Trong đợt dịch Covid vừa qua, sử dụng viên xông thường xuyên là một trong những cách giúp bạn khai thông đường tai mũi họng, tiêu diệt vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng. Không cần phải chuẩn bị nào lá bưởi, chanh, sả, gừng,… chỉ cần 1 – 2 viên là bạn có thể dùng cho cả nhà. Tìm hiểu ngay cách sử dụng viên xông đầy đủ, chi tiết nhất dưới đây nhé.
Tìm hiểu về xông mũi và viên xông
Xông mũi là phương pháp chữa bệnh có lịch sử hàng nghìn năm. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng một số nguyên liệu như lá chanh, bưởi, gừng, sả,… nấu chung với nồi nước. Sau đó xông cho tai mũi họng cũng như toàn thân mỗi khi trong nhà có người bị cảm, ốm.
Với sự tiến bộ của khoa học hiện nay, thay vì phải chuẩn bị đủ thứ, điều bạn cần là một viên xông tinh dầu tiện lợi. Mọi người có thể sử dụng ngay tại nhà với cách làm quá đơn giản. Thời tiết chuyển mùa ở Việt Nam khá “độc”. Việc mắc các bệnh như sổ mũi, cảm cúm dễ dàng gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Để phòng ngừa cũng như điều trị tại nhà, bạn học ngay cách sử dụng viên xông dưới đây nhé.
->> Tham khảo: Cách sử dụng BHA Obagi cho người mới bắt đầu dùng hiệu quả
Những công dụng của viên xông mũi
Không chỉ có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi hơn rất nhiều so với các loại lá xông, viên xông mũi còn giúp trị cảm cúm, giải quyết những căn bệnh khó chịu khác. Dưới đây là một số công dụng tuyệt vời khác của viên xông mũi.
Phòng ngừa viêm mũi
Sau khi sử dụng viên xông, cơ thể bạn có khả năng chống lại một số căn bệnh mãn tính như sổ mũi và nghẹt mũi khi thời tiết thay đổi.
Giúp cho giấc ngủ ngon hơn
Bạn cũng có thể sử dụng viên xông để làm liều thuốc ngâm chân. Điều này giúp bạn ngủ sâu, ngon giấc hơn mỗi đêm. Chị em cho viên xông vào nước ấm, ngâm chân trong nước này trong vòng 10 – 15 phút sẽ cho hiệu quả bất ngờ đấy.
Xông sát trùng không khí
Muốn làm sạch không khí ở nhà, nơi làm việc, bạn cũng có thể dùng 1 viên xông mũi. Với các hợp chất bên trong, chúng dễ dàng phòng chống được virus cúm và các căn bệnh nguy hiểm lây qua đường hô hấp.
Cách sử dụng viên xông mũi hiệu quả nhất
Với cách sử dụng viên xông mũi dưới đây, bạn chú ý liều lượng của nước cũng như số lượng viên xông để tránh quá liều mùi sẽ hơi nồng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 500ml nước lọc
- 1 – 2 viên xông mùi
- 1 chiếc nồi
Các bước sử dụng viên xông mũi
Bước 1: Chuẩn bị nồi xông
- Trước tiên, bạn chuẩn bị 1 chiếc nồi chứa khoảng 500ml nước. Đun sôi trong 6 – 8 phút với lửa to
- Khi nồi đã sôi thì bạn cho viên xông vào. Số lượng viên xông có thể tùy thuộc vào từng loại khác nhau.
Bước 2: Nấu viên xông
- Sau khi cho viên xông vào nồi, phần tinh dầu có trong viên xông sẽ từ từ chảy ra
- Bạn sẽ ngửi thấy mùi hương bạc hà nồng nàn. Chỉ cần đợi đến khi viên nén tan hoàn toàn trong nước là có thể bắt đầu xông.
Bước 3: Xông mũi
- Bạn đổ nồi nước vào một chiếc bát cách nhiệt là tốt nhất.
- Sau đó tìm một vị trí thật kín để xông.
- Bạn trùm 1 chiếc khăn to lên phần đầu trong khi mặt bạn phải kê sát vào chiếc tô sao cho có thể cảm thấy phần hơi nóng phát ra.
- Sau đó, bạn giữ nguyên tư thế khoảng 5 – 10 phút. Đợi khi nước xông nguội hoàn là hoàn thành cách sử dụng viên xông rồi nhé.
Cách sử dụng viên xông với máy xông mũi họng
Máy xông mũi họng có tác dụng đưa thuốc qua đường xông vào vị trí cần điều trị nhanh chóng và hiệu quả. Cơ chế hoạt động của máy xông mũi họng là chuyển thuốc từ dạng lỏng sang dạng hơi. Khi đưa thuốc trực tiếp vào đường hô hấp, bạn thấy cảm giác rất dễ chịu.
Để tăng hiệu quả với cách sử dụng viên xông, các gia đình có người già, trẻ nhỏ nên sắm thêm thiết bị hiện đại này. Chúng còn giúp vệ sinh mũi họng cho bé hay giúp cắt cơn hen với người bị bệnh hen suyễn.
– Cách sử dụng viên xông với máy xông
- Thuốc xông: Nếu dùng máy xông, bạn có thể cho 1 viên xông vào máy hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng đúng liều lượng. Sau đó thêm 1 ly nước sôi từ 200 – 250ml.
- Thời gian dùng máy xông: Thích hợp nhất là 10 – 15 phút bởi vì xông quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Lưu ý: Sau khi sử dụng cần vệ sinh máy sạch sẽ bằng cồn 90 độ để lau sạch các bộ phận như mặt nạ. Tránh lây nhiễm cho người khác.
Cách sử dụng viên xông theo các loại bệnh khác nhau
Xông trị cảm mạo, cảm cúm
- Mỗi lần xông bạn chỉ dùng 2 viên, ngày xông 1 – 2 lần.
- Bạn cho 2 viên vào nồi chứa khoảng 2 lít nước vừa sôi.
- Sau đó trùm chăn kín, xông trong 10 – 15 phút là được.
Xông sát trùng mũi họng
- Mỗi lần xông dùng 1 viên, ngày xông 1 – 2 lần.
- Bạn cho 1 viên vào ly nước chứa khoảng 300ml nước vừa sôi, đậy nắp bằng phễu giấy
- Sau đó hít vào mũi hay họng.
Lưu ý:
- Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để có được liều chính xác còn tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh.
- Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế nếu chưa có thông tin cụ thể, rõ ràng.
Các thành phần có trong viên xông
Các viên xông trên thị trường hiện nay đa số đều chứa tinh dầu và hương liệu thiên nhiên được chiết xuất từ các loại thảo mộc như:
- Menthol (Tinh chất dầu Bạc hà): Có vị cay mát với công dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho.
- Camphor (Tinh dầu Long Não): Được sử dụng để giảm các vấn đề khó chịu về hô hấp gây ra.
- Eucalyptol (Tinh chất khuynh diệp): Có công dụng hữu hiệu với các bệnh về hô hấp như viêm mũi xoang, hen suyễn,…
- Dầu lạc: Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng huyết, hóa đờm, chữa ho, viêm phế quản, viêm mũi,…
- Sorbitol: Thúc đẩy hydrat hóa các chất chứa trong ruột, kích thích tiết cholecystokinin – pancereazymin và tăng nhu động ruột nhờ tác dụng nhuận tràng thẩm thấu.
- Ngoài ra còn một số thành phần khác.
Các đối tượng sử dụng viên xông mũi
Khi sử dụng viên xông mũi, mọi người cũng cần chú ý đến đối tượng có thể áp dụng:
- Dùng cho người đau toàn thân, mệt mỏi, căng thẳng,…
- Người bị cảm cúm hoặc có dấu hiệu bị cảm cúm
- Người muốn sát trùng mũi họng
- Người muốn làm sạch không khí ở phòng ở, nơi làm việc
- Có thể xông cho phụ nữ sau sinh tăng cường sức khỏe
Một số lưu ý khi lỡ dùng viên xông quá liều
Tuy dùng quá liều viên xông rất ít xảy ra nhưng trong một số trường hợp không biết và chưa tìm hiểu kỹ thì tình huống này không hiếm.
Nếu lỡ nuốt phải viên xông
Ngay lúc này cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện để rửa và hút dạ dày trong khoảng 1 giờ.
Cho uống than hoạt hoặc thuốc nhuận tràng dạng muối như natri sulfat, pha 30g trong 250 ml nước hoặc dung dịch natri phosphate loãng. Xử trí co giật bằng thuốc tiêm chống co giật và cần nhập viện để điều trị tiếp theo.
Nếu quên liều viên xông
Khi bạn quên một liều xông, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý: Không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Một số biểu hiện của tác dụng phụ
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nóng rát vùng hầu họng.
- Toàn thân: Chóng mặt, đau đầu.
- Thần kinh: Mê sảng, rung giật cơ, co giật dạng động kinh, hôn mê.
- Hô hấp: Khó thở.
- Tiết niệu: Bí tiểu
Nếu gặp các trường hợp trên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý nhé.
Các trường hợp không được sử dụng viên xông
- Trẻ dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Nếu muốn dùng thì cần sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ.
- Người đang lái xe và vận hành máy móc.
Cách bảo quản thuốc:
- Bạn để thuốc ở nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Lời kết
Như vậy là bạn đã học được cách sử dụng viên xông đơn giản, hiệu quả nhất rồi nhé. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các chị em. Bí quyết trên đặc biệt cần thiết vào thời điểm chuyển mùa dễ bị cảm cúm hoặc bạn muốn làm sạch bầu không khí trong gia đình.