Điện trở là khái niệm không xa lạ với người làm trong ngành điện. Những vạch màu điện trở giúp nhân viên kỹ thuật xác định giá trị một cách chính xác nhất. Còn với người ngoài ngành, kiến thức này cũng rất hữu ích cần thiết trong vài trường hợp. Dưới đây Ngonaz sẽ giúp bạn cách đọc điện trở 4 vạch màu, 5 vạch màu cơ bản nhé.
Điện trở là gì?
Điện trở là linh kiện quan trọng của mạch điện, điện tử, thường có những vạch màu trên thân. Nó được cấu tạo từ nhiều thành phần với hình dạng khác nhau. Công dụng của điện trở là khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, tạo ra nhiệt lượng trong các ứng dụng cần thiết.
Đơn vị của điện trở là Ohm (Ω). Bên cạnh đó, điện trở có các đơn vị khác như milliohm (1 mΩ = 10−3 Ω), kilohm (1 kΩ = 103 Ω) và megohm (1 MΩ = 106 Ω).
Cách tính giá trị điện trở
Trên thực tế, ngoài việc in trị số lên điện trở, người ta còn quy ước chung cách đọc trị số điện trở và các tham số cần thiết khác. Ví dụ như bảng màu dưới đây:
MÀU | GIÁ TRỊ | SAI SỐ |
Đen | 0 | |
Nâu | 1 | ± 1% |
Đỏ | 2 | ± 2% |
Cam | 3 | |
Vàng | 4 | |
Lục | 5 | ± 0.5% |
Lam | 6 | ± 0.25% |
Tím | 7 | ± 0.1% |
Xám | 8 | ± 0.05% |
Trắng | 9 | |
Hoàng kim | ± 5% | |
Bạc | ± 10% |
Cách đọc điện trở 4 vạch màu
Đúng như cái tên, điện trở 4 vạch màu sẽ có 4 vạch khác nhau, cụ thể:
– Vạch màu thứ nhất: Là giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
– Vạch màu thứ hai: Là giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
– Vạch màu thứ ba: Là hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
– Vạch màu thứ tư: Là giá trị sai số của điện trở. Vòng thứ tư là vòng ở cuối luôn luôn có màu nhũ vàng hay nhũ bạc, khi đọc bạn bỏ qua trị số của vòng này.
Giá trị điện trở = (vạch 1)(vạch 2) x 10(mũ vạch 3)
Ví dụ như: Trên thang điện trở như hình có các vạch màu lần lượt là vàng, tím, đen, hoàng kim ứng với các số 5, 7, 0.
Vậy giá trị điện trở là 57 x 10^0= 57 (Ω).
Cách đọc điện trở 5 vạch màu
Với điện trở 5 vạch màu, bạn sẽ được các giá trị lần lượt:
– Vạch màu thứ nhất: Là giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
– Vạch màu thứ hai: Là giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
– Vạch màu thứ ba: Là giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
– Vạch màu thứ tư: Là hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
– Vạch màu thứ năm: Là giá trị sai số của điện trở
Giá trị điện trở = (vạch 1)(vạch 2)(vạch 3) x 10(mũ vạch 4) + vạch 5
Ví dụ: Một điện trở có các vạch màu lần lượt là xanh, vàng, đỏ, nâu, nâu ứng với các chữ số là 7, 5, 3, 1, 1.
Vậy giá trị điện trở là 753 x 10^1 ± 1%= 7530±1%.
Cách đọc điện trở công suất
Điện trở công suất được biết đến là loại điện trở lớn hơn 1W, 2W, 5W hay 10W được sử dụng trong những mạch điện tử có dòng điện lớn đi qua. Với loại này, người ta thường chia thành 2 cách đọc là điện trở 4 vạch màu và điện trở 5 vạch màu.
Lưu ý sự khác biệt giá trị thực tế và lý thuyết
Trên thực tế, giá trị đo được không hoàn toàn chính xác tuy nhiên giá trị đó phải ở trong khoảng dung sai (tức là phạm vi sai số cho phép) của điện trở. Khoảng dung sai của điện trở được tính bằng cách lấy phần trăm nhân giá trị lý thuyết.
Ví dụ: Điện trở 200 Ω với dung sai 5%
Cách tính khoảng dung sai như sau: 200 x 5%=10 (Ω)
Như vậy với điện trở 200 Ω với dung sai 10%, giá trị đo nằm trong khoảng [190, 210].
Để biết hướng đọc các vạch màu của điện trở, bạn thấy vạch màu đầu tiên nằm sát với cạnh nhất. Còn vạch màu cuối hay vạch dung sai thì luôn có khoảng cách xa hơn một chút so với các vạch kia giúp phân biệt được vạch nào là vạch đầu tiên.
Như vậy, mọi người đã hiểu rõ hơn cách đọc điện trở cụ thể rồi nhé. Hi vọng các thông tin trên sẽ hữu ích trong một số trường hợp cần thiết.