt trứng
- Về hình dáng: Có vẻ ngoài khá giống với cá chốt truyền thống, trên lưng là dải màu sẫm chạy dọc từ đầu đến đuôi. Chúng được đánh bắt vào thời điểm nắng nóng, khi cơ thể chứa đến 90% là trứng nên rất béo và ngon.
- Tính chất thịt: Trong bụng chứa trứng vàng ươm, khi ăn có vị béo ngậy hòa với vị ngọt tự nhiên. Món ăn thường được chế biến là món kho tiêu, nấu canh,…
Cá chốt trắng
- Cá chốt trắng tên khoa học “Mystus gulio”.
- Về hình dáng: Có kích thước khá lớn so với loài cá chốt khác. Cơ thể đôi khi đạt tới 45cm, còn trung bình là 15cm. Toàn thân có màu trắng bạc.
- Đặc điểm sinh học: Chúng sống nhiều ở vùng nước ngọt, sông, suối. Thường đi theo đàn và phân bố từ châu Á sang Đông Nam Á.
Cá chốt giấy
- Cá chốt giấy tên khoa học là “Mystus wolffii”
- Về hình dáng: Có kích thước khoảng 20 – 30cm. Thân dẹp sang 1 bên, toàn thân phủ màu vàng ánh nhẹ. Riêng phần lưng và đầu có màu trắng xám. Đầu nhỏ, mắt to không bị da che phủ, miệng bầu dục. Vây có màu vàng đậm. Đặc biệt đỉnh của vây đuôi, vây mỡ, vây hậu môn có màu đen xám.
- Đặc điểm phân bố: Chủ yếu sinh sống ở khu vực Đông Nam Á như Việt Nam.
Cá chốt sọc
- Cá chốt sọc tên khoa học là “Mystus vittatus” hay có tên khác “Cá chốt trâu”
- Về hình dáng: Kích thước dài khoảng 20cm. Toàn thân ánh lên màu xám bạc, trên thân có sọc màu xanh lam, trắng, nâu kéo dài từ phần mang đến đuôi. Nhờ vẻ ngoài xinh đẹp nên có thể được làm cảnh.
- Đặc điểm phân bố: Sống ở cả môi trường nước ngọt và nước lợ, phân bố rộng rãi từ châu Á, lục địa Ấn Độ, các nước Đông Nam Á.
Khả năng sinh sản của cá chốt
Giống như nhiều loài cá da trơn khác, cá chốt là loài đẻ trứng nhưng đặc biệt hơn là đẻ trứng dính. Mùa giao phối và bắt đầu sinh sản của cá chốt bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 8. Thời điểm này nước lũ bắt đầu tràn về các tỉnh miền Tây.
Tập tính của cá chốt
Cá chốt có thể sống ở môi trường nước độ mặn từ 0 – 15‰. Do đó chúng trú ngụ trong các kênh rạch ở khu vực giáp ranh giữa nước ngọt và nước lợ. Cá chốt kết đàn đi trên sông, ngược nước lên ruộng sinh sản. Điều này giúp chúng tăng khả năng sống sót để tạo thành bầy đàn đông đúc.
Khi mới nở, cá chốt thường ăn động vật, thực vật phù du. Sau đó thì chuyển qua ăn các loài giun, ấu trùng, côn trùng, giáp xác cỡ nhỏ. Trưởng thành hơn sẽ thích ăn tôm, cá nhỏ, mùn bã hữu cơ. Một đặc điểm khác là cá lớn thích ăn xác của động vật ươn, thối.
KẾT LUẬN:
– Cá chốt có thân hình dài, 2 bên thân hơi dẹp, da trơn màu trắng bạc, trên miệng có 4 chiếc râu khá giống với cá trê.
– Cá chốt có khả năng chích nọc độc tự vệ. Khi bị chích, vết thương bị sưng và đau nhức trong 3 ngày.
– Cá chốt thường sinh sống ở nơi có trồng nhiều cây, ngã ba sông, nhiều nước xoáy.
– Cá chốt là loài ăn tạp, chúng ăn côn trùng, các loài giáp xác,…
Cách làm mồi câu cá chốt với trứng kiến vàng
Trong các loại thức ăn hấp dẫn nhất với cá chốt thì trứng kiến vàng vừa nhạy lại vừa độc đáo. Vào mùa mưa, trên các thân cây xoài, bằng lăng, bần thường có nhiều kiến vàng trú ngụ và đẻ trứng. Bạn có thể dùng 1 cây sào dài, buộc loại vợt làm bằng vải mùng vào đầu cây sào. Phá ổ của chúng và lấy trứng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Trứng kiến vàng
Các bước làm mồi câu cá chốt với trứng kiến vàng
– Bước 1: Bạn lấy trứng kiến vàng rồi móc vào mồi câu là được rồi nhé.
Cách làm mồi câu cá chốt với tôm
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Tôm tươi hoặc tôm chết đều được
Cách làm mồi câu cá chốt với tôm
– Bước 1: Trước tiên, với tôm nếu có điều kiện, bạn chọn loại tôm sống đã bóc vỏ mua ngoài chợ. Còn nếu đơn giản hơn thì mua tôm chết cắt nhỏ.
– Bước 2: Sau đó bạn chỉ cần móc chúng vào mồi câu và chờ đợi nhé.
Mồi câu cá chốt với cá
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Cá nhỏ
Cách làm mồi câu cá chốt với cá
– Bước 1: Trước tiên với cá nhỏ, bạn mua về, rửa sạch sẽ. Sau đó mang đi phơi sương qua đêm cho dậy mùi.
– Bước 2: Đến khi đi câu, bạn móc cá nhỏ vào lưỡi câu là được rồi nha.
Cách làm mồi câu cá chốt với cám tanh
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Cám tanh
- Dầu ăn
Các bước làm mồi câu cá chốt với cám tanh
– Bước 1: Trước tiên, bạn cho cám ra chậu lớn. Sau đó cho một chút dầu ăn vào trộn chung.
– Bước 2: Tiếp theo, bạn thêm chút nước vào trộn đều tay đến khi vo được thành viên lớn, đủ độ dẻo, không bị dính tay.
– Bước 3: Sau đó khi câu bạn vo thành viên rồi gắn vào lưỡi câu là được.
Cách làm mồi câu cá chốt với cám chim
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Thức ăn cho cá (có thể là cá basa)
- Cám chim (hoặc thức ăn cho chim)
- Dầu ăn
Các bước làm mồi câu cá chốt với cám chim
– Bước 1: Trước tiên, với thức ăn cho cá ở dạng viên, bạn cho vào cối giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay đều được.
– Bước 2: Tiếp theo bạn cho thức ăn trên vào bát lớn, trộn chung với cám chim và chút dầu ăn.
– Bước 3: Sau đó thì thêm từng chút nước vào nhào đến khi chúng dẻo mịn, không dính tay là được.
– Bước 4: Khi đi câu, bạn vo viên rồi gắn vào lưỡi câu, chờ cá đến đớp mồi nhé.
Cách câu cá chốt cho người mới
Có 2 cách câu cá chốt là câu bằng cần trúc và câu quăng. Câu bằng cần trúc thì quá đơn giản và quen thuộc đúng không nào. Còn câu quăng phức tạp hơn. Lươi câu được tóm vào 1 đầu của rương câu dài 30 – 40m. Mỗi lưỡi cách nhau 8cm. Đầu kia buộc 1 cây sắt hoặc đá để khi quăng, sức nặng của đá kéo rường câu thẳng ra, chìm xuống lòng rạch.
Sau khi móc mồi, người câu đứng trên cầu hay bến sông, cầm cục đá quăng rường câu ra giữa sông. Xong họ buộc đầu rường còn lại vào cây sào dài, cắm xuống nước cho chìm sát lòng rạch. Cuối cùng chờ cá đến ăn mồi là nhổ sào lên, thu hoạch.
Cách chế biến cá chích chuẩn nhất
Lưu ý vì cá chốt có những cái ngạnh siêu sắc bén nên bạn chuẩn bị thêm 1 cái kìm để bóp những cái ngạnh đó ra, đồng thời không làm rách lưới. Còn nếu đi câu phải dùng lưỡi bằng dây thép uốn tròn tự làm, không có ngạnh để câu. Nguyên nhân là bởi nếu câu bằng lưỡi có ngạnh, khi gỡ rất lâu mà có khi còn đụng phải cái vây cá chốt. Câu lưỡi trơn, khi cá dính câu chỉ cần vuốt theo sợi cước đến đầu lưỡi câu rồi lộn ngược lưỡi lại là cá chốt rớt ra, rất nhanh mà không bị chích.
Vì mình cá chốt rất trơn, khi làm cá đầu tiên phải chặt ngạnh, cắt đuôi rồi mổ bụng, loại bỏ hết phần ruột. Để nguyên phần đầu và cho vào chậu nước muối. Nếu gia đình có nuôi heo thì tận dụng thực phẩm để nấu cùng với cám và rau. Cá chốt có bộ lòng rất béo, nhiều đạm. Tuy nhiên trước đó bạn phải loại bỏ hoặc bằm nát cho hết mấy cái ngạnh rồi mới trộn chung.
Một số món ngon với cá chốt siêu hấp dẫn
Cá chốt kho tiêu và kho lá quế
Một trong những món ăn được chế biến từ cá chốt ngon nhất là cá chốt kho tiêu và kho lá quế. Thịt cá chốt ngọt béo, đậm đà thấm đẫm trong hương vị của nước sốt kho mặn cay, rắc thêm ít hạt tiêu cứ gọi là thơm nức mũi. Còn với kho lá quế, cá chốt lại sở hữu vị mặn mặn, ngon ngọt mà thấm trọn mùi hương đặc trưng của loài lá này. Nếu ăn chung với cơm trắng, chấm ít rau luộc nữa thì càng chuẩn bài luôn nhé.
Canh chua cá chốt bông so đũa
Một sự hòa quyện giữa vị ngọt tự nhiên của cá với canh chua chua, thanh thanh làm cho chúng càng trở nên đậm đà. Không quá phức tạp, bạn có thể biến tấu thành 2 món canh là canh chua cá chốt bông so đũa hoặc lá me thơm ngon, kích thích vị giác tuyệt vời.
Phần thịt cá mềm ngọt thơm quyện với cà chua, bông so đũa, đậu bắp giòn dai vừa đủ. Nước chua cay tự nhiên, rắc thêm chút rau ngò, rau thơm quá dậy mùi. Bạn có thể chấm cùng chút nước mắm với ớt nữa sẽ càng đậm đà hơn nhé.
- Cách ủ mồi câu cá chuẩn FULL cho các loại cá thông dụng
- Cách làm mồi câu cá lăng chuẩn đơn giản, siêu dính cá
- Cách làm mồi câu cá thác lác câu đảm bảo trúng luôn
Lời kết
Vậy là bạn học được cách làm mồi câu cá chốt từ nguyên liệu đơn giản, rẻ tiền, rất dễ kiếm. Thi thoảng đi câu làm một bữa cải thiện cho cả gia đình với nhiều món ăn hấp dẫn nha.