Vốn dĩ khoai lang là thực phẩm phổ biến, mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe. Các công dụng của khoai lang đối với phòng và chữa bệnh cũng rất tuyệt vời. Tuy nhiên nếu sử dụng sai cách sẽ rất gây hại cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nếu ăn khoai lang đúng cách sẽ hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như: ung thư, đột quỵ, tim mạch, tiểu đường.
Vậy thì ăn khoai như thế nào là đúng cách, đúng liều lượng? Tác hại của khoai lang nếu ăn sai cách là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Khoai lang là nguồn thực phẩm quen thuộc từ xưa đến nay trong bữa ăn của người Việt. Đây cũng là nguồn thực phẩm chứa ít calo, được áp dụng phổ biến trong các bữa ăn giảm cân. Nếu ăn khoai lang đúng cách, cơ thể sẽ tiếp nhận lượng dinh dưỡng và năng lượng tốt cho các hoạt động sống.
Theo thống kê, trong 100g khoai lang tươi chỉ chứa khoảng 119 calo. Dù nguồn năng lượng thấp hơn nhưng đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, chất khoáng, carbohydrate dồi dào cho cơ thể. Cụ thể khoai lang bao nhiêu calo các bạn có thể tham khảo bài viết này của mình.
Khoai lang là nguồn thực phẩm truyền thống giàu dinh dưỡng. Trong khoai lang chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như: tinh bột, protein, chất xơ hòa tan và không hòa tan,… Cùng với các khoáng chất như: canxi, kali, vitamin nhóm B, vitamin A,C,E; magie, mangan… Không chỉ mang đến các công dụng giúp giảm cân, làm đẹp da mà còn hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, điều trị tiểu đường, chống đột quỵ, tiêu viêm. Chung quy lại, ăn khoai là tốt.
Ăn khoai lang mỗi ngày được không?
Từ xưa khoai lang đã trở thành nguồn cung cấp tinh bột và năng lượng chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày. Cũng có rất nhiều nghiên cứu khoa học đối với loại thực phẩm này. Vậy thì ăn khoai lang mỗi ngày có tốt không?
Ăn khoai lang mỗi ngày có được không?
Theo các chuyên gia việc ăn khoai lang đúng cách, đúng liều lượng sẽ mang đến các tác dụng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên ăn quá nhiều hoặc ăn sai thời điểm thậm chí có thể rước bệnh vào người. Vì vậy bạn không nên sử dụng khoai lang mỗi ngày, và trong mỗi lần ăn phải đảm bảo đúng số lượng mà chuyên gia sức khỏe đã khuyến cáo.
Theo đó khối lượng cho phép của mỗi bữa ăn là không quá 3 lạng/người. Dù bạn khỏe mạnh, thèm ăn hay có hệ tiêu hóa tốt cũng không được ăn quá số lượng trên. Nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn kiêng thì có thể đa dạng nguồn tinh bột bởi các loại thực phẩm khác như: củ sắn dây, bột sắn dây, gạo lứt, bún gạo lứt,…Xét thời điểm ăn khoai lang, thì thời gian vàng để khoai phát huy các tác dụng tốt nhất là vào: buổi sáng (ăn kèm với rau củ, sữa chua, sữa nguyên kem,…); ăn ít vào buổi trưa,…
Tác dụng khi ăn khoai đúng cách
Nếu ăn khoai lang đúng cách, cơ thể sẽ tiếp nhận các tác dụng hữu ích sau đây:
– Khả năng chống viêm, tiêu viêm hiệu quả. Bởi khoai lang chứa nhiều anthocyanin có tác dụng chống viêm.
– Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
– Ăn khoai lang ngừa lão hóa
– Hỗ trợ xương khỏe mạnh
– Ngăn ngừa bệnh về tim mạch
– Ngăn ngừa táo bón, tốt cho hệ miễn dịch
– Ăn khoai lang giúp giảm cân hiệu quả, lành mạnh.
Tác hại của khoai lang nếu ăn không đúng?
Sở dĩ khoai lang là món ăn quen thuộc và rất tốt. Tuy nhiên nếu ăn sai cách, các tác hại của khoai lang sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Cùng mình tìm hiểu thôi nào.
Ăn khoai lang buổi tối
Nhiều người có thói quen ăn khoai lang vào buổi tối. Nhưng các bác sĩ khuyên rằng đây là thời điểm không thích hợp chút nào. Bởi ăn khoai lang vào buổi tối dễ bị trào ngược thực quản. Với người già có hệ tiêu hóa kém sẽ khiến quá trình trao đổi chất khó khăn, thậm chí gây nên các tình trạng như: ợ chua, khó tiêu, chướng bụng,…
Khoai lang cũng chứa hàm lượng đường khá cao, ăn khoai buổi tối, nhất là khi đói sẽ kích thích axit dạ dày gây nóng ruột, khó chịu, mất ngủ,…
Ăn khoai nhiều vào lúc đói
Lúc đói là thời điểm kỵ với khoai lang. Bởi khoai lang chứa tỷ lệ đường cao, nếu ăn nhiều khoai sẽ gây kích ứng dạ dày. Ăn nhiều khoai đồng thời tích đường cho cơ thể, khiến cho bạn bị thừa cân, không tốt cho sức khỏe.
Ăn vỏ khoai
Một số quan niệm cho rằng ăn cả vỏ khoai mới tốt. Thế nhưng các chuyên gia dinh dưỡng đã cảnh báo rằng trong vỏ khoai chứa chất kiềm cao, không tốt cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa vỏ khoai có chứa các đốm nâu, là môi trường để vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng xâm nhập. Khi ăn có thể khiến bạn bị đau bụng, ngộ độc thực phẩm,…
Ăn khoai lang mọc mầm
Tương tự với việc ăn vỏ khoai, ăn khoai mọc mầm cũng gây nên các tình trạng nguy hại cho sức khỏe. Nếu để khoai lâu ngày, khoai rất dễ mọc mầm. Tuy rằng khoai mọc mầm không sinh ra độc tố nhưng hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất đều đã giảm sút hơn rất nhiều. Đặc biệt lúc này cũng là thời điểm khoai rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Khi ăn dễ gây ra các tình trạng như: nôn mửa, ngộ độc thực phẩm, đau bụng,…
Ăn khoai lang uống sữa có được không?
Trao đổi về vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn khoai không được uống sữa. Tuy nhiên khi kết hợp 2 loại thực phẩm này người dùng cũng cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân.
Theo đó bạn có thể kết hợp khoai lang với sữa tươi, sữa chua hoặc sữa nguyên kem vào buổi sáng để cơ thể hấp thu tốt nhất, mang đến công dụng tuyệt vời cho cơ thể.
Tạm kết
Khoai lang là nguồn lương thực dân dã, quen thuộc, giá thành rẻ nhưng công dụng vô cùng tốt cho sức khỏe. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích để bạn ăn khoai lang đúng cách, đảm bảo an toàn nhất. Tiếp tục theo dõi các bài viết của mình để nắm bắt thông tin hữu ích cho sức khỏe nhé.