Insulin là cái tên quen thuộc với nhiều người, đặc biệt người đang mắc bệnh đái tháo đường. Vai trò của chúng là gì? Cách bảo quản Insulin ra sao cho đúng cách để không làm biến đổi chất thuốc. Đừng lo lắng vì NgonAZ sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chính xác nhất cho tất cả mọi người nhé!
Giải đáp Insulin là gì?
Insulin thực chất là loại hormone do tế bào đảo tuỵ ở tuyến tuỵ tiết ra. Vai trò của chúng là chuyển hoá các carbohydrate trong cơ thể. Ngoài ra còn hỗ trợ chuyển hoá mô gan, mỡ thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động khác.
Insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng nộ glucose trong máu. Với người bị đái tháo đường, do thiếu hụt Insulin nên glycogen không ngừng chuyển hoá và đưa một lượng glucose thừa vào máu làm cho đường trong máu tăng cao.
Insulin được chia thành lọ Insulin và bút tiêm Insulin. Khi bảo quản các sản phẩm này có sự khác biệt nên mọi người chú ý những điều dưới đây nhé.
Cách bảo quản Insulin trong lọ
Bảo quản Insulin trong lọ chưa mở
Trước tiên với cách bảo quản Insulin lọ chưa mở, bạn cần lưu ý: Insulin rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.
– Cần bảo quản Insulin lọ chưa mở ở trong tủ lạnh, tốt nhất là từ 2 – 8 độ.
– Thời gian bảo quản trong tủ lạnh đến lúc hạn sử dụng in trên vỏ hộp, thường là 1 năm từ khi mua hàng nhưng cần kiểm tra lại thông tin cho chính xác.
Bảo quản Insulin trong lọ đã mở
Với lọ Insulin đã bị mở ra thì bạn cần bảo quản ngay trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng có kiểm soát. Tuy nhiên dù để chỗ nào thì lọ Insulin mở ra chỉ được sử dụng trong khoảng 28 ngày là hết hạn. Khi sử dụng, bạn lấy Insulin trong tủ lạnh ra, làm ấm bằng cách lăn giữa 2 tay cho đến nhiệt độ ấm lên.
Cách bảo quản Insulin bút tiêm
Bút tiêm Insulin cũng là phát minh quan trọng với người bị tiểu đường. Công cụ này giúp người bệnh tiêm dễ dàng và chính xác hơn. Bút tiêm Insulin được chia thành 2 loại chính là: dùng 1 lần và tái sử dụng.
– Bút tiêm Insulin dùng 1 lần: Đây là loại phổ biến nhất ở Việt Nam, có gắn cố định 1 ống insulin 3 ml, tương ứng với 300 UI. Sau khi sử dụng hết Insulin, bạn cần thay một bút tiêm mới.
– Bút tái sử dụng: Loại này chứa ống Insulin có thể thay thế. Khi nào dùng hết, bạn chỉ cần thay Insulin, không cần thay bút mới.
Cấu tạo của 1 bút tiêm Insulin gồm 6 phần chính là: nắp bút, nệm cao su bảo vệ, buồng chứa insulin, cửa sổ chỉ liều, vòng xoay chọn liều và nút tiêm. Vì kim tiêm bán rời với bút nên khi mua bạn cần chọn kim và bút cùng hãng là tốt nhất.
Cách bảo quản Insulin bút tiêm chưa mở
Cũng tương tự như cách bảo quản Insulin lọ chưa mở, bạn cũng cho bút tiêm ở trong tủ lạnh là tốt nhất ở nhiệt độ 2 – 8 độ C. Nên đặt bút ở khu vực giữa tủ lạnh, không đặt quá sâu hoặc ở cửa tủ. Vì nhiệt độ ở vị trí không ổn định, thường xuyên rung lắc sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của Insulin.
Cách bảo quản Insulin bút tiêm đã mở
Với Insulin bút tiêm sau khi sử dụng lần đầu tiên, bạn không nên bảo quản ở tủ lạnh mà bảo quản ở nhiệt độ phòng có kiểm soát. Số ngày sử dụng phụ thuộc vào loại bút và cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Thông thường bút tiêm sẽ sử dụng trong 7 – 28 ngày.
Những điều cần lưu ý trong cách bảo quản Insulin
– Không được đặt Insulin ở nơi có nhiệt độ cao, không để trong ô tô đóng kín cửa, nóng vì làm cho chúng bị hỏng.
– Không đặt Insulin ở nơi quá lạnh, không để trong ngăn đông vì như vậy không còn sử dụng được nữa. Bạn cũng không thể tiêm Insulin khi nó bị đông cứng.
– Không được để Insulin dưới ánh nắng mặt trời.
– Không được sử dụng Insulin đã hết hạn. Khi dùng nhớ lưu ý hạn sử dụng trên vỏ lọ hoặc bút tiêm. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì cần bỏ ngay Insulin sau 28 ngày kể từ khi lấy chúng ra.
– Nhớ kiểm tra Insulin trước khi sử dụng. Nếu thấy sự thay đổi về màu sắc, độ trong, có vón cục, tinh thể màu trắng thì nên bỏ ngay. Nhớ rằng Insulin chuẩn sẽ luôn trong suốt và không bao giờ bị vẩn đục.
– Nếu thấy Insulin có mùi lạ, bất thường cũng nên bỏ ngay. Insulin sử dụng chuẩn không được có mùi.
Lời kết
Insulin là chất đặc biệt quan trọng với người bị tiểu đường. Để thuận tiện hơn, nhiều người đã mua lọ hoặc bút tiêm Insulin về điều trị tại nhà. Nếu chưa biết cách bảo quản Insulin chuẩn nhất thì đừng bỏ qua thông tin cụ thể ở trên nhé!