Nếu muốn đầu tư vào chứng khoán chắc hẳn bạn đã nghe đến báo cáo tài chính. Thực ra đây là nội dung cực kỳ quan trọng với bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Nếu chưa biết được cách đọc báo cáo tài chính chi tiết, bạn tham khảo ngay thông tin dưới đây nhé.
Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là một tài liệu quan trọng trong lĩnh vực kế toán và tài chính, được sử dụng để tổng hợp, phân tích và báo cáo về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng về tài sản, nợ, vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của một đơn vị.
Báo cáo tài chính bao gồm những phần nào?
Báo cáo tài chính là tổng hợp đầy đủ thông tin về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ phải trả, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo tài chính, dễ dàng thấy được khả năng sinh lời, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đò đưa ra được phương hướng giải quyết, phát triển trong tương lai.
Theo Điều 100, Thông tư 200/2014/TT-BTC, một báo cáo tài chính hoàn chỉnh gồm các phần sau:
- Báo cáo tài chính của Ban giám đốc doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính của phía Công ty kiểm toán độc lập.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (mẫu số B02-DN).
- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN).
- Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DN).
Ý nghĩa của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được coi như “bộ mặt” của doan nghiệp. Thông qua phân tích văn bản này, đối tác muốn làm ăn sẽ biết doanh nghiệp này phát triển có tốt không, dòng tiền được chi tiêu ở những hạng mục nào, tính minh bạch,… Từ đó đưa ra kết luận, doanh nghiệp đang đi theo hướng tích cực hay tiêu cực, phát triển hay suy thoái, hoạt động trong tương lai có triển vọng không,…
Ngoài ra, bản thân nhà đầu tư trước khi quyết định sở hữu cổ phiếu của công ty phải tìm hiểu, phân tích cụ thể báo cáo tài chính. Trong báo cào này phản ánh kết quả kinh doanh trong một khoảng thời gian cụ thể. Đồng thời cũng thể hiện rõ việc phân phối lợi nhuận cho cổ đông. Công ty hay doanh nghiệp làm ăn thuận lợi đương nhiên cổ tức chi trả cũng tăng theo thời gian. Còn tình hình bất ổn, làm ăn thua lỗ thì cổ động sẽ là người chịu thiệt.
Tổng kết lại, thông qua cách đọc báo cáo tài chính cụ thể, bạn hiểu rõ cơ chế hoạt động của công ty, phát hiện được những sai sót hoặc bất ổn. Từ đó có thể thay đổi chiến lược, kế hoạch trong tương lai. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đọc, phân tích một bản báo cáo tài chính hoàn chỉnh. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể các bước nhé.
Cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp đơn giản
Thực tế có nhiều cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp. Nếu là người ít tiếp xúc với các con số hoặc không làm trong lĩnh vực này, bạn có thể tham khảo 5 bước đơn giản.
Bước 1: Đọc trước ý kiến kiểm toán viên
Kiểm toán viên là người đã xác minh toàn bộ dữ liệu trong báo cáo là thật, không phải do một cá nhân hay tổ chức nào nghĩ ra. Tính trung thực cũng được đưa ra với mức độ tin cậy giảm dần gồm: chấp nhận toàn phần, ngoại trừ, không chấp nhận và từ chối.
Nếu chấp nhận toàn phần- điều này thể hiện bản cáo cáo trung thực, bạn có thể tin tưởng vào dữ liệu được phân tích. Các sai sót được kiểm toán viên phát hiện sẽ đề nghị phía doanh nghiệp chỉnh sửa kịp thời. Còn nếu thấy kiểm toán viên từ chối thì tính minh bạch của báo cáo không hoàn toàn chính xác.
Bước 2: Phân tích bảng cân đối kế toán
Tiếp đến, bạn tìm hiểu bảng cân đối kế toán và xác định rõ tài sản cũng như nguồn vốn. Đây là cơ sở để xây dựng doanh nghiệp, duy trì quá trình hoạt động, kinh doanh.
Bảng cân đối kế toán sẽ phản ánh tình hình doanh nghiệp ở thời điểm cụ thể thường lấy ở đầu năm so với cuối năm, các báo cáo quý, tháng tính từ ngày đầu đến ngày cuối kỳ. Theo nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán: TÀI SẢN = NGUỒN VỐN.
– TÀI SẢN chia thành hai loại:
TÀI SẢN NGẮN HẠN | TÀI SẢN DÀI HẠN |
Tài sản dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh gồm tiền và các khoản tương đương tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho,… | Tài sản trên một năm sử dụng gồm:
– Tài sản cố định như máy móc nhà xưởng,… – Tài sản vô hình như bản quyền phát minh,… |
– NGUỒN VỐN được cấu thành từ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:
NỢ PHẢI TRẢ | VỐN CHỦ SỞ HỮU |
Là nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với chủ nợ. Nó bao gồm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn.
Ví dụ như khoản phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp cho cơ quan nhà nước, nợ vay tín dụng, lãi ngân hàng, trả người lao động,… |
Vốn góp từ phát hành cổ phiếu, từ chủ sở hữu, vốn đầu tư, lợi nhuận giữ lại sau khi trừ thuế, các quỹ đầu tư phát triển,… |
Muốn phân tích bảng cân đối kế toán, bạn phải phân loại được tài sản và nguồn vốn. Tiếp theo đó là tính toán tỷ trọng các khoản mục chi tiết theo thời gian, ghi chú những mục quan trọng với tỷ trọng lớn, biến động ngay thời điểm báo cáo. Cụ thể:
– Quan sát số dư tiền và các khoản tương đương tiền
Doanh nghiệp quy mô lớn, lãi thu được lớn nhưng khoản này thấp nghĩa là công ty đang bị thiếu hụt thanh khoản, chứng tỏ dòng tiền thiếu lành mạnh. Một tổ chức nên có số dư tiền mặt ít nhất 10% nợ ngắn hạn mới đảm bảo khả năng thanh khoản tức thời.
– Quan sát nợ vay, lãi trả và hệ số nợ
Nếu mức vay nợ quá cao thì đồng vốn sinh lời sẽ thấp, công ty không có nhiều doanh thu. Nếu doanh nghiệp dư nợ cao thể hiện việc quản trị kém hiệu quả, lợi nhuận thấp, khó có khả năng mở rộng vì tiền lời đều ưu tiên cho việc trả nợ.
– Phát hiện các dấu hiệu của sự mất cân đối tài chính
Bạn cần biết, tài sản dài hạn sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Còn nếu tài sản dài hạn mà tài trợ bởi vốn ngắn hạn thì bất hợp lý. Xu hướng biến động vốn lưu động thuần giảm dần và âm cho thấy mất cân bằng tài chính hay công ty đang dùng nợ vay ngắn hạn đầu tư vào tài sản dài hạn như mua thêm máy móc, nhà xưởng.
Bước 3: Đọc – phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khi đọc báo cáo tài chính, bạn cần hiểu rõ những nội dung quan trọng sau:
DOANH THU | THU NHẬP KHÁC | CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG KỲ |
Khoản thu do hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nó gồm:
– Doanh thu thuần về bán hàng cung cấp dịch vụ – Doanh thu từ hoạt động tài chính. |
Phát sinh từ hoạt động ngoài như thanh lý tài sản, nhượng bán tài sản cổ định, thu tiền phạt do đối tác vi phạm hợp đồng,… | Tổng giá trị chi ra, các khoản khấu trừ, phát sinh thêm nợ làm giảm vốn chủ sở hữu.
Chi phí chia thành hai loại: – Chi phí do hoạt động sản xuất, kinh doanh (chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp,…) – Chi phí khác (phí thanh lý, nhượng bán tài sản,…). |
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì: LỢI NHUẬN = DOANH THU – CHI PHÍ.
– Báo cáo tài chính trình bày chi tiết về hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH | HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH | HOẠT ĐỘNG KHÁC |
Doanh thu thuần từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp phát sinh, doanh thu từ hoạt động tài chính, chi phí phát sinh, biên lợi nhuận gộp… | Doanh thu tài chính (lãi đầu tư, lãi chênh lệch tỷ giá, lãi tiền gửi,…) và chi phí tài chính (lỗ đầu tư, lãi vay,…).
|
Phản ánh tình hình hoạt động nằm ngoài hoạt động kinh doanh chủ chốt của doanh nghiệp. Chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu kinh doanh, gồm thu nhập từ lãi thanh lý, bồi thường hợp đồng,… |
Ba yếu tố trên giúp xác định: TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ = DOANH THU – CHI PHÍ. Sau đó trừ đi khoản trả thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ ra LỢI NHUẬN SAU THUẾ.
KẾT LUẬN
Để phân tích 1 bảng báo cáo tài chính, bạn phải phân loại doanh thu và chi phí. Sau đó tính toán tỷ trọng so với tổng doanh thu và tổng chi phí. Sự thay đổi nếu có phát sinh phải phản ánh kịp thời, ghi chú các mục có sự biến động lớn để theo dõi.
LƯU Ý:
Báo cáo tài chính không thể hiện dòng tiền thu chi trong kỳ, lợi nhuận trên báo cáo dễ bị thổi phồng hoặc che giấu do nguyên tắc, quan điểm hạch toán kế toán. Vậy nên đôi khi chỉ dựa trên những con số này cũng chưa đảm bảo được công ty có làm ăn minh bạch, có lai, có tiền để trả nợ khi đáo hạn, tái sản xuất hay không. Bởi vậy, bạn cần kết hợp so sánh với bảng cân đối kế toán và cáo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Bước 4: Đọc – phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Việc đọc và phân tích bó cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp bạn xác định được công ty kiếm được cụ thể bao nhiêu tiền, chi ra bao nhiêu trong khoảng thời gian nhất định.
Trên thực tế, doanh thu, lợi nhuận ghi trên báo cáo tài chính sẽ được ghi nhận ngay khi nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Nhưng có khoản dù đã thu nhưng chưa được ghi rõ ràng.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện 3 DÒNG TIỀN cơ bản:
DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH | DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ | DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH |
Dòng tiền phát sinh do hoạt động thanh toán nhà cung cấp, khách hàng, người lao động,… Dòng tiền này lấy từ chính kết quả kinh doanh của tổ chức, không lấy từ huy động vốn hoặc vay nợ. | Dòng tiền vào và ra liên quan đến việc mua sắm, thanh lý, đầu tư tài sản cố định và những tài sản dài hạn khác.
|
Dòng tiền từ việc tăng/ giảm vốn chủ sở hữu thông qua hình thức nhận góp vốn mới, phát hành cổ phiếu, trả cổ tức,… Hoặc từ khoản vay nợ, chi trả nợ gốc hoặc vay mới,… |
Lưu chuyển tiền tệ dự liệu có thể âm hoặc dương. Với doanh nghiệp có dòng tiền trả cổ tức đều đặn trong dài hạn, điều này chứng tỏ tài chính của họ rất lành mạnh, lợi nhuận công bố chính xác. Còn doanh nghiệp đang tăng trưởng tốt mà không trả cổ tức thì họ sẽ đầu tư cho các hạng mục khác hoặc tái vận hành bộ máy cho hoàn thiện hơn.
Bước 5: Đọc – phân tích thuyết minh báo cáo tài chính
Để đọc hiểu cũng như phân tích, thuyết minh được báo cáo tài chính, bạn cần phân tích cụ thể doanh nghiệp dưới góc nhìn:
– Doanh nghiệp này đang hoạt động cụ thể trong lĩnh vực nào?
– Doanh nghiệp này hoạt động trong thời gian bao lâu? Đang ở giai đoạn đầu, giữa hay cuối của chu kỳ phát triển.
– Chính sách kế toán, chuẩn mực áp dụng hiện tại là gì?
Sau đó trinh bày từng khoản mục một cách chi tiết, diễn giải bằng lời và công thức toán học để người đọc hiểu rõ.
Những lưu ý với cách đọc báo cáo tài chính
Các doanh nghiệp làm ăn minh bạch, rõ ràng thường công bố báo cáo tài chính trên website chính thức của công ty. Muốn tìm hiểu công ty nào, bạn chỉ cần tải về là được. Các báo cáo này thường được dùng cho hoạt động kiểm toán và thanh toán thuế hằng năm.
Bạn muốn tự đọc, phân tích báo cáo tài chính thì nên lưu ý vài điểm saj:
- Cố gắng dành thời gian so sánh dữ liệu ở từng thời điểm khác nhau để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
- So sánh doanh nghiệp đó với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực để đánh giá lại điểm mạnh, yếu của tổ chức.
- Những con số trên bảng cân đối chỉ mang tính thời điểm, báo cáo kết quả theo thời kỳ. Muốn tổng quát hơn về tình hình phát triển của công ty, bạn nên tìm kiếm dữ liệu của các năm gần nhất.
Như vậy, mọi người đã học được cách đọc báo cáo tài chính chi tiết nhất rồi nhé. Hi vọng với thông tin trên sẽ giúp ích trong công việc học tập, đầu tư của bạn nhé.