Khối C13 với nhiều thí sinh đây là một khối thi khá mới mẻ, thậm chí nhiều bạn còn chưa từng nghe qua đến khối thi này. Việc lăn tăn chọn khối thi là điều hết sức dễ hiểu vì các em học sinh chưa hiểu hết nhiều thứ liên quan. Vậy Khối C13 gồm môn thi nào? những ngành nào? Trường nào xét khối C13? Sinh viên học xong ra trường làm công việc gì tốt? hãy cùng NGONAZ (ngonaz.com) tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Khối C13 gồm môn thi nào?
Khối C13 gồm tổ hợp 3 môn: Ngữ Văn – Sinh học – Địa lý
Hình thức thi và thời gian thi của ba môn thi như sau:
- Môn Ngữ Văn: hình thức thi tự luận với thời gian 120 phút bài thi gồm 2 phần phần đọc hiểu (3 điểm), phần làm văn (7 điểm) với 2 câu: câu nghị luận xã hội (2 điểm) và câu nghị luận văn học (5 điểm).
- Môn Sinh học: hình thức thi trắc nghiệp và thời gian thi là 50 phút, với số lượng 50 câu hỏi.
- Môn Địa lý:hình thức thi trắc nghiệp và thời gian thi là 50 phút, với số lượng 50 câu hỏi.
Khối C13 gồm những ngành nào?
Khối C13 hiện nay có số lượng ngành xét tuyển khá hạn chế, dưới đây là danh sách các ngành xét khối C13, cụ thể:
Tên ngành | Mã ngành |
Nông nghiệp | 7620101 |
Giáo dục Tiểu học | 7140202 |
Quản trị Kinh Doanh | 7340101 |
Trường nào xét tuyển khối C13?
Khối C13 là một khối thi mới nên có ít ngành và trường xét tuyển. Hiện nay trên cả nước chỉ có 3 trường đại học xét tuyển khối thi này, đó là:
STT | Mã trường | Tên trường |
1 | DQB | Đại học Quảng Bình |
2 | TQU | Đại học Tân Trào |
3 | TKG | Đại học Kiên Giang |
Học khối C13 ra trường làm gì?
Đối với ngành Nông nghiệp
Hiện nay ngành nông nghiệp ở nước ta đã và đang phát triển theo hướng công nghệ cao, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Nhà nước luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao, tạo nhiều điều kiện và việc làm cho ngành nông nghiệp có cơ hội phát triển. Sinh viên tốt nghiệp ngành nông nghiệp có thể đảm nhận các vị trí:
- Nghiên cứu viên, Kỹ sư nông nghiệp
- Làm chủ trang trại
- Quản lý dây chuyền kinh doanh: môi giới sản phẩm giữa người tiêu dùng và người sản xuất.
- Kinh doanh, phân phối, cung ứng các sản phẩm nông nghiệp
- Tư vấn và cố vấn viên
- Giảng viên lĩnh vực nông nghiệp
Đối với ngành Giáo dục Tiểu học
Các sinh viên theo ngành Giáo dục Tiểu học sẽ được đào tạo các kỹ năng, kiến thức và phẩm chất nghề nghiệp để tham gia giảng dạy các môn học cho học sinh Tiểu học. Sau khi hoàn thành chương trình học các vị trí bạn có thể đảm nhận:
- Giáo viên ở các trường Tiểu học trên khắp cả nước
- Làm cán bộ quản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục
- Tham gia nghiên cứu ở các viện và trung tâm nghiên cứu về phát triển giáo dục
- Làm chuyên viên ở các tổ chức phi chính phủ liên quan đến giáo dục
- Tham gia công tác tại các bộ phận cao trong khối ngành giáo dục và trở thành cán bộ nòng cốt sau này. Đây là lựa chọn rất hấp dẫn nếu bạn học lên cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư,…
Đối với ngành Quản trị Kinh doanh
Quản trị kinh doanh là ngành học tương đối rộng, nên sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau tại các tập đoàn, công ty doanh nghiệp như:
Tại phòng Kinh doanh
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh
- Nhân viên kinh doanh
- Trợ lý kinh doanh (sale admin)
- Nhân viên phát triển thị trường
- Trưởng phòng kinh doanh
- Giám sát kinh doanh (sale supervisor)
- Quản lý kinh doanh khu vực (sale area manager)
- Quản lý kinh doanh vùng (Regional sale manager)
- Giám đốc kinh doanh (sale director)
- Giám đốc nhãn hàng…
Tại phòng Marketing
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch marketing
- Chuyên viên tổ chức sự kiện
- Chuyên viên Quản trị các kênh truyền thông: Mạng xã hội, Website, TMĐT,…
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
- Nhân viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng
- Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing
- Trưởng/phó phòng kinh doanh, phòng Marketing
- Giám đốc Marketing
Tại phòng Sale
- Chuyên viên sale
- Chuyên viên bán hàng trực tiếp
- Nhân viên trưng bày
- Trưởng phòng trưng bày
Tại phòng quản lý nhân sự
- Chuyên viên đào tạo và quản lý nhân lực
- Chuyên viên tuyển dụng
- Trưởng hoặc Phó phòng nhân sự
- Giám đốc nhân sự,…
Ngoài ra, tuỳ vào định hướng của bản thân cũng như các cơ hội công việc, bạn còn có thể trở thành chuyên viên nhân sự hoặc làm các công việc quản lý hành chính. Bạn có thể tham khảo thêm top việc làm ngành nhà hàng, khách sạn để nếu yêu thích lĩnh vực này cũng có thể ứng tuyển dễ dàng.
Mức lương trung bình khối C13 sau khi ra trường?
Ngành Nông nghiệp
- Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, mức lương trung bình sẽ dao động từ khoảng 8 – 11 triệu đồng/tháng phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp lớn nhỏ.
- Đối với người đã có kinh nghiệm mức lương phổ biến sẽ từ 15 – 18 triệu đồng/tháng.
Ngành Giáo dục Tiểu học
Có hai trường hợp là giáo viên dạy tại trường công lập và giáo viên dạy tại trường dân lập.
- Đối với giáo viên mới ra trường đỗ viên chức và làm việc tại các trường công lập mức lương cơ bản họ nhận được sẽ là: 3.486.600 đồng/ tháng
- Đối với giáo viên mới ra trường dạy hợp đồng tại các trường dân lập thì mức lương sẽ được trả theo thỏa thuận với nhà trường trước đó. Tuy nhiên mức lương không được thấp hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng theo quy định của nhà nước.
Ngành Quản trị Kinh doanh
Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh sẽ được quyết định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như:
Dựa vào kinh nghiệm
Ngành quản trị kinh doanh bao gồm nhiều vị trí khác nhau nên mức lương của mỗi công việc cũng có sự chênh lệch.Mức thu nhập dành cho các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp khoảng 3 – 4 triệu đồng/tháng. Những người có 1-2 năm kinh nghiệm trong ngành quản trị kinh doanh mức lương sẽ giao động từ 5 – 8 triệu đồng/tháng. Và người có trên 2 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 8 – 15 triệu đồng/tháng.
Dựa vào vị trí công việc
Xác định mức lương của ngành quản trị kinh doanh còn phụ thuộc vào vị trí làm việc của từng người. Dưới đây là mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh ở từng vị trí:
- Giám đốc: sẽ có mức lương trung bình khoảng 20 triệu đồng/tháng, mức lương của giám đốc có thể thay đổi tuỳ vào lợi nhuận doanh nghiệp từng tháng.
- Trưởng phòng: mức thu nhập của vị trí trưởng phòng dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên: 8 – 15 triệu đồng/tháng sẽ là mức lương cho các bạn làm ở vị trí chuyên viên.
- Nhân viên kinh doanh: nhân viên kinh doanh có mức thu nhập trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/tháng và còn được hưởng thêm các khoản tiền hoa hồng nếu có số lượng bán hàng tốt.
- Nhân viên thử việc: với các bạn mới tốt nghiệp và trong quá trình thử việc, mức lương được chi trả thấp chỉ từ 3 – 4 triệu đồng/tháng.
Lời kết
Bài viết trên đây cung cấp thông tin bổ ích về Khối C13 gồm môn thi nào? Khối C13 gồm những ngành nào? Trường nào xét khối C13. Để cập nhật những thông tin tuyển sinh mới nhất đừng quên theo dõi chúng tôi. Chúc các bạn thí sinh có một mùa thi gặt hái nhiều kết quả tốt!