Cà tím được biết đến là một loại thực phẩm thơm ngon, lạ miệng và cực kỳ bổ dưỡng. Không phải ai cũng biết cách ăn cà tím nhưng một khi đã ăn thì sẽ cực kỳ mê mẩn hương vị của nó. Vậy nên, bạn hãy tìm hiểu xem Cà tím kỵ gì nhất? Cà tím có chất gì? Ai không nên ăn cà tím? và cách ăn cà tím như thế nào để vừa bổ dưỡng lại vừa tránh được trường hợp bị ngộ độc thực phẩm đáng tiếc nhé.
Cà tím có chất dinh dưỡng gì?
Theo nghiên cứu và phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, cà tím chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe như cellulose, protid, chất béo, đường, đặc biệt là rất nhiều các loại vitamin (A, B, C, PP) và các loại khoáng chất (Canxi, sắt, kẽm, mangan, magie, Kali, phốt pho…)
Còn theo đông y, cà tím là loại thực phẩm có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lợi mật, mát gan, nhuận tràng… và đặc biệt tốt cho người bị khô đắng miệng, người bị nóng nhiệt, táo bón…
Trên thực tế, cà tím sống có vị hơi đắng nhưng khi chế biến chín thì hương vị của nó lại cực kỳ cuốn hút vị giác, dễ ăn, dễ chịu, rất ngọt, thơm và tốt cho sức khỏe.
Tác hại có thể có của cà tím
Cà tím kỵ gì? Theo nghiên cứu thì trong cà tím có chứa solanine là một loại chất khá độc, tuy nhiên thì mỗi quả cà tím chỉ chứa khoảng 11mg chất này, trong khi một người trưởng thành phải tiêu thụ khoảng 400mg solanine thì mới ảnh hưởng tới sức khỏe.
Solanine là chất có kết cấu khá vững chắc, không tan trong nước, không bị phá hủy ngay cả khi được nấu ở mức nhiệt cao. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều cà tím và sơ chế không đúng cách thì chất độc hại có trong cà tím có thể khiến bạn bị dị ứng hay trúng độc.
Việc đun nấu cà tím ở mức nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho 50% các dưỡng chất bị thất thoát, hao hụt, đồng thời các chất khác như protein thì bị chuyển hóa và có tác dụng như histamin. Hàm lượng histamin cao sẽ khiến cơ thể bị dị ứng, ngứa miệng, ngứa ngoài da. Đặc biệt là người bị hen suyễn sẽ rất dễ bị dị ứng cà tím sau khi ăn cà tím chưa chín kỹ.
Những người nên ăn cà tím
- Những người hay bị mụn nhọt, rôm sảy, lở loét nên ăn cà tím bởi cà tím có tính lạnh, giúp giải nhiệt, mát gan;
- Người già, người bị béo phì có thể ăn cà tím thường xuyên thì cà tím chứa rất ít calo và có khả năng chống tích tụ cholesterol cũng như ure;
- Những người có vấn đề về tim mạch, xương khớp, hệ miễn dịch kém, hay lo lắng, bồn chồn, mất ngủ. Cà tím có chứa dưỡng chất giúp kích thích nhịp tim hoạt động tốt hơn. Chất magie có trong quả cà tím sẽ giúp cơ thể chống lại những lo lắng, bồn chồn tự nhiên, giúp người ăn dễ ngủ hơn. Các chất magie, canxi cũng như các loại vitamin A, vitamin C có trong cà tím có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện cấu trúc xương.
Ai không nên hoặc cần hạn chế ăn cà tím?
Khi tìm hiểu cà tím kỵ gì thì bạn sẽ thấy cà tím thường ít kỵ với các loại thực phẩm khác, chỉ có vấn đề là một số đối tượng không nên ăn hoặc nên hạn chế ăn cà tím quá nhiều mà thôi. Theo nghiên cứu của các thầy thuốc Đông y thì những người sau không nên ăn cà tím:
- Người bị bệnh dạ dày: việc ăn cà tím sẽ khiến cho người ăn bị khó chịu, dễ gây ra tiêu chảy nặng;
- Người yếu, mệt, đau nhức, thấp khớp khi trời trở lạnh hay người mới ốm dậy không nên ăn cà tím nhiều và không ăn quá thường xuyên. Đặc biệt là không ăn cà tím rán có nhiều dầu sẽ gây nên tình trạng viêm tấy…;
- Người bị bệnh thận, người bị hen suyễn không ăn cà tím nhiều sẽ dễ gây ra sỏi thận;
- Người có bệnh về lá lách cũng không nên ăn nhiều cà tím quá;
- Người có thể chất hư hàn, dễ bị đau bụng, lạnh bụng, đi ngoài dạng lỏng thì nên tránh ăn nhiều cà tím, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa giữa mùa thu và mùa đông. Bởi ở thời điểm này, cà tím thường hay bị đắng, chát và thiên về tính hàn nhiều;
- Phụ nữ mang thai không ăn nhiều cà tím, khi ăn thì phải chọn những quả còn tươi, bởi cà tím càng để lâu càng héo thì càng sinh nhiều chất solanine độc hại;
- Người bị bệnh tiểu đường càng nên ít ăn cà tím hơn.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn đang thắc mắc cà tím kỵ gì thì thịt cua sẽ là câu trả lời dành cho bạn. Cả cà tím và thịt cua đều có tính hàn nên khi ăn cùng nhau sẽ dễ gây ra tiêu chảy, dạ dày khó chịu. Đặc biệt là cần tránh kết hợp hai loại thực phẩm này cho những người có thể chất hư hàn.
Lời kết
Giờ thì bạn đã biết cà tím kỵ gì rồi. Bên cạnh việc tránh kết hợp cà tím với các loại thực phẩm không phù hợp thì bạn còn biết cách chế biến cà tím và biết được những ai nên và không nên ăn cà tím nữa. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích được cho bạn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho bản thân và gia đình mình.