Khám phá bánh dày bao nhiêu calo? ăn nhiều bánh dày có béo tăng cân không? Từ đó người giảm cân dễ dàng để nhận định xem hàm lượng calo của loại bánh này có thực sự đáng lo ngại đối với vấn đề cân nặng hay không?
Bánh dày từ lâu là một loại bánh truyền thống được làm từ bột nếp, kẹp chính giữa là chả lụa để ăn kèm, bánh dày được bán phổ biến hiện nay, không chỉ được nhiều người dùng để ăn sáng mà còn được xem là một món bánh tuyệt vời cho các bữa ăn phụ, ăn chống đói và cung cấp thêm năng lượng thiếu hụt cho cơ thể.
Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam, cụ thể bánh dày bao nhiêu calo và những thành phần dinh dưỡng trong bánh dày này nhé!
->> Bài trước: Bánh giò bao nhiêu calo? Ăn nhiều bánh giò có béo tăng cân không?
Dinh dưỡng trong bánh dày
Như đã nói, bánh dày được làm từ gạo nếp giã nhuyễn, có thể có phần nhân đậu xanh bên trong hoặc không nhân ăn kèm với giò lụa. Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100gram bánh dày giò lụa có những thành phần dưỡng chất như: 2.8gram chất béo, 12.4gram chất đạm, 51.2gram tinh bột, 0.4gram chất xơ, 7.8gram canxi, và 0.5mg sắt cùng một số chất dinh dưỡng khác có trong gạo nếp như nước, protid, glucid, phốt pho, xenlulozo, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP…
Tác dụng của bánh dày với sức khỏe
Nhờ những thành phần dinh dưỡng như trên, bánh dày có một số công dụng hữu ích đối với sức khỏe, cụ thể như sau:
- Tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể từ các loại thực phẩm khác như trái cây, thịt nạc, rau xanh… nhờ sự hoạt động của các loại axit amin và các nguyên tố vi lượng khác.
- Cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể nhờ việc bánh dày có chứa một hàm lượng carb và protein lớn, từ đó giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đẩy nhanh tốc độ đốt cháy mỡ thừa nên rất tốt cho quá trình giảm cân.
- Tốt cho phụ nữ sau sinh bởi trong gạo nếp chứa các dưỡng chất như chất sắt giúp điều trị chứng thiếu máu, tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch và cải thiện tâm lý hiệu quả.
- Tốt cho hệ tim mạch bởi bánh dày chứa nhiều chất xơ giúp điều hòa hàm lượng cholesterol trong máu, nâng cao khả năng hoạt động của hệ tim mạch, từ đó ngăn ngừa các chứng bệnh nguy hiểm liên quan.
->> Xem thêm: Bánh AFC bao nhiêu calo? Ăn bánh AFC có béo tăng cân không?
Bánh dày bao nhiêu calo?
Khi ăn bánh dày, người ta thường ăn kèm với các loại thực phẩm khác, nếu không phải là bánh dày nhân đậu xanh thì là bánh dày chay hay bánh dày kep chả, giò lụa, thịt… Mỗi loại bánh dày như thế sẽ cung cấp một lượng calo khác nhau. Dưới đây là hàm lượng calo trong 100gram bánh dày tương ứng:
- 100gram bánh dày nhân đậu xanh vị ngọt cung cấp khoảng 200 calo.
- 100gram bánh dày chay cung cấp khoảng 180 calo.
- 100gram bánh dày kẹp giò lụa cung cấp khoảng 280 calo.
- 100gram bánh dày kẹp thịt cung cấp khoảng 320 calo.
Ăn bánh dày có béo tăng cân lên không?
Như đã phân tích trên về thông tin bánh dày bao nhiêu calo, bạn có thể thấy lượng calo mà 100gram bánh dày cung cấp cho cơ thể chỉ trong khoảng 180 – 320gram calo mà thôi. Lượng calo này thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu calo của mỗi bữa ăn (khoảng 667 calo), nên bạn hoàn toàn có thể ăn bánh dày bổ sung trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày mà không lo béo.
Tuy vậy nhưng bạn vẫn phải kiểm soát chế độ ăn uống của mình, làm thế nào để mức calo dung nạp không vượt quá mức cho phép nhé. Bạn cũng không nên ăn quá nhiều bánh dày cùng lúc hoặc ăn nhiều trong ngày bởi đồ nếp luôn khiến cho người ăn bị đầy bụng và khó tiêu.
->> Đừng bỏ qua: Chao là gì? [Chao đỏ, Chao trắng, Chao môn] và Chao làm gì ngon?
Lưu ý khi ăn bánh dày giảm cân
- Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người không nên ăn bánh dày quá nhiều, chỉ ăn 2 – 3 lần mỗi tuần và mỗi lần ăn 1 cái để thỏa mãn sở thích mà thôi. Bởi bánh dày được làm hoàn toàn từ gạo nếp nên ăn nhiều sẽ gây khó tiêu, cơ thể không thể chuyển hóa hết năng lượng được khiến cho năng lượng bị tồn động, tích tụ trong cơ thể.
- Gạo nếp là loại thực phẩm có tính ấm không tốt cho người bị dạy dày, ho khạc đờm vàng, sốt, vàng da, có vết thương hở hay người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Do đó, những đối tượng trên không nên ăn bánh dày.
- Người già, người bị bệnh, người mới ốm dậy hay đặc biệt là trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa yếu không nên ăn hoặc cần hạn chế ăn bánh dày nói riêng, cũng như các món ăn từ gạo nếp nói chung.
- Nếu muốn kiểm soát cân nặng, bạn nên ăn bánh dày chay thay vì ăn bánh dày mặn kết hợp với giò chả, thịt… Ngoài ra, khi ăn bánh dày, bạn nên kết hợp ăn thêm hoa quả, rau xanh, thậm chí là uống thêm trà để thanh lọc, giải độc và luyện tập thể dục, thể thao đều đặn nữa.
Lời kết
Giờ thì bạn đã biết bánh dày bao nhiêu calo? Ăn nhiều bánh dày có mập tăng cân không rồi. Hy vọng bạn có thể thưởng thức món bánh này mỗi ngày theo đúng cách, đủ năng lượng nhưng không dư thừa để vừa ngon miệng lại vừa đảm bảo sức khỏe và không bị tăng cân nhé.