Các bạn gái sẽ dễ dàng bị đổ gục trước một anh chàng đàn hay, hát giỏi và có chút lãng tử. Còn những cô gái của chúng ta cũng có thể học đàn guitar để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Thực ra cách đánh đàn guitar không quá khó. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì, kiên trì từng ngày. Cùng NgonAZ học ngay các bước dưới đây để sớm đánh được bài hát yêu thích cho crush nghe nhé.
Đàn guitar là đàn gì?
Đàn guitar là một loại nhạc cụ dây phổ biến và đa dạng trong các thể loại nhạc khác nhau. Được tạo thành từ các thành phần chính bao gồm thùng đàn (body) và cần đàn (neck), đàn guitar có thường có 6 dây nhạc đặt theo các tần số khác nhau. Người chơi sẽ sử dụng ngón tay hoặc búa đánh (picking) để tạo ra âm thanh khi vuốt và đánh vào các dây.
Phân loại đàn guitar
Đàn guitar được phân loại dựa trên nhiều yếu tố như kích thước, kiểu dáng, số lượng dây, cấu trúc cần đàn, và mục đích sử dụng. Dưới đây là một số phân loại đơn giản:
Guitar cổ điển (Classical Guitar): Là loại đàn có cấu trúc truyền thống với 6 dây nylon hoặc nylon đan kim loại. Được sử dụng chủ yếu trong nhạc cổ điển và nhạc dân gian.
Guitar Acoustic (Guitar không cần điện): Đây là loại đàn có thùng đàn hình dạng lớn, thường là 6 dây kim loại. Sử dụng tùy ý và phổ biến trong nhiều thể loại nhạc.
Guitar điện (Electric Guitar): Là loại đàn có thùng đàn mỏng, thường có 6 hoặc 7 dây kim loại. Đi kèm với hệ thống micro và pickup để tạo âm thanh điện tử. Được sử dụng chủ yếu trong nhạc rock, blues và jazz.
Guitar Bass: Là phiên bản lớn hơn của guitar điện, có âm sắc thấp và đặc biệt được sử dụng để chơi nhạc nhịp và nhạc rock.
Guitar 12 dây (12-String Guitar): Loại đàn có 12 dây đan kim loại tạo ra âm thanh giàu sắc.
Guitar Resonator: Đàn có thùng đàn chế tạo từ kim loại hoặc gỗ lõi cứng và được sử dụng trong các thể loại nhạc dân gian và blues.
Guitar Dobro: Đàn kim loại có thùng đàn hình chữ D và được chơi bằng slide. Thường xuất hiện trong nhạc bluegrass và country.
Guitar Archtop: Đàn có hình dạng hõm cung cấp âm thanh đặc biệt, thường được sử dụng trong nhạc jazz.
Cách cầm đàn guitar chuẩn nhất
Trước tiên, bạn học cách cầm một cây đàn guitar cho thành thạo. Có 3 cách cầm đàn guitar là: phương pháp thông thường, phương pháp cổ điển và đứng với dây đeo.
– Phương pháp thông thường
Nếu là người thuận tay phải, bạn hãy đặt cây guitar lên chân phải của mình. Sau đó dùng đế đặt chân. Giá của đế đặt chân khoảng 300 – 500.000 đồng tại các cửa hàng nhạc cụ. Điều này giúp nâng cao chân của bạn, đưa guitar đến vị trí thoải mái hơn, nhất là khi chơi trong thời gian dài.
Ngoài ra hãy nhớ đừng nghiêng mặt đàn guitar vào trong hướng về phía họ để nhìn các ngón tay. Đây là tư thế không tốt vì dễ gây mệt mỏi. Thay vào đó, hãy đặt cây đàn guitar thẳng lên. Một điều nữa là vòng tay thuận của bạn quanh cây đàn để giữ nó gần với cơ thể, ngăn cho bị nghiêng và cố định ở một vị trí tốt nhất.
– Phương pháp cổ điển
Nếu thuận tay phải, bạn đặt chân trái lên đế, sau đó đặt cây guitar lên chân trái. Từ đó cần đàn sẽ được đưa sang bên trái nhiều hơn, nâng lên cao hơn. Đồng nghĩa với việc bạn dễ với tới các nốt trên mặt của cần đàn. Tuy nhiên chơi trong thời gian dài sẽ hơi khó, trừ khi bạn sử dụng dây đeo để giữ đàn ở vị trí cao.
– Dùng dây đeo
Bạn cũng có thể sử dụng dây đeo với mức chi phí khoảng 150.000 đồng đến vài triệu nếu là loại đắt tiền.
Hướng dẫn về ngón tay, phím đàn cơ bản
Các ngón tay
Khi chơi guitar, các ngón tay được biểu thị như sau:
- Ngón trỏ là ngón đầu tiên
- Ngón giữa là ngón thứ hai
- Ngón đeo nhẫn là ngón thứ ba
- Ngón út là ngón thứ tư của bạn
Bạn nhớ rõ để sau này học sơ đồ hợp âm, âm giai sẽ biết mình cần sử dụng ngón tay nào.
Phím đàn
Các phím đàn (fret) trên guitar là những dải kim loại được đặt dọc theo fretboard. Phím đầu tiên là dải kim loại gần nhất với đầu (headstock) của cần đàn và bắt đầu đếm số thứ tự từ đó.
Dây đàn
Nhiều người nghĩ dây đàn gần họ nhất, dây dày nhất cũng là dây đầu tiên của guitar. Tuy nhiên ngược lại mới chính xác. Dây gần sàn nhà nhất, dây mỏng nhất là dây đầu tiên. Sau đó là các dây thứ hai, thứ ba,… Chỉ cần lưu ý rằng dây mỏng nhất của cây đàn là dây đầu tiên, và dây dày nhất là dây thứ sáu.
Cấu tạo của đàn guitar
Có 2 phần chính của 1 cây đàn guitar. Đó là cần đàn (neck) và thân đàn (body). Guitar acoustic và guitar có nhiều bộ phận giống nhau. Tuy nhiên vẫn có vài điểm khác biệt.
- Đầu đàn (headstock): Nằm ở cuối của cần đàn, được chia nhỏ thành nhiều bộ phận nữa.
- Chốt chỉnh dây (tuning keys): Được dùng để chỉnh cao độ của dây đàn guitar.
- Lược đàn (nut): Là thanh nhựa màu trắng nằm ở phía dưới đầu đàn. Các dây đàn được đặt vào lược đàn trước khi được buộc vào các khóa dây.
- Phím đàn: Là các thanh kim loại mảnh đặt dọc theo cần đàn, vuông góc với dây đàn.
* Thân đàn
– Đàn Guitar Acoustic
- Pickguard: Là phần nhựa bảo vệ đàn khỏi bị xước khi ta đánh đàn.
- Lỗ thoát âm (soundhole): hầu hết đàn guitar acoustic đều có một lỗ thoát âm ở giữa thân đàn.
- Ngựa đàn (bridge): Phần nhựa màu đen ở đầu ngược lại với lược đàn. Khi gảy dây đàn, rung động chạy dọc theo cần đàn từ ngựa đàn đến đầu đàn.
– Đàn Guitar Điện
- Pickups: Như là cây micro của đàn, thu vào những rung động của dây và đưa chúng vào bộ khuếch đại âm thanh.
- Nút chỉnh âm lượng và tông (volume & tone knobs): Có thể có một, hai, ba, hoặc bốn nút tùy thuộc vào loại guitar điện mà bạn có.
- Bộ chuyển pickup: Loại điều khiển thứ hai trên guitar điện là bộ chuyển pickup. Hầu hết các cây guitar điện đều có công tắc chuyển 3 chiều. Nó quyết định pickup nào đang hoạt động. Nếu bạn kéo công tắc xuống, pickup ở ngựa đàn sẽ hoạt động, làm cây đàn sẽ có giọng cao hơn (treble tone) vì gần với cuối dây. Nếu để công tắc ở giữa, cả hai pickup đều sẽ hoạt động, ta sẽ có giọng trung (medium tone). Nếu kéo công tắc lên, pickup ở cần đàn hoạt động, cây đàn sẽ có giọng trầm.
Những điều cơ bản về dây đàn
Tên gọi các dây đàn
Tên của dây dày nhất, dây thứ sáu là Mi (E). Tiếp theo xuống dưới, dây thứ năm là La (A), thứ tư là Rê (D), thứ ba là Sol (G), thứ hai là Si (B), và dây đầu tiên cũng là Mi (E). Một cách ghi nhớ dễ hơn là 2 dây ngoài cùng đều là dây Mi (E). Còn bạn cố gắng tên của 4 dây trong. Điều này rất quan trọng cho các bước về sau.
Cách lên dây đàn guitar đúng cao độ
Biết cách chỉnh dây đàn chính là kỹ thuật đầu tiên bạn cần biết. Vì nếu cây đàn của bạn bị sai dây thì âm thanh tạo ra cũng không tốt.
– Lý thuyết chỉnh dây
- Bảng chữ cái âm nhạc: Bạn đã học được tên dây mở trên cây đàn guitar là E-A-D-G-B-E. Tiếp theo là ghi nhớ bảng chữ cái âm nhạc tự nhiên. Chúng bao gồm bảy chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái thông thường, là A-B-C-D-E-F-G.
- Kí hiệu Giáng (b): Biểu tượng trông giống chữ “b” viết thường là biểu tượng giáng. Khi nó ở cạnh 1 nốt nhạc có nghĩa nốt nhạc đó có cao độ thấp hơn ½ cung. Khi chúng ta nói dây bị giáng (flat) khi chỉnh dây đàn guitar, có nghĩa là cần phải chỉnh cao độ của các nốt nhạc lên một chút.
- Kí hiệu Thăng (#): Biểu tượng này khi ở cạnh một nốt nhạc sẽ làm cao độ của nốt đó tăng lên ½ cung. Lúc nói dây bị thăng (sharp) khi chỉnh dây đàn có nghĩa là nốt nhạc đang hơi cao và phải hạ cao độ xuống.
Nếu dùng máy lên dây điện tử, có vài cách cho bạn biết nốt nhạc đang bị cao hơn hay thấp hơn bình thường. Đó là đèn tín hiệu, lệch trái nếu nốt bị giáng, cần chỉnh lên một chút. Nếu đèn lệch sang phải, nốt nhạc bị cao cần chỉnh xuống.
Lưu ý:
- Hãy điều chỉnh đúng chốt dây. Ví dụ nếu muốn điều chỉnh dây D (Rê), hãy dò dọc theo dây D lên đến đầu đàn (headstock) nơi bạn có thể thấy chính xác chốt để chỉnh dây đó. Đừng vặn sang chốt khác.
- Nếu chưa chỉnh được ngay lần đầu, bạn dừng lại, vặn dây về vị trí cũ và bắt đầu lại. Cách tốt nhất là thử đánh bất kỳ dây nào với máy lên dây, tìm hiểu xem cần vặn nhiều hay ít để chỉnh cao độ.
Cách đánh đàn guitar cơ bản
Bạn sẽ học được cách đánh đàn guitar hay còn gọi là “quạt chả” đàn guitar đúng cách nhấy. Đảm bảo điều này giúp ích trong việc luyện tập mà giảm nguy cơ bị chấn thương.
Sử dụng móng gảy
Bạn nên sử dụng móng gảy (pick). Nếu không có pick, hãy dùng ngón cái và ngón trỏ để chơi.
+ Cách cầm móng gảy:
- Đặt nó lên cạnh của ngón trỏ sao cho đầu nhọn của pick hướng vào phía trong lòng bàn tay.
- Đặt ngón cái lên pick và giữ nó theo cách tự nhiên nhất có thể.
- Bạn hãy thử các dáng cầm khác nhau và chọn cái nào thấy thoải mái nhất.
+ Góc cầm móng gảy:
Bạn có thể cầm hướng pick hướng xuống dưới sàn nhà khi chơi. Hoặc một số để pick song song với các dây đàn. Góc cầm không quan trọng, miễn là bạn dành thời gian thử nghiệm và chọn góc tốt nhất.
Học cách đánh đàn guitar “quạt chả” cơ bản
Kỹ thuật đánh “quạt chả” cơ bản: Bạn nên chuyển động từ cổ tay nhưng khuỷu tay cũng vẫn động. Đừng khóa cổ tay lại và đánh đàn chỉ bằng khuỷu tay sẽ gây sức ép ở vai.
- Kĩ thuật “quạt xuống” (downstrokes): Dùng tay trái (nếu bạn chơi đàn bằng tay phải) đặt nhẹ lên các dây ở phía cần đàn. Tập đánh đàn quạt xuống qua tất cả 6 dây. Thực hiện động tác này nhiều lần đến khi thành thạo.
- Kĩ thuật “quạt lên” (upstrokes): Là đánh/quạt qua các dây từ dưới lên. Bạn không cần phải đánh lên qua tất cả các dây. Chỉ đánh qua 3 hoặc 5 dây là được và giúp bạn định hình phong cách chơi đàn guitar của riêng mình.
- Kết hợp “quạt lên” và “quạt xuống”: Khi bạn đã quen dần thì hãy thử chơi xen kẽ cả quạt lên và quạt xuống.
Nếu dùng móng gảy mà nó thường bay ra khỏi tay thì bạn cần giữ pick chặt để nó không bị rơi. Tuy nhiên cũng không nên nắm quá chặt để hạn chế bị mỏi tay quá nhanh. Bạn cần liên tục thực hiện những điều chỉnh nho nhỏ cho pick của mình. Vì pick sẽ luôn di chuyển một chút khi bạn liên tục “quạt chả”.
Những hợp âm guitar cơ bản
Bạn cần học 4 hợp âm cơ bản là La thứ (A minor), Đô trưởng (C major), Rê trưởng (D major) và Sol trưởng (G major). Điều này rất có ích bởi vì bạn sẽ sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình học đánh guitar.
Cách đọc biểu đồ hợp âm
Trước khi bắt đầu chơi, bạn cần biết cách đọc 1 biểu đồ hợp âm (Chord Chart/Diagram).
- Nhìn vào một biểu đồ hợp âm, bạn sẽ thấy 6 đường thẳng dọc song song tượng trưng cho 6 dây đàn guitar. Đường thẳng ngoài cùng bên trái là dây Mi trầm và đường ngoài cùng bên phải là dây Mi cao.
- Các đường nằm ngang trên biểu đồ tượng trưng cho các phím đàn. Có một đường gạch ngang ở trên cùng tượng trưng cho lược đàn để bạn có thể xem xem mình đang ở phím đàn thứ mấy.
- Các dấu chấm trên biểu đồ hợp âm cho bạn biết nơi đặt các ngón tay của mình. Nếu dấu chấm có số bên trong, nó cho biết ngón tay nào sẽ sử dụng khi bạn tạo thế tay cho hợp âm đó.
Ví dụ, với hợp âm La thứ (A minor/Am), bạn có thể thấy trên biểu đồ hợp âm một hình tròn với số ‘1’ trong nó trên phím đầu tiên của dây Si. Điều này có nghĩa là bạn cần dùng ngón trỏ bấm vào phím đàn thứ nhất trên dây Si.
Một lưu ý khác: Nếu “X” xuất hiện ở phía trên một dây đàn có nghĩa là bạn sẽ không phải chơi dây đàn đó. Với hợp âm La thứ, bạn sẽ bỏ qua dây Mi trầm khi đánh đàn.
Một số lời khuyên về kỹ thuật chơi hợp âm
Để bắt đầu, bạn đưa bàn tay bấm hợp âm của bạn ra trước mặt và giả vờ như bạn đang cầm một quả táo hoặc một quả bóng chày. Đây chính là tư thế tốt nhất. Sau đó đặt ngón tay cái vào phía sau cần đàn rồi đánh hợp âm guitar.
Hãy giữ thẳng cổ tay. Vì nếu cổ tay xoắn quá nhiều ra phía trước, tay bạn rất dễ bị đau. Nếu xoắn quá nhiều ra phía sau, bạn sẽ không thể với tới các dây đàn để tạo thành hợp âm.
Lưu ý khi học đánh đàn guitar
Học đánh đàn guitar là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Để có thể chơi đàn một cách thành thạo, bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Chọn đàn guitar phù hợp: Đây là bước quan trọng đầu tiên khi bắt đầu học đàn guitar. Bạn nên chọn loại đàn phù hợp với sở thích và trình độ của mình. Nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn nên chọn đàn acoustic hoặc classic.
– Học các kỹ thuật cơ bản: Trước khi học các bài hát, bạn cần học các kỹ thuật cơ bản như cầm đàn, bấm hợp âm, gảy đàn. Các kỹ thuật này có thể được tìm thấy trong sách, video hướng dẫn hoặc từ các giáo viên dạy guitar.
– Luyện tập thường xuyên: Để chơi đàn guitar giỏi, bạn cần luyện tập thường xuyên. Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập.
– Tìm kiếm sự giúp đỡ từ giáo viên: Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình học, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ giáo viên dạy guitar. Giáo viên sẽ giúp bạn sửa lỗi và hướng dẫn bạn học đúng cách.
Lời kết
Vậy là bạn đã học được cơ bản về cách đánh đàn guitar cho người mới ở trên. Muốn chơi giỏi, điêu luyện thì cần thời gian luyện tập rất nhiều mới thành thạo được nhé.