Khoai lang là nguồn cung cấp tinh bột được rất nhiều yêu thích cùng với tác dụng tuyệt vời từ khoai lang. Nhiều người vẫn thường nghe nói rằng nên ăn khoai lang trong quá trình tập thể thao hoặc ăn kiêng. Thậm chí có nhiều quan điểm cho rằng ăn khoai lang có thể thay thế cho cơm trong bữa ăn hàng ngày. Thực hư ăn khoai lang thay cơm có tốt không? Đừng bỏ qua các thông tin bổ ích ngay sau đây cùng mình nhé.
Ăn khoai lang lúc đói được không?
Bạn muốn biết ăn khoai lang thay cơm có tốt không? trước hết cùng mình tìm hiểu giá trị dinh dưỡng và tác dụng của thực phẩm dân dã này nhé.
Giá trị dinh dưỡng và công dụng của khoai lang
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai lang là thành phần rễ của cây khoai. Đây cũng là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng, khoáng chất có lợi cho sức khỏe nhất. Không chỉ dừng lại là món ăn dân dã, giá rẻ thôi đâu. Mà củ khoai lang còn có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Đặc biệt là khả năng phòng và chữa bệnh cực kỳ tốt.
Thành phần dinh dưỡng có trong củ khoai gồm có: protein, tinh bột, nước, rất ít chất béo, chất xơ hòa tan pectin…. Cùng các khoáng chất có lợi như: vitamin A,B,C,E; canxi, sắt, kẽm, mangan,… và một số chất khác.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần protein cùng các chất chống oxy hóa có trong khoai lang có khả năng chống oxy hóa rất tốt, bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương do các gốc tự do gây ra. Đồng thời sử dụng khoai lang cũng rất hữu ích cho việc kháng viêm, tiêu viêm, chuyển đổi homocysteine, giảm nguy cơ gây đột quỵ hiệu quả. Trong thành phần của khoai lang trắng còn có các thành phần dinh dưỡng giúp kiểm soát insulin, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Ngoài việc bổ sung năng lượng, dinh dưỡng tốt cho cơ thể, khoai lang còn được vận dụng trong các bài thuốc để chữa các bệnh lý thông thường như: cảm sốt, táo bón, vàng da.
Lúc đói ăn khoai lang được không?
Khoai lang là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng thời điểm vàng để ăn khoai lang là thông tin mà bạn không được bỏ qua. Bởi nếu ăn không đúng cách, ăn vào thời điểm kỵ sẽ khiến bạn rước bệnh chứ không mang lại tác dụng nào cả.
Và một trong những thói quen sai lầm chính là ăn khoai vào lúc đói. Bởi trong thành phần của khoai lang chứa hàm lượng đường khá cao. Nếu ăn nhiều vào lúc đói sẽ tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, gây nên các tình trạng như: ợ chua, sình hơi trướng bụng, khó tiêu. Nặng hơn có thể khiến bạn bị đau bụng, ăn vào buổi tối sẽ mất ngủ, mệt mỏi. Vì vậy để phát huy các tác dụng tốt nhất của củ khoai lang thì các chuyên gia khuyên bạn nên ăn vào buổi sáng kèm rau củ, sữa chua,…Hoặc ăn vào bữa trưa cũng là sự lựa chọn tuyệt vời.
Ăn khoai lang thay cơm có tốt không?
Ăn khoai có tốt với nhiều chất cần thiết cho cơ thể. Vốn dĩ khoai lang là món ăn dân dã, gắn liền với mâm cơm của các gia đình Việt từ xưa đến nay. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là ăn khoai lang thay cơm có tốt không? Cùng tham khảo các ý kiến chuyên gia về vấn đề này nhé.
Theo các chuyên gia sức khỏe, khoai lang rất tốt nhưng không thể dùng thay thế hoàn toàn cho cơm. Nguyên nhân được lý giải như sau:
– Khoai lang chứa hàm lượng đường khá cao, nhất là các loại khoai mật. Vì vậy sử dụng thường xuyên sẽ làm cơ thể tích đường, vừa gây thừa cân, vừa không tốt cho sức khỏe.
– Ăn khoai thường xuyên vào lúc đói, hoặc buổi tối sẽ khiến kích thích axit dạ dày. Từ đó gây nên các tác dụng phụ như: trào ngược dạ dày, khó tiêu, ợ chua, chướng bụng, mất ngủ….Đặc biệt với người già, người có hệ tiêu hóa kém sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
Do vậy nếu bạn muốn giảm cân thì có thể dùng khoai lang vào bữa sáng hoặc một ít vào bữa trưa là tốt nhất. Lượng khoai lang có thể nạp trong mỗi lần ăn không quá 3 lạng/người. Và bạn không nên dùng khoai thay thế cho cơm trong các bữa ăn liên tục, thường xuyên để đảm bảo năng lượng, sức khỏe tốt nhất nhé.
Khoai lang mọc mầm ăn được không?
Vốn dĩ khoai lang là thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên nếu dự trữ khoai quá lâu sẽ sinh ra các hiện tượng như khoai mọc mầm, gây biến chất thực phẩm và giá trị dinh dưỡng sẽ hoàn toàn biến mất. Thậm chí ăn khoai mọc mầm sẽ ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe.
Xét về dinh dưỡng, khi khoai lang mọc mầm sẽ không còn nhiều vitamin và khoáng chất nữa. Đặc biệt mùi vị cũng thay đổi, không ngon và ngọt như trước. Khi khoai lang bị mọc mầm tuy sẽ không sinh ra độc tố, nhưng rất dễ dàng bị nhiễm nấm mốc gây hại. Bạn có thể dễ dàng nhận biết dựa vào các đốm nâu hoặc đen ở bên ngoài củ khoai.
Nếu ăn phải khoai mọc mầm bị nhiễm nấm thì sẽ gây nên các tình trạng như: nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, hoa mắt,…Vì vậy để bảo vệ sức khỏe, chúng ta tuyệt đối không nên ăn khoai lang đã bị mọc mầm.
Cách chọn, chế biến và bảo quản khoai lang
Bạn đã được giải đáp thắc mắc ăn khoai lang thay cơm có tốt không rồi đấy. Tiếp theo hãy cùng mình tìm hiểu cách chọn, chế biến và bảo quản khoai lang để đảm bảo nguồn thực phẩm chất lượng, an toàn nhất cho bản thân và gia đình nhé.
Cách chọn khoai lang tươi
Theo các chuyên gia nên ăn khoai lang tươi vừa mới thu hoạch, hoặc có thời gian cất trữ ngắn nhất. Những củ khoai này còn tươi, cứng, không bị thâm hay dập nát, nứt vỏ đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Hơn nữa bạn không nên chọn những củ quá to, sẽ bị xơ nhiều và ăn không ngon. Ngược lại những củ có kích thước vừa phải là sự lựa chọn tuyệt vời.
Bảo quản khoai lang tươi
Có nhiều chị em đang giữ thói quen dự trữ khoai lang tươi trong tủ lạnh. Nhưng theo các chuyên gia thì đây là thói quen không đúng nhé. Bạn nên để khoai ở nơi thoáng mát, tránh chỗ ẩm thấp hoặc nhiệt độ cao. Bởi cất giữ trong tủ lạnh sẽ khiến cho khoai nhanh héo, mất mùi vị và dễ hỏng hơn.
Chế biến khoai an toàn
Khoai lang là thực phẩm dân dã, quen thuộc. Đây cũng là nguồn thực phẩm có nhiều cách chế biến khác nhau, bạn có thể luộc, nướng, nấu canh tùy sở thích. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cảnh báo rằng không nên ăn khoai lang xào hoặc rán quá nhiều. Bởi khi chiên qua dầu mỡ hàm lượng tinh bột sẽ bị biến tính gây khó tiêu cho hệ tiêu hóa.
Tạm kết
Vậy là bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn khoai lang thay cơm có tốt không rồi đấy. Đồng thời cũng mang đến những khuyến cáo của các chuyên gia để đảm bảo ăn đúng cách và an toàn với sức khỏe. Hy vọng những thông tin bổ ích mà mình cung cấp sẽ giúp bạn hiểu nhiều hơn về loại thực phẩm này. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hãy tiếp tục ủng hộ Blog để nắm bắt kiến thức về sức khỏe hữu ích nhất nhé.