Khối K là khối xét tuyển đại học dành riêng cho các thí sinh thi liên thông đại học. Đây là khối thi mở ra nhiều cơ hội học tập đối với các bạn đã tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp. Nếu bạn đang có nguyện vọng xét khối K và cùng có những điều thắc mắc như: Khối K gồm môn thi nào? Gồm những ngành nào? Trường nào xét khối K? Điểm chuẩn khối K này cao không? Khi học xong sinh viên ra trường làm công việc gì? Mức lương hiện nay của khối K là bao nhiêu? Tất cả những giải đáp trên sẽ được NGON-AZ (ngonaz.com) giải đáp trong bài viết này.
Khối K gồm môn thi nào?
Không giống như các khối thi xét tuyển đại học khác, khối K gồm các môn:
- Toán
- Vật lý
- Môn chuyên ngành đã được ở cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Khối K gồm những ngành nào?
Hiện nay, các ngành học xét tuyển khối K đã trở nên đa dạng, phong phú hơn trước kia rất nhiều. Tùy thuộc vào quy định của từng trường mà các ngành học có thể thay đổi theo từng năm. Dưới đây là danh sách các ngành học xét tuyển khối K phổ biến trong năm nay:
STT | Tên ngành nghề |
1 | Cơ khí chế tạo máy |
2 | Cơ khí động lực |
3 | Công nghệ Chế tạo máy |
4 | Công nghệ Hàn |
5 | Công nghệ Kĩ thuật điện |
6 | Công nghệ Kĩ thuật điện tử, viễn thông |
7 | Công nghệ Kĩ thuật điện, điện tử |
8 | Công nghệ Kĩ thuật ô tô |
9 | Công nghệ May |
10 | Công nghệ Thông tin |
11 | Điện công nghiệp |
12 | Điện tử |
13 | Điêu khắc |
14 | Hội hoạ |
15 | Kĩ thuật điện |
16 | Mĩ thuật |
17 | Mĩ thuật công nghiệp |
18 | Mĩ thuật Công nghiệp (Đồ họa vi tính) |
19 | Mĩ thuật Công nghiệp (Thiết kế thời trang) |
20 | Mĩ thuật ứng dụng (gồm các chuyên ngành: Đồ hoạ ứng dụng; Đồ hoạ đa phương tiện; Trang trí nội thất). |
21 | Nhiếp ảnh |
22 | Nhiếp ảnh quảng cáo |
23 | Sư phạm Hoạ |
24 | Sư phạm Họa – Kinh tế gia đình |
25 | Sư phạm Họa Giáo dục Công dân |
26 | Sư phạm Mĩ thuật |
27 | Sư phạm Mĩ thuật – Công tác đội |
28 | Sư phạm Mĩ thuật Công tác Đội |
29 | Sư phạm Mĩ thuật-Giáo dục Công dân |
30 | Thiết kế Nội Ngoại thất |
31 | Thiết kế thời trang |
32 | Tin học ứng dụng |
33 | Đồ họa |
Trường nào xét khối K?
Mặc dù có số lượng ngành xét tuyển có thể xếp vào danh sách những khối thi đa dạng ngành học, nhưng khối K lại có khá ít các trường đại học xét tuyển. Hiện tại theo thông tin chúng tôi tổng hợp, trên toàn quốc chỉ có 5 trường đại học xét tuyển khối K đó là:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN): Địa chỉ Thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
- Trường Đại học Đại Nam (DDN): Địa chỉ: Cơ sở chính Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội, Cơ sở 1: 56 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
- Trường Đại học Hùng Vương (THV): Địa chỉ Cơ sở Việt Trì: Phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Cơ sở Phú Thọ: Phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
- Trường Đại học Yersin Đà Lạt (DYD): Địa chỉ 27 Tôn Thất Tùng, phường 8, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- Trường Đại học Nam Cần Thơ (DNC): Địa chỉ Số 168 Nguyễn Văn Cừ (nối dài), Phường An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Học khối K ra trường làm gì?
Các ngành học xét tuyển khối K hiện nay rất đa dạng, đặc biệt có nhiều ngành rất triển vọng và dễ xin việc trong tương lai như: công nghệ, thiết kế, điện tử, nghệ thuật… Dưới đây sẽ là tổng hợp những công việc bạn có thể đảm nhận khi theo học khối K:
Ngành Đồ họa
Đồ hoạ là loại hình nghệ thuật ứng dụng, sản phẩm đồ họa hiện diện ở hầu hết các lĩnh vực từ truyền thông, quảng cáo, giải trí, ngành xuất bản, đặc biệt thiết kế đồ họa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Do vậy, nhu cầu nguồn nhân lực ngành này luôn rất lớn. Sinh viên theo học ngành Đồ họa có thể đảm nhận các vị trí:
- Chuyên gia thiết kế tại các công ty truyền thông, quảng cáo, nhà xuất bản, tạp chí…
- Có thể tự thành lập doanh nghiệp, các công ty thiết kế, dịch vụ studio hoặc tư vấn, giảng dạy tại các trường học, trung tâm, CLB…
- Làm việc với các vị trí thiết kế hoặc quản lý thiết kế tại các công ty trong và ngoài nước
- Khả năng học tập nâng cao trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ sau khi ra trường và tham gia giảng dạy ở các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành đồ hoạ
Ngành Hội hoạ
Theo học gành Hội họa bạn sẽ có được những kiến thức liên quan đến nghệ thuật như lịch sử nghệ thuật, những dạng nghệ thuật hiện hành…ra trường bạn hoàn toàn có thể làm việc tại một trong những vị trí công việc sau:
- Làm trong các viện bảo tàng
- Họa sĩ sáng tác mỹ thuật
- Tham gia giảng dạy mỹ thuật tại các trường học,
- Sáng tác tranh theo công việc, theo hợp đồng,
- Tham gia công việc thiết kế tạo hình mỹ thuật tại trung tâm văn hóa, các cơ sở, thi công các công trình mỹ thuật, làm việc tại các công ty quảng cáo, cơ quan truyền hình,
- Làm tại các báo và tạp chí Văn hoá
- Làm trong lĩnh vực kinh doanh
- Một số lĩnh vực khác: bạn còn có thể làm những công việc khác như nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, nhà phê bình nghệ thuật, người đi xin tài trợ, chuyên gia mỹ thuật
Ngành Công nghệ Thông tin
Công nghệ thông tin hiện nay đang là một ngành học “hot” và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy tính và đam mê công nghệ. Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin các bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
- Lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm
- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra
- Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,…
- Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin
Ngành Điện tử
Đời sống ngành nay không thể nào thiếu được các thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị này phổ biến ở khắp các hộ gia đình, trong các thiết bị giải trí, trong nhà máy sản xuất và có thể nói là tất cả mọi nơi có con nguời. Chính vì vậy, ngành điện tử có nhu cầu nhân lực lớn và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. inh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận các vị trí như:
- chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tai các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp…
- nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao
- Giảng dạy tai các trường đại học, cao đẳng
Ngành Nhiếp ảnh
Nhiếp ảnh chính là một ngành học đầy hấp dẫn đối với các bạn trẻ hiện nay. ôi trường làm việc của ngành nhiếp ảnh thay đổi hàng ngày không bị gò bó như làm việc văn phòng. Tuyệt vời hơn nữa, bạn vừa có thể theo đuổi đam mê vừa có thể kiếm tiền trên đam mê của mình. Khi tốt nghiệp ngành Nhiếp ảnh, các bạn có thể đảm nhận những vị trí công việc như:
- Phóng viên ảnh
- Người chụp ảnh nghệ thuật
- Làm việc trong lĩnh vực quảng cáo
- Đào tạo ngành nhiếp ảnh
- Biên tập phim
- Quay phim
- Thiết kế đồ
Ngành Công nghệ Kĩ thuật điện
Công nghệ Kỹ thuật điện là một lĩnh vực kỹ thuật nghiên cứu và áp dụng liên quan đến điện, điện tử với các chuyên ngành khác như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu và viễn thông. Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điện sinh viên có thể đảm nhận các công việc:
- Kỹ sư vận hành, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị điện
- Cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành tại các trung tâm nghiên cứu phát triển, các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo các sản phẩm điện
- Chuyên viên về nghiên cứu, thiết kế, phát triển các giải pháp công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện
- Cán bộ kỹ thuật, tư vấn kinh doanh các sản phẩm công nghệ thuộc lĩnh vực điện
- Chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế
- Nghiên cứu viên tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp
- Ngoài ra sinh viên sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có khả năng tự mở tiệm, doanh nghiệp mua bán, thiết kế, thi công và sửa chữa các hệ thống điện chiếu sáng, điện lạnh, điện tử … do chính mình làm chủ
Lời kết
Trên đây là bài viết về Khối K gồm môn thi nào? Ngành nào xét khối K? Trường nào xét khối K? Mọi ý kiến đóng góp các bạn hãy để lại phía dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ trả lời mọi thắc mắc sớm nhất. Chúc các bạn có một kỳ thi gặt hái nhiều thành công!