Huyết áp là một trong những yếu tố quan trọng giúp xác định tình trạng máu đi nuôi cơ thể có tốt không. Các gia đình có cha mẹ nhiều tuổi hầu như đều mua chiếc máy này về tự đo và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp. Nếu chưa biết cách đọc chỉ số huyết áp chính xác nhất ra sao, mọi người tìm hiểu thông tin cụ thể dưới đây nhé.
>> Tham khảo: Cách đọc kết quả xét nghiệm máu chi tiết, chính xác nhất
Chỉ số huyết áp là gì?
Huyết áp là để chỉ áp lực do máu tác động lên thành động mạch, giúp bơm máu được đi xa nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Để xác định, người ta sẽ dựa vào lưu lượng máu chảy vào tim. Trong trường hợp tim tiếp nhận quá nhiều máu thì sẽ làm thu hẹp động mạch dẫn tới tình trạng huyết áp cao.
– Chỉ số huyết áp được chia thành 2 loại là:
Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) | Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) |
Là dạng áp lực xuất hiện khi máu được bơm ra khỏi tim và động mạch | Là dạng áp lực khi tim nghỉ giữa các nhịp đập, giá trị của chỉ số này sẽ thấp hơn huyết áp tâm thu. |
Máy đo huyết áp sẽ hiển thị cả 2 chỉ số này, đơn vị là milimet thủy ngân (mmHg). Theo định nghĩa của Bộ Y tế, huyết áp bình thường ở người dao động trong khoảng từ 90/60 mmHg – 130/90 mmHg.
Sau khi đo đạc và dựa trên các khoảng tham số này, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận huyết áp của bệnh nhân có bình thường không. Ngoài ra trước khi đo huyết áp, bệnh nhân không nên vận động mạnh hoặc thay đổi tâm lý đột ngột.
Dụng cụ cần cho việc đo huyết áp
- Vòng băng hơi (vòng bít): Nên sử dụng loại có kích thước phù hợp với bắp tay của bệnh nhân.
- Ống nghe mạch đập: Tác dụng chính là theo dõi mạch đập của người bệnh trong quá trình đo.
- Máy đo huyết áp (hay huyết áp kế): Được chia thành nhiều loại như máy đo huyết áp thủy ngân, máy đo huyết áp cơ, máy đo điện tử,…
Vì để bệnh nhân tiện theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà, trên thị trường cung cấp loại máy đo có nguyên lý sử dụng dễ dàng hơn so với máy cơ và máy đo thủy ngân. Hai loại này chỉ người chuyên môn trong ngành mới dùng được. Khi dùng loại máy đơn giản kia, bệnh nhân tự theo biết đọc các chỉ số, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả chi phí đi lại.
Cách đo huyết áp chính xác nhất
– Trước khi đo
Bệnh nhân cần phải thả lỏng, nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút. Không được vận động mạnh hoặc dùng các chất kích thích như trà, rượu bia, cà phê, thuốc lá,…
– Trong khi đo
- Bước 1: Chuẩn bị tư thế đúng chuẩn. Bệnh nhân ngồi tựa lưng trên ghế, duỗi thẳng cánh tay trên mặt bàn và phần khuỷu tay đặt ngang với tim. Một số trường hợp cần đứng để đo huyết áp như người cao tuổi hoặc bệnh nhân tiểu đường.
- Bước 2: Sau đó, nhân viên y tế quấn vóng bít với một lực đủ chặt, áp lực kế trên mặt đồng hồ phải ở mức 0.
- Bước 3: Tiếp theo là bơm khí vào vòng bít liên tục không được dừng lại giữa chừng. Rồi từ từ xả hơi khỏi vòng bít với tốc độ từ 2 – 3 mmHg/nhịp cho đến khi kim chạm xuống vạch 0.
- Bước 4: Lần đầu tiên nên thực hiện ở cả 2 cánh tay, nếu chỉ số ở một bên tay ghi nhận cao hơn tay còn lại thì sẽ lấy đó làm mốc để so sánh cho các lần đo sau này.
Cách đọc chỉ số huyết áp chính xác nhất
Theo Bộ Y tế, một người có chỉ số huyết áp bình thường nếu số đo huyết áp dưới 120/80 mmHg. Điều này phản ánh người đó đang sở hữu sức khỏe tốt, máu lưu thông đều, tốc độ bơm máu trung bình. Cụ thể hơn về cách đọc chỉ số huyết áp cụ thể như sau:
– Huyết áp bình thường: Là khi huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
– Huyết áp cao: Là khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
– Tiền cao huyết áp: Là khi giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp. Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg.
– Huyết áp thấp: Là khi huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.
Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không còn căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Bệnh nhân phải đo thường xuyên, theo dõi liên tục. Ở một số người, huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi vận động, uống rượu, bia…
Ngoài ra, huyết áp cũng sẽ thay đổi theo độ tuổi. Chỉ số huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi không giống nhau. Dưới đây là bảng chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi để mọi người theo dõi nhé.
Như vậy, bạn đã biết cách đọc chỉ số huyết áp đơn giản như trên. Thực ra nó không hề phức tạp chút nào. Chỉ cần tìm hiểu một chút, mọi người có thể theo dõi và chăm sóc các thành viên trong gia đình.