Mỗi khi thu hoạch xong một vụ, nhiều gia đình có thói quen bảo quản hạt giống để thời gian sau tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên muốn đảm bảo sản phẩm này đạt chất lượng cao, ở trạng thái tốt nhất thì bạn cần biết cách bảo quản hạt giống chính xác. Dưới đây, NgonAZ sẽ mách cụ thể từng bước bảo quản để hạt giống không bị mốc, lên mầm mà có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Xem thêm: Cách bảo quản dâu tây tươi ngon lâu
Cách bảo quản hạt giống
Bước 1: Chọn hạt giống tốt
Không phải hạt nào cũng có thể làm giống nha. Trước khi chọn được hạt giống tốt sử dụng cho năm sau, bạn cần thu hoạch từ những cây phát triển khỏe mạnh, năng suất tốt nhất. Bạn không nên lấy hạt từ những cây chậm phát triển mà quả nhỏ.
Khi thu hoạch hạt giống, có một số loại được bao phủ 1 lớp gel trong, hơi nhớt giống như cà chua. Lớp gel này là nguồn thực phẩm bổ sung cho hạt giống nhưng nó không có ích gì khi chúng ta cần bảo quản hạt giống. Do vậy, mọi người nên loại bỏ lớp gel này. Bạn cho hạt vào chiếc hộp có nắp, thêm nước vào và lắc hoặc khuấy đều. Lúc này, phần gel sẽ tách ra và bạn rửa sạch chúng là được.
Bước 2: Phơi sấy hạt giống
Thực ra, việc bảo quản hạt giống không hề khó. Tuy nhiên, để giữ được chất lượng hạt nguyên vẹn trong thời gian dài, bạn cần thực hiện thật chính xác. Chỉ vài sai sót nhỏ cũng làm cho tỉ lệ nảy mầm của hạt giống giảm đi đáng kể.
Sau khi thu hoạch xong, bước tiếp theo chính là phơi sấy hạt giống. Điều này giúp hạt giống không bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài như ẩm mốc, mối mọt…
– Bạn tránh phơi hạt giống trực tiếp dưới trời nắng quá to hay trên sân nền bê tông, sân gạch. Bởi có thể làm cho hạt giống bị biến dạng, không có giá trị cao.
– Bạn nên chọn dụng cụ là mẹt, nia…nhằm phơi giữ cho hạt giống sạch và khô đều. Còn nếu không phơi thì nhiều người cũng dùng phương pháp sấy hạt. Nhiệt độ chuẩn để sấy từ 35- 40 độ C. Ngoài ra, khi sấy hạt, bạn cần đảo thật đều giúp các hạt khô như nhau.
Bước 3: Mang đi bảo quản hạt giống
Sau khi đã hoàn tất quá trình phơi sấy, bạn để cho hạt giống thật nguội rồi mới mang đi bảo quản. Việc này giúp cho hạt giống được hô hấp một cách tốt nhất. Không những vậy, trong thời gian này, hạt giống cũng có thể thoát hơi nước để tránh hiện tượng ẩm hạt về sau. Khi hạt giống mà ẩm mốc thì khả năng nảy mầm cũng giảm đáng kể.
Chọn dụng cụ bảo quản hạt giống
Việc chọn dụng cụ để bảo quản hạt giống cũng đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng nảy mầm sau này. Theo các chuyên gia, bạn nên chọn bảo quản ở những bình, lọ, chai bằng thủy tinh vì chúng khá trơ về mặt hóa học, không sợ bị ảnh hưởng bởi không khí bên ngoài. Ngoài ra, mọi người có thể cho vào sành, sứ, gốm cũng được. Trước đó, nhớ rửa sạch, để ráo giúp hạt giống luôn được đảm bảo nhất.
Bên ngoài mỗi bình, bạn cần dán nhãn ghi tên của từng loại, số lượng hạt, ngày bảo quản…Vậy thì, bạn có thể theo dõi và sử dụng khi cần thiết. Thêm nữa, bạn xếp phía dưới dụng cụ bảo quản 1 gói giấy hút ẩm. Nếu không mua được, bạn dùng tro bếp hoặc hạt hút ẩm chuyên dụng. Điều này góp phần làm cho hạt giống được bảo quản tốt hơn.
Điều kiện bảo quản hạt giống
Sau khi đã đóng gói hạt giống trong chai, lọ thì điều kiện bảo quản cũng rất quan trọng. Bạn hoàn toàn có thể bảo quản hạt giống lên tới 3 năm nếu thực hiện đúng những điểm sau:
– Bảo quản nơi mát và khô: hạt giống chỉ sống được trong thời gian dài khi bảo quản ở những nơi khô ráo, mát mẻ, nhiệt độ từ 20-25 độ C. Bạn đừng bảo quản hạt giống ở nhiệt độ dưới 0 độ C vì môi trường này sẽ giết chết phôi thực vật. Ngoài ra cũng đừng để hạt giống ở môi trường nhiệt quá cao vì làm cho hạt phải tiêu hao nhanh các chất dinh dưỡng dự trữ và giảm sức sống cho cây.
– Tránh ẩm: hạt giống mà ẩm ướt cũng dễ mắc các bệnh, ảnh hưởng đến năng suất. Do vậy, để đảm bảo hạt giống luôn khô, bạn cho vào hộp đừng hạt giống với chút gạo khô hoặc gói hút ẩm.
– Tránh ánh sáng: hạt giống mà tiếp xúc với ánh sáng cũng làm cho quá trình hô hấp mạnh, tiêu hao chất dinh dưỡng nên bạn bảo quản hạt giống ở hộp không có ánh sáng xuyên qua.
Lời kết
Vậy là bạn đã học được cách bảo quản hạt giống đầy đủ nhất ở trên. Từ đó, mới có được những cây trồng tốt nhất cho các vụ sau. Mau note lại ngay để dùng dần nhé.