Trái cây nói chung và đu đủ nói riêng luôn mang đến cho con người những giá trị lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Tuy nhiên thì không phải ai cũng phù hợp với tất cả các loại trái cây, có người ăn được loại này nhưng không nên ăn loại khác, hoặc khi ăn trái cây này thì nên tránh kết hợp với thực phẩm gì. Ngay sau đây, chúng ta hãy cùng NgonAZ tìm hiểu xem đu đủ kỵ gì và những lưu ý cần tuân thủ nếu như muốn sử dụng đu đủ đúng cách và bổ dưỡng nhé.
Trong trái đu đủ có chất gì?
Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng thì đu đủ chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, các chất chống oxy hóa như beta-carotene, alpha-carotene, lutein, zeaxanthin, và nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin B, vitamin E…
Sử dụng đu đủ đúng cách có thể giúp giảm cân, tái tạo tế bào, cải thiện hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, hệ xương khớp, giúp kiểm soát hàm lượng đường huyết và giảm stress oxy hóa.
Trái đu đủ kỵ với gì nhất? Đu đủ kỵ chanh
Trên thực tế, hầu hết các loại trái cây, trong đó có đu đủ đều cực kỳ lành tính và tốt cho sức khỏe, nhưng đấy là trong trường hợp bạn sử dụng đúng cách, kết hợp thực phẩm đúng cách. Bởi nếu ăn đu đủ cùng những thực phẩm “đại kỵ” sẽ khiến bạn chịu những tác động xấu tới sức khỏe.
Trong cuộc sống hằng ngày, con người có thể ăn cả đu đủ chín lẫn đu đủ xanh. Đu đủ chín dùng để ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố thành một thức uống giải khát thơm ngon, còn đu đủ canh thì thường được dùng để nấu canh hay làm nộm…
Khi làm nộm đu đủ, nhiều người theo thói quen sử dụng chanh để tạo độ chua giúp món ăn thơm ngon, tuy nhiên việc kết hợp chanh cùng đu đủ sẽ gây ra nhiều bất lợi hơn là có lợi đấy nhé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thì chanh là loại thực phẩm “hiếm hoi” được xem là “đại kỵ” của đu đủ.
Khi bạn kết hợp chanh cùng đu đủ thì dưỡng chất trong hai loại thực phẩm này sẽ phản ứng với nhau tạo thành độc tố. Nếu bạn thường xuyên ăn các món nộm có sự kết hợp giữa đu đủ và chanh sẽ khiến cho cơ thể bị mất cân bằng hemoglobin, thiếu máu. Tình trạng trên kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho cả người lớn và trẻ em.
Ngoài trừ chanh ra thì bạn có thể kết hợp với tất cả các loại quả khác thuộc họ cam quýt, mặc dù chúng có thành phần các dưỡng chất khá tương đồng với nhau.
Những ai không nên ăn đu đủ?
Sau khi biết đu đủ kỵ gì thì bạn nên tìm hiểu thêm những đối tượng không nên ăn đu đủ. Chỉ như vậy thì bạn mới có đủ kiến thức trong việc sử dụng loại trái cây này trong cuộc sống đảm bảo an toàn và giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Bởi trên thực tế, đu đủ khá lành tính nhưng không phải tốt cho tất cả mọi người.
Dưới đây là Top những đối tượng không nên ăn hoặc cần phải hạn chế ăn đu đủ nhé.
Phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn đu đủ, đặc biệt là không ăn đu đủ xanh. Đu đủ xanh có chứa các chất có khả năng gây ra tình trạng co thắt tử cung và dẫn đến nguy cơ sảy thai cho thai phụ. Để bổ sung dinh dưỡng từ đu đủ, chị em phụ nữ mang thai chỉ nên ăn đu đủ khi đã chín kỹ và chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ thôi nhé, không nên ăn quá nhiều.
Những người có vấn đề về đường hô hấp
Đu đủ có chứa enzyme papain là một trong những chất có khả năng gây dị ứng cực mạnh, đặc biệt tác động xấu tới những người đang gặp vấn đề về đường hô hấp. Việc ăn đu đủ với những đối tượng này có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người mắc bệnh hen, suyễn
Những người mắc các chứng bệnh hen, suyễn không nên ăn đu đủ, bởi các dưỡng chất trong loại quả này sẽ khiến cho bệnh ngày càng thêm nặng hơn.
Người mắc bệnh về dạ dày
Bạn đã biết đu đủ kỵ gì rồi, đu đủ còn kỵ cả những người mắc bệnh về dạ dày nữa. Bởi trong đu đủ có chứa chất papain có khả năng kích thích co bóp dạ dày khiến cho bệnh tình nặng thêm. Trên thực tế, đu đủ rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bình thường nhưng vấn đề sẽ ngược lại với những người mắc bệnh về dạ dày hay đường tiêu hóa.
Nếu mắc bệnh mà bạn vẫn cố tình ăn nhiều đủ đủ thì ở mức độ nhẹ có thể bị đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, còn ở thể nặng thì sẽ xuất hiện những cơn đau, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày vô cùng nguy hiểm.
Người bị huyết áp thấp
Đu đủ chín lên men được chứng minh có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Nếu đường trong máu bị suy giảm một cách đột ngọt sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe nên những người bị huyết áp thấp không nên ăn loại quả này nhé.
Người mắc bệnh tim mạch, loãng máu
Đu đủ được chứng minh là loại quả không tốt dành cho những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Vẫn là do chất papain có trong đu đủ với khả năng làm chậm nhịp tim, gây nguy hiểm tới tính mạng của các bệnh nhân có sẵn bệnh nền về tim mạch.
Ngoài ra, papain còn có khả năng làm loãng máu nữa. Do đó, các bệnh nhân bị mắc bệnh máu loãng, đang sử dụng các loại thuốc chống loãng máu, thuốc làm đông máu hay những người vừa mới phẫu thuật xong bị mất nhiều máu đều không nên ăn đu đủ.
Lời kết
Giờ thì bạn đã biết đu đủ kỵ gì và những ai không nên ăn đu đủ rồi nhé. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn biết cách tận dụng loại quả này một cách tốt nhất trong cuộc sống, vừa đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối.