Chó là loài động vật trung thành, chúng có mặt ở khá nhiều gia đình Việt Nam. Nhiều người còn xem chó như một thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, dù gì đây cũng là một động vật. Đôi khi chó vẫn sống theo bản năng của mình và việc vô tình bị chó cắn là điều không tránh khỏi. Trường hợp bị chó cắn khiến nhiều người rơi vào tình trạng hoảng loạn. Vậy bị chó cắn có sao không? Phải làm sao khi bị chó cắn? NGONAZ sẽ giúp bạn giải đáp loạt câu hỏi và thắc mắc khi bị chó cắn.
Bị chó cắn là một trong những trường hợp không may xảy ra. Khi bị chó cắn, câu hỏi đầu tiên nảy trong đầu khiến bạn lo lắng là bị chó cắn có sao không? Bị chó cắn có nguy hiểm không?
Bị chó cắn xước nhẹ ở chân có sao không?
Trường hợp bị chó cắn xước nhẹ ở chân thì bạn cần phải giữ bình tĩnh. Trường hợp này bạn có thể theo dõi trực tiếp con chó cắn mình. Có thể theo dõi trong khoảng 15 ngày.
Sau 15 ngày, nếu con chó khiến bạn xước chân phát dại, chết, mất tích hay bị giết thịt thì bạn cần báo đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp tiêm phòng ngay.
Trường hợp thứ hai, con chó cắn bạn xước nhẹ ở chân vẫn khoẻ mạnh bình thường thì bạn không phải quá lo lắng.
Lúc này, bạn chỉ cần chú ý vết thương của mình.
Bị chó cắn không chảy máu có sao không?
Có trường hợp bạn vui đùa với chó hay vô tình, bằng cách nào đó bị chó cắn. Tuy nhiên, bạn bị chó cắn nhưng không chảy máu. Liệu có sao không?
Trước khi khẳng định việc bị chó cắn không chảy máu có sao không thì bạn cần biết rằng trong nước bọt của chó có chứa virus. Và khi nó cắn mình hay vồ bạn thì virus vẫn có thể thâm nhập vào cơ thể bạn.
Tuy nhiên, tuỳ vị trí bị chó cắn và lượng virus đưa vào cơ thể mà việc bị chó cắn có thể nguy hiểm hay không.
Nếu bị chó cắn không chảy máu, vết thương ửng đỏ nhẹ thì có thể bạn không sao. Chó cắn bạn mà đã được tiêm phòng thì bạn nên yên tâm. Lúc này, bạn cần theo dõi nó, nếu sau 10 ngày con chó đó vẫn bình thường thì bạn không cần lo lắng.
Trường hợp nó phát dại, bị chết,… thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Bị chó cắn chảy máu ít có sao không?
Bị chó cắn chảy ít máu có nguy hiểm không? Trường hợp này bạn có thể gặp nguy hiểm.
Với trường hợp bị chó cắn chảy máu thì bạn cần phải giữ bình tĩnh, nhanh chóng xử lý bị chó cắn một cách kịp thời.
Khi bị chó cắn chảy máu, bạn có thể bị nhiễm trùng, có nguy cơ bị bệnh dại, bị tổn thương thần kinh,… Nguy hiểm hơn là có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bạn.
Dấu hiệu bị chó cắn phát bệnh dại
Để bạn có thêm thông tin chi tiết hơn, chúng tôi mách bạn một số triệu chứng bệnh dại khi bi chó cắn mà ai cũng cần phải biết.
Cụ thể, thời gian từ lúc nhiễm virus bệnh dại đến khi phát ra triệu chứng đầu tiên sẽ mất hơn một tháng đến khoảng hơn 2 tháng. Người bị mắc bệnh dại do chó cắn sẽ cảm thấy chán ăn, có dấu hiệu buồn nôn. Nơi vết chó cắn sẽ thấy bị đau và tê.
Các triệu chứng cơ bản này thường sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 ngày.
Kèm với những triệu chứng đó, các triệu chứng ở hệ thần kinh cũng bắt đầu xuất hiện. Một số dấu hiệu rõ nhất là người bệnh dễ bị kích động, mau quên, lú lẫn. Đặc biệt là có sự hiếu động một cách thái quá, cảm giác lo lắng hiện rõ trên gương mặt.
Nếu chú ý kỹ thì người bệnh sẽ có nhiều hành vi khá bất thường như bị mất ngủ, bị ảo giác, cơ nước, cơ bị co giật và nguy hiểm hơn là tê liệt.
Những người bị mắc bệnh dại sẽ có các dấu hiệu khi bị chó cắn như sau:
- Hơn 80% các trường hợp cảm thấy ngứa và đau ở vết chó cắn.
- Cảm giác mệt mỏi, đau đầu và phát số trong khoảng từ 2 đến 4 ngày.
- Có biểu hiện sợ nước.
- Cảm giác không chịu được tiếng ồn lớn, sợ ánh sáng, không khí.
- Cơ thể dễ bị kích động, tức giận, cảm giác bứt rứt và trầm cảm.
- Tăng biểu hiện lo lắng, cảm giác sợ hãi.
- Có những biểu hiện của sự tăng động.
- …
Bị chó cắn nên làm gì?
Hiểu được sự nguy hiểm khi bị chó cắn. Vậy bị chó cắn nên làm gì để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Làm gì khi bị chó cắn nhẹ?
Trường hợp bạn bị chó cắn nhẹ, tức chỉ là vết xước nhỏ thì bạn có thể xử lý sơ cứu cơ bản.
Cùng với đó, bạn cần theo dõi con chó cắn mình để kịp thời báo cơ sở y tế hỗ trợ.
Sau khi bị chó cắn bao lâu thì chích ngừa?
Trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 ngày sau khi bị chó cắn. Nếu con chó đó phát bệnh dại, bị chết, mất tích, bị giết thì bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế để tiêm phòng vắc xin phòng dại.
Trường hợp sau khoảng thời gian từ 10 đến 14 ngày, nếu con chó vẫn khoẻ mạnh bình thường thì không cần phải tiêm vắc xin phòng dại.
Bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày?
Bạn phải theo dõi con chó cắn mình hoặc nhờ chủ nhà theo dõi con chó trong vòng 2 tuần.
Khoảng thời gian từ 10 đến 14 ngày sau khi cắn bạn thì đây là khoảng thời gian phát dại phổ biến nhất ở chó.
Tuy nhiên, theo lý thuyết thì chó dại sẽ phát dại trong khoảng từ 7 đến 40 ngày.
Bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng?
Ngay sau khi bị chó dại cắn thì bạn cần phải xử lý vết thương ngay. Trường hợp cần thì có thể cắt lọc vết thương đó nhưng không khâu ngay.
Khi vết cắn đã quá 3 ngày thì có thể khâu vết thương nhằm tránh sự phát tán của virus trong cơ thể.
Nếu bị chó dại cắn thì bạn cần phải têm đồng thời cả vắc xin dại và huyết thanh kháng dại. Và bạn cần phải tiêm phòng càng sớm càng tốt.
Bị chó cắn không chích ngừa có sao không?
Bị chó cắn có thể chích ngừa hoặc không cần chích ngừa. Nó tuỳ thuộc vào vết bị chó cắn như thế nào, chó đã được tiêm phòng chưa, có phải chó dại không?
Một số trường hợp cần phải tiêm phòng là:
- Bị chó cắn chảy máu, sâu, nhiều vết và gần với các cơ quan thần kinh trung ương.
- Bị chó làm xước da, tổn thương niêm mạc.
- Bị chó dại cắn.
Nếu những trường hợp nguy hiểm mà không được tiêm phòng dại kịp thời thì vết cắn có thể khiến cơ thể bệnh nhân bị lên cơn dại. Và tỉ lệ tử vong lúc này là 100%.
Vì vậy, với trường hợp bị chó cắn bạn không được phép chủ quan, vì nó nguy hiểm đến tính mạng của mình.
Bị chó cắn không nên ăn gì?
Bên cạnh việc xử lý vết thương, theo dõi tình trạng con chó cắn bạn hay tiêm phòng vắc xin phòng dại thì bạn cũng cần lưu ý chế độ ăn uống của mình.
Vậy bị chó cắn kiêng ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm bạn cần tránh dùng khi bị chó cắn:
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, cụ thể là bia, rượu và thuốc lá.
- Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây sẹo lồi hay bưng mủ như rau muống, thịt bò, tôm, cua, thịt gà,…
- Không nên ăn những thực phẩm dễ gây cảm giác buồn nôn hoặc khó chịu.
Cách xử lý khi bị chó cắn
Khi bị chó cắn, điều đầu tiên bạn cần làm là bình tĩnh xử lý viết thương khi bị chó cắn hay cả khi bị mèo cắn.
Khi vừa mới bị chó cắn:
- Nhanh chóng rửa vết thương bị chó cắn dưới vòi nước đang chảy cùng xà phòng. Rửa liên tục trong khoảng từ 10 đến 15 phút.
- Tiếp tục rửa sạch vết thương bị chó cắn với cồn.
- Nên chủ động đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ, không nên chủ quan.
Câu hỏi thường gặp về bị chó cắn
Mơ bị chó cắn điềm gì?
Với mỗi giấc mơ thấy chó hay mơ bị chó cắn sẽ mang đến điềm may mắn hay xui xẻo.
Những giấc mơ bị chó cắn mang đến điềm báo may mắn: Mơ thấy bị chó sói đuổi cắn.
Những giấc mơ bị chó cắn mang đến điềm báo xui xẻo:
- Mơ thấy bạn bị chó cắn
- Mơ thấy chó cắn chảy máu
- Mơ thấy bị chó cắn vào tay
- Mơ thấy bị chó cắn vào chân
- Mơ thấy chó cắn người thân
- Mơ thấy hai con chó cắn nhau
- …
Mơ bị chó cắn đánh con gì?
Mỗi giấc mơ bị chó cắn sẽ gắn với con số may mắn khác nhau. Vậy con chó số mấy?
- Nằm mơ thấy mình bị chó cắn: 96
- Nằm mơ thấy chó cắn chảy máu: Số 98 – 89
- Nằm mơ thấy người khác bị chó cắn: Số 45
- Nằm mơ thấy chó sói cắn: Số 32
- Nằm mơ thấy chó cắn chân: Số 77
- Nằm mơ thấy chó cắn tay: Số 67
- Nằm mơ thấy 2 con chó cắn nhau: Số 32
- …
Khi bị chó cắn có nên tiêm phòng ngay không?
Nếu bạn bị chó cắn khá sâu, bị chó cắn nhiều phát, cắn nhẹ ở vùng nguy hiểm thì cần tiêm phòng ngay.
Bạn cần chủ động đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ cấp cứu một cách kịp thời, tránh để ảnh hưởng đến bản thân.
Bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh?
Theo Cục Y tế Dự phòng thì thời gian ủ bệnh dại ở người rơi vào khoảng từ 2 tuần đến 8 tuần. Có một số trường hợp khảong 10 ngày, 1 năm hoặc 2 năm mới phát bệnh.
Tuỳ vào lượng virus thâm nhập vào cơ thể mà thời gian ủ bệnh dại ở mỗi người sẽ khác nhau.
Bị chó cắn ăn đậu xanh được không?
Bị chó cắn có thể ăn đậu xanh. Hiện tại, chưa có thông tin khoa học nào cảnh báo việc bị chó cắn không được ăn đậu xanh.
Do đó bạn không cần phải lo lắng về việc bị chó cắn có ăn đậu xanh được hay không.
Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không?
Nếu trường hợp bị chó cắn nhẹ, vị trí cắn nằm xa thần kinh trung ương thì bạn có thể tiêm phòng uốn ván. Cùng với đó, bạn cũng phải theo dõi con chó đã cắn mình.
Bạn tuyệt đối không nên chủ quan khi bị chó cắn. Cách tốt nhất là đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ.
Kết luận
Việc bị chó cắn là điều không một ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu bạn bị cho cắn thì cần phải bình tĩnh xử lý vết thương bị chó cắn. Đặc biệt là đừng chần chừ tiêm ngừa khi bị chó cắn. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ mang đến cho bạn nhiều kỹ năng hữu ích, giúp bạn vận dụng được trong cuộc sống của mình.