Ngay từ chương trình lớp 4, lớp 5 học sinh đã được làm quen với các loại từ trong tiếng Việt. Điển hình trong số đó có thể nhắc đến tính từ. Nhằm giúp các bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh có thêm kiến thức chắc chắn, giải được bài tập,… mời bạn cùng NGONAZ khám phá xem tính từ là gì và luyện tập thêm nhiều bài tập về tính từ lớp 4, lớp 5 nhé!
Trong bài học về Luyện từ và câu lớp 4 có nội dung về tính từ, khái niệm tính từ. Bạn có thể tham khảo trực tiếp trong sách giáo khoa một lần nữa. Hoặc để thuận tiện hơn thì theo dõi nội dung bên dưới mà chúng tôi đã kịp tổng hợp.
Tính từ trong tiếng Việt nghĩa là gì?
Tính từ là những từ dùng để miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,…
Để chi tiết hơn, bạn có thể hiểu rằng tính từ chính là những từ được sử dụng để miêu tả về trạng thái, màu sắc, hình dáng của con người, của sự vật hay của hiện tượng thiên nhiên.
Bên cạnh đó, tính từ còn là những từ được dùng để miêu tả cảm xúc hay tâm trạng của sự vật và con người.
Trong tiếng Việt thì tính từ thường mang tính gợi hình, gợi cảm cho cả người viết, người nói. Thông qua đó, nó giúp truyền đạt đi các nội dung, ý nghĩa và thông điệp đến người đọc, người nghe.
Đồng thời, tính từ ra đời còn giúp bổ nghĩa cho đại từ, cho danh từ và cả liên động từ.
Một số ví dụ cụ thể về tính từ:
- Ví dụ về tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, hồng, cam, vàng,…
- Ví dụ về tính từ chỉ trạng thái: giận dữ, hạnh phúc, vui vẻ, buồn,…
- Ví dụ về tính từ chỉ hình dáng: lùn, cao, mập, ốm,…
Tính từ là gì trong tiếng Anh?
Trong tiếng Anh, tính từ là Adjective. Viết tắt của tính từ trong tiếng Anh là adj.
Tính từ trong tiếng Anh cũng là một dạng từ loại được dùng để chỉ tính chất của sự vật, của sự việc hay hiện tượng.
Ví dụ về tính từ trong tiếng Anh như: careful, comfortable, serious, interested, national,…
Để nhận biết được tính từ trong tiếng Anh bạn có thể chú ý các hậu tố của nó như:
- fuk
- ive
- able
- ous
- cult
- ish
- ed
- y
- al
Phân loại tính từ trong tiếng Việt
Có nhiều cách để phân loại tính từ trong tiếng Việt. Tùy thuộc vào đặc điểm cũng như cách nhận biết khác nhau mà tính từ sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau.
Theo như chương trình học lớp 4 thì các bạn học sinh sẽ được giảng dạy chia tính từ thành các loại như sau:
- Tính từ chỉ đặc điểm
- Tính từ chỉ chất
- Tính từ chỉ trạng thái
- Tính từ tự thân
- Tính từ không tự thân
Tính từ chỉ đặc điểm
Tính từ chỉ đặc điểm là loại tính từ phổ biến nhất hiện nay. Có thể nói đây là một trong những loại tính từ đa dạng, được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp.
Tính từ chỉ đặc điểm được sử dụng để biểu thị cho đặc điểm của một sự vật, một hiện tượng vốn có của nó. Cụ thể như là đồ vật, con vật, cây cối, con người; hay đó có thể là bất kỳ sự vật nào có thể so sánh chất lượng được.
Dấu hiệu nhận biết tính từ chỉ đặc điểm:
- Tính từ chỉ đặc điểm là tính từ miêu tả những đặc điểm bên ngoài. Những đặc điểm này bạn có thể tự quan sát, cảm nhận được thông qua các giác quan. Ví dụ như mập, ốm, đen, trắng, sâu, nông,…
- Tính từ chỉ đặc điểm là những tính từ chỉ đặc điểm về mặt tính cách, cảm xúc, tâm lý con người hay độ bền, giá trị của một đồ vật nào đó. Ví dụ như sơ sài, bền, thật thà, bền bỉ, chăm chỉ,…
Tính từ chỉ chất
Tính từ chỉ chất là những tính từ dùng để miêu tả đặc điểm từ bên trong. Những đặc điểm này con người không thể sử dụng các giác quan để cảm nhận được; tuy nhiên bạn có thể suy luận ra.
Tính từ chỉ chất thường là mọi người viết hay nói về những biểu thị đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng, con người nào đó.
Dấu hiệu nhận biết tính từ chỉ chất:
Bạn có thể nhận biết tính từ chỉ chất thông qua hình dáng ở bên ngoài, kiến thức về chúng mà mọi người có được để tổng hợp, phân tích, đưa ra kết luận về chất lượng ở bên trong.
Ví dụ về tính từ chỉ chất: tốt, xấu, ngoan, hư, sâu sắc, nông cạn,…
Tính từ chỉ trạng thái
Tính từ chỉ trạng thái là loại tính từ nói về trạng thái tự nhiên hay tạm thời của con người, của sự vật và tồn tại ở một thời điểm nhất định.
Tính từ chỉ trạng thái còn chỉ về sự thay đổi trạng thái của một sự vật, sự việc hay con người trong thời gian thực có thể quan sát được bằng mắt.
Ví dụ về tính từ chỉ trạng thái: bất tỉnh, yên tĩnh, mê man, hôn mê,…
Tính từ tự thân
Tính từ tự thân là loại tính từ dù đứng một mình thì người đọc hay viết vẫn biết đó là tính từ. Nó không cần sự bổ trợ hay hỗ trợ từ những từ khác.
Cùng với đó, tính từ tự thân thường được sử dụng để mô tả các đặc điểm về hình dáng, màu sắc, mùi vị, kích thước,… của sự vật, hiện tượng cụ thể.
Ví dụ về tính từ tự thân: cay, ngọt, chua, thẳng, vuông, tốt, nhanh, xa, gần,…
Tính từ không tự thân
Tính từ không tự thân là một loại tính từ mà bản chất của nó không phải là tính từ. Tuy nhiên, khi được sử dụng thì nó được chuyển nghĩa sang như một tính từ.
Chúng được “công nhận” là tính từ khi nó được kết hợp với danh từ, động từ. Và khi đứng riêng một mình thì nó không còn là tính từ.
Ví dụ: rất Quang Dũng.
Chức năng của tính từ là gì?
Tính từ đảm nhận nhiều chức năng trong câu. Cụ thể, chức năng tính từ là tính từ vị ngữ và tính từ thuộc ngữ. Chi tiết:
Tính từ vị ngữ |
Tính từ thuộc ngữ |
Tính từ vị ngữ đứng liền trước danh từ hoặc đại từ. | Tính từ thuộc ngữ là tính từ đứng sau danh từ mà chúng bổ nghĩa và liên kết với danh từ đó bằng một liên động từ. Tính từ luôn nằm ở vị trí vị ngữ trong câu. |
Cùng với đó, bạn có thể tham khảo thêm các chức năng khác của tính từ:
- Tính từ có chức năng giải thích nghĩa cho câu khi kết hợp với động từ, danh từ hay nhiều loại từ khác.
- Tính từ có chức năng làm bổ ngữ hay chủ ngữ trong một câu đơn.
- Tính từ cũng có tác dụng làm chủ ngữ để bổ sung cho danh từ, hay tính từ làm chủ nghữ cho chính câu đứng trước.
- Tính từ có chức năng tăng giá trị nghệ thuật, tính gợi hình và gợi cảm cho câu.
- Tính từ cũng có chức năng giúp người viết, người đọc hình dung một cách rõ nét hơn các đặc điểm về cảm xúc, màu sắc, tính chất của sự vật, sự việc trong văn bản.
Lưu ý khi về tính từ trong tiếng Việt
Tính từ không phải là loại từ khó, tuy nhiên với các bé học sinh Tiểu học thì việc hiểu tính từ là gì, làm bài tập về tính từ,… vẫn có thể mắc một số lỗi cơ bản như sau:
- Không hiểu tính từ là gì, không hiểu được bản chất dấu hiệu về tính từ nên làm sai bài tập.
- Trong quá trình làm bài tập, học ính không hiểu được nghĩa của từ để bổ sung nghĩa cho từ nào. Điển hình như các loại tính từ thuộc loại tính từ không tự thân.
- Không phân biệt được tính từ và các dạng từ khác như động từ hay danh từ.
Bài tập về tính từ có đáp án
Bài tập 1 Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 4 tập 1
Câu hỏi:
Tìm tính từ trong các đoạn văn đã cho (SGK Trang 111)
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng, ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng. (Theo Võ Nguyên Giáp)
b) Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh. (Bùi Hiển)
Hướng dẫn giải: Tính từ trong các câu a, b là:
- Tính từ trong câu a: gầy gò cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
- Tính từ trong câu b: quang, sạch, bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh.
Bài tập 2 Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 4 tập 1
Câu hỏi:
Hãy viết một câu có dùng tính từ
a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.
b) Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi,…)
Hướng dẫn giải:
Câu a: Ông nội mới bị bệnh một tuần nhưng da dẻ đã xanh xao.
Câu b: Núi cao vời vợi.
Bài tập 3:
Câu hỏi: Đặt 5 câu có sử dụng tính từ, cụm tính từ
Hướng dẫn giải:
- Lan có chiếc áo mới rất dễ thương.
- Tôi bị mê hoặc bởi vườn hoa rực rỡ màu hồng.
- Trời nắng chói mắt.
- Bờ biển xanh rất êm.
- Hôm nay tôi rất vui vì được cô giáo khen.
Bài tập 4:
Câu hỏi:
Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Hướng dẫn giải:
Trong cụm từ “đi lại vẫn nhanh nhẹn” thì từ nhanh nhẹ bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
Bài tập 5:
Câu hỏi: Tìm những tính từ dùng để chỉ tính chất của sự vật trong đoạn văn sau:
Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.
Hướng dẫn giải:
Những tính từ chỉ tính chất của sự vật trong đoạn văn trên là:
- nhỏ xinh
- màu xanh
- nâu
- vàng
- trắng
- giàu
Những lỗi sai khi dùng tính từ trong tiếng Việt
Khi sử dụng tính từ trong tiếng Việt, có một số lỗi sai thường gặp mà người ta có thể mắc phải. Dưới đây là một số lỗi sai phổ biến và cách tránh chúng:
Lỗi sai về vị trí tính từ: Trong tiếng Việt, tính từ thường đứng sau danh từ mà nó mô tả. Một lỗi phổ biến là đặt tính từ trước danh từ, làm mất đi tính chất ngữ nghĩa của câu. Ví dụ: “Cây xanh đẹp” (đúng) thay vì “Đẹp cây xanh” (sai).
Lỗi sai về số và giới tính: Tính từ phải phù hợp với số và giới tính của danh từ mà nó mô tả. Ví dụ: “Cô gái xinh” (đúng) thay vì “Cô gái xin” (sai). Tương tự, “Những chàng trai đẹp” (đúng) thay vì “Những chàng trai đẹps” (sai).
Lỗi sai về hình thức tính từ: Tính từ trong tiếng Việt có thể thay đổi hình thức để phù hợp với vị trí và vai trò trong câu. Một lỗi phổ biến là không chính xác về hình thức tính từ. Ví dụ: “Cô gái làm việc chăm” (đúng) thay vì “Cô gái làm việc chăm chăm” (sai).
Lỗi sai về sự phù hợp ngữ cảnh: Một tính từ có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau và sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau. Tuy nhiên, một lỗi thường gặp là sử dụng tính từ không phù hợp với ngữ cảnh. Ví dụ: “Cái bàn này nặng” (đúng trong ngữ cảnh nói về trọng lượng của bàn) thay vì “Cái bàn này khó khăn” (sai trong ngữ cảnh nói về trọng lượng của bàn).
Vừa rồi, Ngonaz đã kịp thời tổng hợp đến bạn kiến thức chi tiết xoay quanh nội dung tính từ là gì, cách sử dụng và những lỗi khi mắc phải. Qua đó, chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể áp dụng linh hoạt nội dung về kiến thức để làm các dạng bài tập về tính từ.