Hiện nay, Việt Nam đã chuyển đổi sang hệ thống tuyển sinh đại học mới, gọi là hệ thống tuyển sinh đại học Quốc gia thông qua kỳ thi THPT Quốc gia. Nhằm tạo điều kiện mở ra nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề cho các bạn học sinh từ năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung thêm nhiều khối thi mới bên cạnh các khối thi truyền thống. Khối C15 là một trong những khối thi mở rộng từ khối C00 (truyền thống), đây là khối thi còn khá mới mẻ với các thí sinh cũng như các bậc phụ huynh. Vì thế trong bài viết Khối C15 gồm môn thi nào? Khối C15 gồm những ngành nào? Trường nào xét khối C15? Điểm chuẩn hiện nay của khối này là bao nhiêu? Họ xong ra trường làm ngành nghề gì? NGONAZ (ngonaz.com) sẽ gửi tới bạn những thông tin đầy đủ, chính xác nhất liên quan tới khối thi này.
Khối C15 gồm môn thi nào?
Khối C15 là tổ hợp gồm 3 môn
- Toán
- Văn
- Khoa học Xã hội
Tổ hợp xét tuyển này hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, bởi rất phù hợp với các thí sinh có học lực đều ở tất cả các môn Khoa học Xã hội không có thế mạnh tập trung vào một môn học nhất định.
Khối C15 gồm những ngành nào?
Nhiều thí sinh lo ngại khối C15 còn khá mới như vậy sẽ có ít ngành xét tuyển. Điều này thì các bạn có thể yên tâm nhé, khối C15 có số lượng ngành xét tuyển rất đa dạng có thể kể đến các nhóm ngành sau:
Nhóm ngành Sư phạm
Giáo dục học |
Giáo dục Tiểu học |
Giáo dục Đặc biệt |
Giáo dục Chính trị |
Sư phạm Toán |
Sư phạm Ngữ văn |
Sư phạm Lịch sử |
Sư phạm Khoa học tự nhiên |
Nhóm ngành Nhân văn
Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam |
Ngôn ngữ Trung Quốc |
Triết học |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Lịch sử |
Văn học |
Văn hoá học |
Quản lý văn hoá |
Nhóm ngành Khoa học Xã hội và Hành vi
Kinh tế |
Chính trị học |
Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước |
Quản lý nhà nước |
Quan hệ quốc tế |
Xã hội học |
Việt Nam học |
Nhóm ngành Báo chí và Thông tin
Truyền thông đa phương tiện |
Truyền thông đại chúng |
Công nghệ truyền thông |
Thông tin – thư viện |
Xuất bản |
Nhóm ngành Kinh tế và Quản trị
Quản trị kinh doanh | Kế toán |
Marketing | Quản lý công |
Kinh doanh thương mại | Quản trị nhân lực |
Thương mại điện tử | Quản trị văn phòng |
Tài chính – Ngân hàng | Kiểm toán |
Nhóm ngành Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân
Du lịch |
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
Quản trị khách sạn |
Nhóm ngành khác
Luật |
Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng |
Kinh tế nông nghiệp |
Công tác xã hội |
Quản lý tài nguyên và môi trường |
Trường nào xét khối C15?
Dưới đây là tổng hợp danh sách các trường xét khối C15 trên toàn quốc hiện nay:
Khu vực miền Bắc
STT | Trường |
1 | Đại Học Lâm Nghiệp ( Cơ sở 1 ) |
2 | Đại Học Hải Phòng |
3 | Đại Học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội |
Khu vực miền Trung
STT | Trường |
1 | Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế |
2 | Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa |
3 | Đại Học Đông Á |
4 | Đại Học Dân Lập Duy Tân |
5 | Đại Học Đà Lạt |
Khu vực miền Nam
STT | Trường |
1 | Đại Học Sư Phạm TPHCM |
2 | Đại học Thủ Dầu Một |
3 | Đại Học An Giang |
Học khối C15 ra trường làm gì?
Khi lựa chọn bất kỳ một ngành nghề nào, điều được phần lớn các bạn thí sinh quan tâm đó là cơ hội nghề nghiệp cũng như vị trí công việc sẽ đảm nhận sau khi ra trường. Với khối C15 mỗi ngành học sẽ có thể đảm nhận các vị trí công việc khác nhau, cụ thể:
Ngành Giáo dục Tiểu học
Tốt nghiệp ngành Giáo dục Tiểu học sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc như:
- Giáo viên ở các trường Tiểu học trên khắp cả nước, bạn có thể đảm nhận công việc này tại các trường công lập hay dân lập
- Làm cán bộ quản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục
- Tham gia nghiên cứu ở các viện và trung tâm nghiên cứu về phát triển giáo dục
- Làm chuyên viên ở các tổ chức phi chính phủ liên quan đến giáo dục
- Tham gia công tác tại các bộ phận cao trong khối ngành giáo dục và trở thành cán bộ nòng cốt sau này. Đây là lựa chọn rất hấp dẫn nếu bạn học lên cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư
Ngành Việt Nam học
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập toàn cầu, ngành Việt Nam học sẽ giúp không chỉ người Việt hiểu hơn về đất nước, con người của chính đất nước mình mà còn giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam. Sinh viên theo học ngành Việt Nam học có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như:
-
Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và quản lí văn hóa, các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội giáo dục, khoa học, các tổ chức nước ngoài.
-
Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam.
-
Trở thành hướng dẫn viên du lịch hay quản trị lữ hành tại các công ty du lịch trong cả nước
-
Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học có ngành Việt Nam học hoặc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
-
Làm việc trong các cơ quan báo chí, truyền hình hoặc truyền thông, tổ chức sự kiện
Ngành Truyền thông đa phương tiện
Cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh, với các công việc như:
- Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản)
- Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim)
- Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR)
- Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website)
- Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa)
- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành
Ngành Marketing
Người học Marketing sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ năng lực đảm nhận các vị trí từ chuyên viên cho đến quản lý tại các bộ phận, có khả năng cạnh tranh ở các vị trí:
- Nhân viên Digital Marketing
- Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing…
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Ngành Quản trị du lịch và lữ hành là một ngành học đa dạng nghề nghiệp có thể kể đến những vị trí công việc sau đây:
- Quản lý, điều hành tại các công ty du lịch, dịch vụ lữ hành
- Hướng dẫn viên du lịch
- Chuyên viên các sở, ban ngành về du lịch
- Thiết kế, bán tour du lịch
- Nhân viên marketing cho dịch vụ du lịch
- Nghiên cứu giảng dạy ngành du lịch, dịch vụ lữ hành
- Chuyên viên phát triển các dự án du lịch cộng đồng
- Chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị – sự kiện
Ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng
Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng đây được đánh giá là ngành rất có triển vọng phát triển với mức thu nhập cao và môi trường làm việc năng động. Tại Việt Nam nhu cầu nguồn nhân lực ngành Logistic rất lớn, nguồn lao động trong lĩnh vực này chỉ mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Vì thế, đây là ngành học tiềm năng và là xu hướng chọn lựa của nhiều bạn trẻ trong những năm gần đây. Các vị trí công việc bạn có thể đảm nhận khi theo học ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng đó là:
- Chuyên viên kinh doanh dịch vụ vận tải
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng
- Nhân viên chứng từ
- Nhân viên thu mua
- Nhân viên thanh toán quốc tế
- Điều phối viên vận tải
- Nhân viên cảng
- Giảng viên, nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu, trường Đại học, cao đẳng đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Ngành Thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức về lĩnh vực kinh tế và nền tảng về công nghệ thông tin, có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về thương mại điện tử. Các vị trí công việc cử nhận tốt nghiệp ngành thương mại điện tử có thể đảm nhận là:
- Chuyên viên vận hành TMĐT
- Nhân viên Digital Marketing
- Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp
- Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành
- Giảng viên ngành Thương mại điện tử
Điểm chuẩn khối C15 hiện nay?
Điểm chuẩn khối C15 có thể khác nhau tùy vào từng trường đại học và từng ngành học. Thông thường, các trường đại học công lập hàng đầu ở Việt Nam có điểm chuẩn khối C15 dao động từ khoảng 15 – 25 điểm đối với hình thức xét tuyển điểm Tốt nghiệp THPT. Và dao động từ khoảng 20 – 28 điểm đối với hình thức xét học bạ (hình thức này có một số ngành còn kèm theo tiêu chí phụ)
Điểm chuẩn có thể thay đổi mỗi năm do nhiều yếu tố như số lượng thí sinh đăng ký, số lượng chỉ tiêu tuyển sinh của trường, chất lượng đầu vào của các thí sinh trong năm đó, và các chính sách của nhà nước về giáo dục và tuyển sinh. Các thí sinh nên đặt ra cho mình mục tiêu vượt qua mức điểm chuẩn năm trước từ 2 – 3 điểm để có thể yên tâm hơn về khả năng trúng tuyển.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về Khối C15 gồm môn thi nào? Khối C15 gồm những ngành nào? Trường nào xét khối C15? hy vọng có thể giúp ích cho các bạn thí sinh trong mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng sắp tới. Các bạn còn có những câu hỏi thắc mắc nào, đừng ngần ngại hãy để lại cho chúng tôi phía dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp hết tất cả những thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc các bạn có một kỳ thi gặt hái nhiều thành tích tốt!