Đi khám bệnh đa số mọi người sẽ làm xét nghiệm máu với mục đích phát hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Nếu chưa biết cách đọc kết quả xét nghiệm máu cụ thể ra sao, bạn có thể theo dõi thông tin của Ngonaz dưới đây nhé. Như vậy mọi người cũng dễ chủ động hơn trong các tình huống.
Xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu là quá trình kiểm tra và phân tích các thành phần, đặc điểm và chức năng của mẫu máu để đánh giá sức khỏe và chẩn đoán các bệnh lý. Thông qua xét nghiệm máu, các thông số và chỉ số quan trọng được đo và đánh giá, bao gồm:
Số lượng hồng cầu: Xét nghiệm máu có thể xác định số lượng hồng cầu trong mẫu máu. Số lượng hồng cầu không bình thường có thể chỉ ra các vấn đề như thiếu máu, bệnh lý máu, hoặc các rối loạn khác.
Số lượng bạch cầu: Xét nghiệm máu có thể đo số lượng bạch cầu, bao gồm các loại bạch cầu như bạch cầu tổng, bạch cầu bạch huyết và bạch cầu hạt. Số lượng bạch cầu không bình thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm nhiễm, hoặc các bệnh lý khác.
Bạch cầu phân tích: Xét nghiệm máu có thể phân tích các loại bạch cầu theo tỷ lệ phần trăm và đánh giá chức năng miễn dịch của hệ thống cơ thể.
Số lượng và tỷ lệ tiểu cầu: Xét nghiệm máu có thể đo lượng và tỷ lệ tiểu cầu, đây là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng thận.
Mức độ hemoglobin: Xét nghiệm máu có thể đo lượng hemoglobin, một chất có trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy trong cơ thể. Mức độ hemoglobin không bình thường có thể là dấu hiệu của thiếu máu.
Thời gian đông máu: Xét nghiệm máu có thể đo thời gian đông máu để kiểm tra chức năng của hệ đông máu trong cơ thể.
Các chỉ số hóa học: Xét nghiệm máu cũng có thể đo các chỉ số hóa học như mức đường huyết, cholesterol, chức năng gan, chức năng thận và các chỉ số khác để đánh giá sức khỏe tổng thể.
Cách đọc kết quả xét nghiệm máu chính xác nhất
Để đọc kết quả xét nghiệm máu chính xác nhất, bạn chú ý các đơn vị và chỉ số sau:
Glu (Glucose): Đường trong máu
Glu (Glucose) | Khoảng tham chiếu là từ 4,1 – 5.9 mmol/l. |
Kết quả nhận được sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
– Nếu nằm ngoài giá trị khoảng tham chiếu cho phép: Nghĩa là bạn có tình trạng giảm đường máu.
– Nếu tăng ngoài giá trị khoảng tham chiếu cho phép: Nghĩa là bạn có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp/chuyển hóa glucose.
SGOT & SGPT: Nhóm men gan
SGOT & SGPT: Nhóm men gan | Giới hạn bình thường từ 9,0 – 48,0 với SGOT và 5,0 – 49,0 với SGPT. |
Như bạn đã biết, gan có chức năng quan trọng thải độc cho các bộ phận trong cơ thể. Khi nhận kết quả sẽ gồm 2 khả năng xảy ra:
– Nếu chỉ số men tăng có thể là dấu hiệu tổn thương tế bào gan do bị viêm, xơ, ung thư,…
– Nếu chỉ số men giảm có thể là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường, thai kỳ, Beriberi,…
Khi vượt quá giới hạn này, chức năng gan bị suy giảm. Do vậy, bạn nên kiểm soát thực phẩm, nước uống mà gan khó hấp thụ, rượu bia,…
Nhóm mỡ máu: Cholesterol, triglycerid, HDL- Cholesterol (HDL-C), LDL-Cholesterol (LDL-C)
– Khoảng tham chiếu của cholesterol máu <5.2 mmol/l (đối với người lớn) và <4.4.2 mmol/l (đối với trẻ em). |
– Khoảng tham chiếu của triglyceride máu là <1.7 mmol/l |
– Khoảng tham chiếu của HDL-Cholesterol 1.03 – 1.55 mmol/l |
– Khoảng tham chiếu của LDL-Cholesterol là ≤ 3.4 mmol/l |
Khi nhận kết quả mà các xét nghiệm nằm ngoài giá trị khoảng tham chiếu ở trên, nghĩa là bạn có nguy cơ cao về tim mạch và huyết áp.
– Với xét nghiệm HDL-Cholesterol: Nó được cho là phản ánh vận chuyển cholesterol khỏi các mảng xơ vữa.
– Với xét nghiệm LDL-Cholesterol: Nó phản ánh Cholesterol xấu vì LDL cholesterol tăng nhiều trong máu dẫn đến lắng đọng ở thành mạch máu, gây nên các mảng xơ vữa. Từ đó dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
GGT: Gamma Glutamyl Transferase
GGT: Gamma Glutamyl Transferase | Khoảng tham chiếu của GGT trong máu: từ 0-55 U/L. |
GGT là enzym có vai trò chuyển hóa axit amin và điều hòa lượng glutathione trong cơ thể. Đây cũng là enzyme đầu tiên chịu tác động khi xảy ra bệnh lý ở gan và đường mật. Khi xét nghiệm GGT giúp loại trừ một số bệnh lý gan mật.
Ure (Ure máu)
Ure (Ure máu) | Khoảng tham chiếu của Ure máu là: 2.5 – 7.5 mmol/l. |
Ure được tổng hợp ở gan trong chu trình Krebs, là sản phẩm quan trọng nhất của chuyển hóa Nito. Nồng độ ure máu phụ thuộc vào 3 nhân tố là: chức năng thận, tình trạng thăng bằng điện giải và quá trình dị hóa protein nội sinh.
BUN (Blood Urea Nitrogen) là phần nitrogen của ure có khoảng tham chiếu là 8 – 24 mg/dL tương đương 2,86 – 8,57 mmol/L (nam) và 6 – 21 mg/dl tương đương 2,14 – 7,50 mmol/L với nữ.
Cre (Creatinin)
Cre (Creatinin) | Khoảng tham chiếu của creatinine máu:
nam từ 74 – 120 , nữ từ 53 – 100 (umol/l). |
Cre là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatin phosphat ở cơ, lượng tạo thành phụ thuộc khối lượng cơ, chất này được đưa trở lại tuần hoàn. Ở thận, Cre lọc qua cầu thận và không được ống thận tái hấp thu, đào thải qua nước tiểu. Bởi vậy, thành phần cre là thành phần đạm ổn định nhất không phụ thuộc vào chế độ ăn và phản ánh chức năng thận của người bệnh.
– Nếu Cre máu tăng trong: Dễ sinh bệnh thận, suy tim, tiểu đường,…
– Nếu Cre máu giảm trong: Là phụ nữ có thai, sản giật, suy dinh dưỡng,…
Uric (Acid Uric)
Uric (Acid Uric) | Khoảng tham chiếu của axit Uric máu:
nam từ 180 – 420, nữ từ 150 – 360 (umol/l). |
Uric là sản phẩm chuyển hóa base purin của các acid nucleic, được đào thải chủ yếu qua nước tiểu và một phần nhỏ qua đường tiêu hóa.
– Nếu axit Uric máu tăng trong: Có thể cảnh báo các bệnh như béo phì, u thủy, vảy nến, suy thận,…
– Nếu axit Uric máu giảm trong: Có thể cảnh báo các bệnh như bệnh Wilson, hội chứng tiết hormone chống bài niệu, hội chứng Falconi,…
Kết quả miễn dịch
– Xét nghiệm Anti-HBs
Xét nghiệm Anti-HBs kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể với virus viêm gan, xác định hàm lượng kháng thể chống lại virus viêm gan B. Bạn lưu ý:
- Nếu đã được tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B hoặc đã bị nhiễm virus viêm gan B và khỏi bệnh thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể viêm gan B chống lại virus và xét nghiệm anti-HBs sẽ cho kết quả dương tính.
- Nếu kháng thể viêm gan B mạnh (100-1000 UI/ml) thì việc phòng bệnh không cần lo. Nhưng nếu kháng thể yếu (0-10 UI/ml) khả năng mắc bệnh viêm gan B rất cao.
– HbsAg
Hepatitis B surface Antigen là kháng nguyên bề mặt của siêu vi B. Kết quả sẽ cho bạn biết có bị nhiễm siêu vi B hay không. Khoảng tham chiếu xét nghiệm này trong máu là âm tính.
Số lượng hồng cầu (RBC)
Số lượng hồng cầu (RBC) | Trạng thái bình thường ở nam là 4,2 – 5.4 Tera/L và nữ là 4.0 – 4.9 Tera/L. |
Khi nhận được kết quả có thể xảy ra một số trường hợp:
– Nếu số lượng hồng cầu tăng: Do mất nước và chứng tăng hồng cầu.
– Nếu số lượng hồng cầu giảm: Do thiếu máu.
Lượng huyết sắc tố (Hb)
Lượng huyết sắc tố (Hb) | Chỉ số bình thường ở nam là 130 – 160 g/L và nữ là 125– 142 g/L. |
Khi nhận được kết quả có thể xảy ra một số trường hợp:
– Nếu Hemoglobin tăng trong: Do mất nước, bệnh tim, phồi.
– Nếu Hemoglobin giảm trong: Do thiếu máu, chảy máu, các phản ứng gây tan máu.
Khối hồng cầu (HCT)
Khối hồng cầu (HCT) | Chỉ số bình thường ở nam 42 – 47 % và nữ là 37- 42 % |
Khi nhận được kết quả có thể xảy ra một số trường hợp:
– Nếu Hematocrit tăng trong: Có thể bị bệnh phổi mạn tính, bệnh mạch vành, chứng giảm lưu lượng máu…
– Nếu Hematocrit giảm trong: Có thể do mất máu, thiếu máu, thai nghén.
Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV)
Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) | (MCV) bình thường là: 85 – 95 fL (1 fL = 10 – 15 L) |
Khi nhận được kết quả có thể xảy ra một số trường hợp:
– Thể tích hồng cầu to trong: Có thể do thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp,…
– Thể tích hồng cầu nhỏ trong: Có thể do thiếu hụt sắt, hội chứng thalassemia, thiếu máu nguyên hồng cầu, suy thận mạn tính,…
Lượng Hb trung bình hồng cầu (MCH)
Lượng Hb trung bình hồng cầu (MCH) | MCH bình thường là 26 – 32 pg (1 pg = 10 – 12 g) |
Khi nhận được kết quả có thể xảy ra một số trường hợp:
– Nếu MCH tăng trong: Có thể do thiếu máu, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng,…
– Nếu MHC giảm trong: Có thể do thiếu máu thiếu sắt,…
Nồng độ Hb trung bình hồng cầu (MCHC)
Nồng độ Hb trung bình hồng cầu (MCHC) | MCHC bình thường là 32 – 36 g/ dL |
Khi nhận được kết quả có thể xảy ra một số trường hợp:
– Nếu MCHC tăng trong: Có thể do chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.
– Nếu MCHC giảm trong: Có thể thiếu máu do giảm folate hoặc vitamin B12, xơ gan,…
Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu (WBC)
Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu (WBC) | Giá trị bình thường: 4.0 đến 10.0 G/L. |
Khi nhận được kết quả có thể xảy ra một số trường hợp:
– Nếu số lượng bạch cầu tăng trong: Có thể do bị viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu,…
– Nếu số lượng bạch cầu giảm trong: Có thể do bị giảm sản, suy tủy, thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn,…
Bạch cầu trung tính (NEUT)
Bạch cầu trung tính (NEUT) | Giá trị bình thường 42.8 – 75.8 % (1.5 – 7.5G/L) |
Khi nhận được kết quả có thể xảy ra một số trường hợp:
– Nếu bạch cầu trung tính tăng cao trong: Có thể do nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress,…
– Nếu bạch cầu trung tính giảm trong: Có thể do nhiễm virus, giảm sản hoặc suy tủy, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị,…
Bạch cầu Lympho (LYM)
Bạch cầu Lympho (LYM) | Giá trị bình thường: 16.8 – 45.3% (0.9 – 2.9 G/L). |
Khi nhận được kết quả có thể xảy ra một số trường hợp:
– Nếu bạch cầu Lympho tăng trong: Có thể do lao, nhiễm khuẩn mạn, virus,…
– Nếu bạch cầu Lympho giảm trong: Có thể do giảm miễn nhiễm, nhiễm HIV/AIDS, ức chế tủy xương do các hóa chất trị liệu, các ung thư,…
Bạch cầu Mono
Bạch cầu Mono | Giá trị bình thường: 4.7 – 12 % (0.3 – 0.9 G/l) |
Khi nhận được kết quả có thể xảy ra một số trường hợp:
– Nếu bạch cầu Mono tăng trong: Có thể do bị nhiễm virus, bệnh bạch cầu dòng mono, rối loạn sinh tủy,…
– Nếu bạch cầu Mono giảm trong: Có thể do suy tủy, bị các bệnh ung thư,…
Bạch cầu đoạn ưa axit (EOS)
Bạch cầu đoạn ưa axit (EOS) | Giá trị bình thường: 0.4 – 8.4% (0.03 – 0.5 G/L) |
– Nếu bạch cầu đoạn ưa axit tăng: Có thể do bị dị ứng, nhiễm ký sinh trùng,…
Bạch cầu đa múi ưa kiềm (BASO)
Bạch cầu đa múi ưa kiềm (BASO) | Giá trị bình thường: 0.3 – 1.2% (0.01 – 0.07 G/l) |
Nếu giá trị bạch cầu đa múi ưa kiềm này tăng: Có thể bị dị ứng, bệnh bạch cầu hoặc suy giáp.
Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu (PLT)
Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu (PLT) | Giá trị bình thường: 150 – 350G/L. |
– Tiểu cầu đóng vai trò sống còn trong quá trình đông máu, có tuổi thọ trung bình 5- 9 ngày.
– Nếu tiểu cầu quá cao: Có thể hình thành cục đông máu, dễ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu,…
– Nếu tiểu cầu quá thấp: Có thể gây ra chảy máu.
Độ phân bố tiểu cầu (PDW)
Độ phân bố tiểu cầu (PDW) | Giá trị bình thường: 6 – 11%. |
Khi nhận được kết quả có thể xảy ra một số trường hợp:
– Khi độ phân bố tiểu cầu tăng: Có thể bị bệnh hồng cầu liềm, nhiễm khuẩn huyết gram dương, gram âm.
– Khi độ phân bố tiểu cầu giảm: Có thể do nghiện rượu.
Thể tích trung bình của tiểu cầu (MPV)
Thể tích trung bình của tiểu cầu (MPV) | Giá trị bình thường: 6,5 – 11fL. |
Khi nhận được kết quả có thể xảy ra một số trường hợp:
– Nếu thể tích trung bình của tiểu cầu (MPV) tăng: Có thể bị tiểu đường, tim mạch, stress,…
– Nếu thể tích trung bình của tiểu cầu (MPV) giảm: Có thể do thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị liệu ung thư, bạch cầu cấp…
Lưu ý khi xét nghiệm máu
– Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi xét ghiệm máu.
– Nếu sau khi lấy máu mà bạn cảm thấy chóng mặt thì cần nói ngay với bác sĩ hoặc nhân viên xét nghiệm để họ giúp đỡ.
– Sau khi làm xét nghiệm thường có 1 vết bầm nhỏ do kim tiêm đâm vào. Tuy nhiên sau đó nó sẽ mờ đi.
Như vậy bạn đã học được cách đọc kết quả xét nghiệm máu cụ thể rồi nhé. Hi vọng thông tin này giúp mọi người hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, lên kế hoạch ăn uống, rèn luyện hợp lý.