Kỹ năng nhận xét biểu đồ là một trong những kỹ năng quan trọng mà các bạn học sinh phải nắm được. Mặc dù nhìn đáp án khá là đơn giản nhưng không phải ai cũng hoàn thành câu này để đạt được điểm cao. Vậy cách nhận xét biểu đồ Địa lý như thế nào để điểm cao? Không phải để bạn đợi quá lâu, mời bạn cùng NGONAZ xem qua loạt cách nhận xét biểu đồ cột, nhận xét biểu đồ tròn, nhận xét biểu đồ đường, nhận xét biểu đồ đường chính xác.
Cách nhận xét biểu đồ cột đơn giản
Biểu đồ hình cột cũng có rất nhiều loại, mỗi loại lại có những bước khác nhau mà các bạn có thể tham khảo dưới đây:
Nhận xét biểu đồ cột đơn (chỉ có một yếu tố)
Bước 1: Bạn nhìn vào biểu đồ và trả lời theo câu hỏi từ năm đầu tiên đến năm cuối cùng trong bảng số liệu xem con số tăng hay giảm. Tiếp tục đi tìm tiếp câu trả lời, nếu tăng là tăng bao nhiêu, giảm là giảm bao nhiêu.
Bạn có thể tính bằng cách lấy con số liệu của năm cuối cùng trừ cho số liệu của năm đầu tiên hoặc cũng có thể chia cũng được.
Bước 2: Bạn trả lời cho câu hỏi số liệu từ năm đầu tiên đến năm cuối cùng có tăng liên tục hoặc giảm liên tục không. Nếu không liên tục thì không liên tục ở năm nào.
Bước 3: Trường hợp từ năm đầu đến năm cuối số liệu tăng hoặc giảm liên tục thì cho biết giai đoạn từ năm nào đến năm nào là tăng nhanh (giảm nhanh) hoặc tăng chậm (giảm chậm).
Nhận xét biểu đồ cột đôi, ba,… (có từ 2 cột trở lên)
Bước 1: Bạn nhận xét theo xu hướng chung.
Bước 2: Nhận xét theo từng cột
Bước 3: Có thể so sánh giữa các cột, tìm yếu tố hay nội dung liên quan giữa các cột.
Bước 4: Nên thêm một số nội dung giải thích, kết luận cụ thể.
Nhận xét biểu đồ cột là các nước, các vùng,..
Bước 1: Nhận xét chung về bảng số liệu nói lên nội dung gì.
Bước 2: Xếp hạng các tiêu chí như cao nhất, cao thứ hai, thấp nhất,… một cách chi tiết.
Bước 3: So sánh giữa cái cao nhất, cái thấp nhất; so sánh giữa nội dung về đồng bằng và đồng bằng; so sánh giữa miền núi và miền núi.
Bước 4: Thêm nội dung về kết luận và giải thích cho nội dung vừa nói trên.
Nhận xét biểu đồ cột là lượng mưa (nhận xét biểu đồ khí hậu)
Bước 1: Trả lời cho câu hỏi mưa tập trung vào mùa nào? Lượng mưa giữa cách tháng có đều nhau hay không, lượng mưa ở mỗi khu vực như thế nào?
Bước 2: Cộng lượng mưa của các tháng trong năm, có được lượng mưa của năm và đánh giá tổng lượng mưa đó như thế nào.
Bước 3: Trả lời được cho câu hỏi lượng mưa nhiều nhất rơi vào tháng nào, lượng mưa ở tháng nhiều nhất là bao nhiêu; lượng mưa ít nhất rơi vào tháng nào, lượng mưa ở tháng ít nhất là bao nhiêu.
Bước 4: Thực hiện so sánh lượng mưa giữa tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất để thấy con số chênh lệch.
Bước 5: Dựa vào lựa mưa, đánh giá được biểu đồ mưa thể hiện vị trí đó thuộc vào khí hậu nào.
- Cách vẽ biểu đồ đường đơn giản bằng hướng dẫn chi tiết chuẩn chỉnh
- Cách vẽ biểu đồ cột [cách vẽ biểu đồ cột chồng] đơn giản, không sợ sai
- Cách vẽ biểu đồ tròn bằng đơn giản đẹp bằng các bước cơ bản nhất
Cách nhận xét biểu đồ đường (đồ thị)
Nhận xét biểu đồ đường thể hiện 1 đối tượng
Bước 1: Bạn xem số liệu ở năm đầu và năm cuối, trả lời cho câu hỏi số liệu đó tăng hay là giảm, trường hợp tăng là tăng bao nhiêu, giảm là giảm bao nhiêu.
Bước 2: Chỉ rõ số liệu đó tăng hay giảm liên tục không, giai đoạn nào là nhanh, giai đoạn nào là chậm. Trường hợp số liệu tăng hay giảm không liên tục thì cần chỉ rõ đó là năm nào.
Bước 3: Nếu một vài nội dung để giải thích cho việc năm không liên tục đó.
Nhận xét biểu đồ đường có 2 đường trở lên
Bước 1: Nhìn vào từng đường một và nhận xét từng đường theo hướng dẫn trên.
Bước 2: So sánh kết quả giữa các đường, tìm mối liên hệ và giao nhau giữa các đường.
Bước 3: Đưa ra kết luận cuối và giải thích.
Cách nhận xét biểu đồ tròn
Nhận xét biểu đồ hình tròn có 1 vòng tròn
Bước 1: Có nhận định về cơ cấu tổng quát các nội dung trong vòng tròn đó. Bạn có thể trực tiếp trả lời câu hỏi cái nào chiếm lớn nhất, cái nào nhì, cái nào ba,…
Bước 2: So sánh giữa các nội dung đó gấp nhau mấy lần hay kém nhau bao nhiêu %.
Bước 3: So sánh yếu tố chiếm % lớn nhất so với 100% như thế nào.
Đặc biệt, khi nhận xét biểu đồ hình tròn có 1 vòng tròn thì bạn cần ghi rõ là tỉ trọng, nếu không thì nội dung sẽ bị sai.
Ví dụ như xét về tỉ trọng ngành công nghiệp giảm. Nếu viết ngành công nghiệp giảm sẽ là sai.
Nhận xét biểu đồ tròn có 2 hình tròn trở lại (tức là 2, 3 hình tròn)
Bước 1: Đưa ra nhận xét chung, nhìn vào tổng thể các nội dung tăng giảm như thế nào.
Bước 2: Có thể nhận xét các nội dung tăng trước hoặc giảm trước, xem có liên tục hay không (nếu có 3 vòng tròn trở lên) và tăng giảm như thế nào.
Bước 3: Nhận xét
- Nhận xét về các yếu tố trong từng năm theo thứ tự nhất, nhì, ba.
- Đưa ra kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố đó.
- Giải thích vấn đề.
Cách nhận xét biểu đồ miền
Cách nhận xét biểu đồ miền:
Bước 1: Nhìn vào biểu đồ và nhận xét chung về tổng thể, đánh giá xu hướng chung của số liệu như thế nào.
Bước 2: Nhận xét về hàng ngang trước:
- Xem theo thời gian và nhận xét từng yếu tố tăng hay giảm, tăng (giảm) như thế nào, tăng (giảm) con số bao nhiêu.
- So sánh các mức chênh lệch giữa từng yếu tố với nhau.
Bước 3: Nhận xét theo hàng dòng. Sắp xếp thứ hạng các yếu tố trong biểu đồ theo vị trí nhất, nhì và ba xem thứ hạng nó có thay đổi không.
Bước 4: Đưa ra tổng kết nội dung và giải thích kèm.
Cách nhận xét biểu đồ kết hợp với đường
Cách nhận xét biểu đồ kết hợp với đường:
Bước 1: Nhìn vào biểu đồ tổng thể và đưa ra nhận xét chung nhất.
Bước 2: Nhận xét từng đối tượng có trong biểu đồ xem sự tăng giảm như thế nào, có liên tục hay là không.
Bước 3: Nhận xét qua các mốc theo năm để xem sự tăng giảm như thế nào.
Bước 4: Tìm mối liên hệ giữa các đối tượng trong biểu đồ.
Bước 5: Đưa ra kết luận và giải thích.
> Xem thêm: Bản đồ sao là gì? Bản đồ sao cá nhân, Cung hoàng đạo, Cặp đôi
Kết luận
Vừa trên, đội ngũ biên tập viên đã tổng hợp hướng dẫn đến bạn cách nhận xét biểu đồ môn thi Địa lý như: Nhận xét biểu đồ cột, nhận xét biểu đồ tròn, nhận xét biểu đồ đường chính xác, đơn giản và chi tiết nhất. Chúng tôi hy vọng rằng, với những chia sẻ đó, bạn sẽ có những mẹo học tập riêng cho mình để có thể trang bị tốt kỹ năng nhận xét biểu đồ. Chúc bạn hoàn thành bài kiểm tra, bài thi của mình với điểm cao nhé!