Cá chép từ lâu là một trong số những loại cá thông dụng nhất trong cuộc sống hiện nay. So với cá rô phi, cá mè thì cá chép giá cả luôn nhỉnh hơn. Hằng ngày, bạn có thể đến bất cứ chợ nào, kể cả chợ cóc (chợ nhỏ lẻ) cũng đều có thể dễ dàng tìm mua cá chép về để chế biến những món ăn ngon, bổ dưỡng cho gia đình mình. Nếu gia đình bạn hay ăn những món ngon từ cá chép đừng bỏ qua những thắc mắc: Cá chép kỵ gì nhất? Cá chép có chất dinh dưỡng gì? Ai không nên ăn cá chép? để có cách kết hợp và chế biến cá chép thơm ngon, bổ dưỡng và an toàn nhất cho sức khỏe của cả gia đình.
Nếu bạn cũng thích ăn cá chép thì hãy thường xuyên bổ sung loại cá này trong thực đơn dinh dưỡng của gia đình, không chỉ có tác dụng bồi bổ mà còn rất ngon miệng bởi thịt cá chép luôn có hương vị thơm ngon đặc trưng khác hẳn với các loại cá khác đấy. Tuy nhiên thì không phải ai cũng ăn được cá chép và không phải cách chế biến nào cũng phù hợp.
Cá chép có chất dinh dưỡng gì?
Đầu cá, thịt cá, vây cả đều là những vị thuốc quý. Cá chép có mùi vị thơm, ngon, thịt dày, béo. Cá chép là một món ăn ngon, thân thuộc với mọi gia đình nhưng không phải ai cũng hiểu hết được tác dụng thần kì của chúng. Trong thịt cá chép có những chất phải kể đến:
Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt cá chép có chứa:
- Nước: 76,31 g;
- năng lượng: 127 kcal;
- protein: 17,83 g;
- tổng chất béo: 5,6 g;
- canxi: 41 mg;
- sắt: 1,24 mg;
- magiê: 29 mg;
- phốt pho: 415 mg;
- kali: 333 mg;
- natri: 49 mg;
- kẽm: 1,48 mg;
- vitamin C: 1,6 mg;
- vitamin B1: 0,12 mg;
- vitamin B2: 0,06 mg;
- vitamin B3: 1,64 mg;
- vitamin B6: 0,19mg;
- Folate:15 µg;
- vitamin B12:1.53 µg;
- vitamin A: 30 IU;
- vitamin E: 0.63 mg;
- vitamin D: 988 IU;
- vitamin K: 0.1 µg;
- acid béo, tổng bão hòa: 1,08 g;
- acid béo, tổng không bão hòa đơn: 2,33 g;
- acid béo, tổng không bão hòa: 1,43 g;
- Cholesterol: 66 mg (nguồn: USDA).
Ai nên ăn cá chép để tốt cho sức khoẻ?
- Những người có cơ thể bị suy nhược, dễ ốm và đau yếu khi thời tiết thay đổi.
- Những người chán ăn và có tâm trạng không được tốt.
- Người vị viêm gan.
- Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ sau sinh bị thiếu sữa cho con.
- Người bị suy thận.
- Những người có cơ địa dễ bị vỡ động tĩnh mạch, tai biến mạch máu não.
- Những người có cơ thể bị đau nhức, bầm tím cục bộ.
Những ai không nên ăn cá chép?
Biết được những ai không nên ăn cá chép thì bạn cũng đã lý giải được phần nào câu trả lời cho câu hỏi cá chép kỵ gì rồi đấy nhé. Nếu bạn thuộc một trong số những trường hợp sau đây thì nên hạn chế hoặc không nên ăn cá chép:
- Người bị bệnh lupus ban đỏ.
- Người mắc bệnh hen suyễn.
- Trẻ em bị quai bị.
Bạn thấy không, trên thực tế thì những người nên ăn cá chép nhiều hơn rất nhiều so với những người không nên ăn cá chép. Điều đó chứng tỏ rằng cá chép là một loại thực phẩm rất tốt và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Chỉ có điều, bất cứ loại thực phẩm nào cũng sẽ có những kiêng kỵ nhất định, và cá chép cũng không phải là ngoại lệ.
Cua đồng rất ngon và nhiều chất nhưng cũng phải lưu ý: Cua có chất gì? Cua kỵ gì nhất?
Thực phẩm có thể kết hợp với cá chép
- Cá chép có thể kết hợp cùng táo tàu để tạo nên một món ăn bổ dưỡng giúp chữa đau đầu, cải thiện thể chất và nâng cao hương vị của món ăn.
Tham khảo ngay ->>> Táo đỏ Hàn Quốc có tác dụng gì?
- Canh cá chép bí đao là một món ăn vừa thơm ngon, thanh mát giúp giải nhiệt ngày hè tuyệt vời, lại vừa bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe.
- Đâu đỏ có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, chữa phù nề, làm tan các vết tụ máu bầm. Do đó, nếu kết hợp đậu đỏ cùng cá chép sẽ biến món ăn của bạn trở nên vô cùng tuyệt vời, đặc biệt là trong việc hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu.
Cá chép kỵ gì nhất?
Đối với các loại thực phẩm không nên kết hợp cùng cá chép, có thể kể đến cá chép không nên kết hợp với một số loại thực phẩm sau đây:
- Dưa muối: Mặc dù món cá chép om dưa rất thông dụng và được rất nhiều người yêu thích nhưng trên thực tế, các thành phần hóa học trong dưa muối khi kết hợp với chất đạm dồi dào trong cá chép sẽ có khả năng hình thành nên các hoạt chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, nếu ăn món ăn này quá nhiều sẽ có thể dẫn đến nguy cơ bị ung thư đường tiêu hóa đấy bạn nhé.
>>> Cụ thể Cá chép và Dưa muối: Cá chép sau khi ăn chung với dưa muối, muối nitrite trong rau muối kết hợp với protein trong cá chép thành nitrosamine, là một chất có khả năng gây ung thư, ăn thường xuyên sẽ rất hại cho đường tiêu hóa.
- Theo nghiên cứu của y học, nếu bạn kết hợp ăn cá chép cùng trứng gà thì giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm này sẽ bị suy giảm một cách đáng kể.
Kết luận
Mặc dù cá chép rất tốt nhưng bạn vẫn cần biết cách chế biến, kết hợp thực phẩm thì mới đảm bảo phát huy tốt nhất lợi ích của loại thực phẩm này đối với sức khỏe. Đó là lý do mà bạn cần phải nghiên cứu vấn đề: Cá chép kỵ gì nhất? Cá chép có chất dinh dưỡng gì? Ai không nên ăn cá chép? Chúc bạn luôn có những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ cá chép để chiêu đãi cả nhà nhé!