Ngoài tàu thủy hai ống khói thông thường, bạn cũng có thể học cách gấp tàu chiến siêu đẹp và đơn giản. Hôm nay, NGONAZ sẽ giới thiệu cho các bạn một cách gấp thuyền chiến đẹp cực đơn giản luôn. Cách gấp này ai cũng gấp được và chỉ cần khoảng 1 đến 2 phút là gấp xong. Tuy nhiên, cách gấp này sẽ gấp dạng mô hình thôi chứ loại thuyền chiến này mà thả xuống nước là “sấp mặt” ngay Cùng với các bé nhà mình vừa học vừa chơi theo các bước dưới đây nhé. Đảm bảo sẽ rất thú vị.
Cách gấp tàu chiến chuẩn nhất
Dụng cụ cần chuẩn bị
- Một tờ giấy
- Băng keo hoặc hồ dán
- Giấy màu hoặc bút bi, bút chì, thước kẻ
Các bước gấp tàu chiến chuẩn nhất
– Bước 1: Trước tiên, bạn cắt tờ giấy trên thành hình vuông. Sau đó gấp chéo tờ giấy hai lần để chọn được điểm giao chính giữa tờ giấy. Hoặc có một cách khác là bạn dùng thước kẻ để đo và đánh dấu như trên hình.
– Bước 2: Tiếp đến, bạn gấp một góc của tờ giấy vuông vào vị trí giữa vừa đánh dấu.
– Bước 3: Bạn tiếp tục gấp theo nếp. Lưu ý: Khoảng cách nếp gấp chỉ khoảng 1/4 của hình tam giác.
– Bước 4: Giờ thì bạn gấp góc lên theo nếp sao cho phần nếp. Tỉ lệ của phần gấp là khoảng 1/3.
– Bước 5: Bạn gấp đôi tờ giấy theo nếp
– Bước 6: Sau đó, bạn dùng tay uốn đôi tờ giấy vào. Có thể xem hình bên dưới để xem chi tiết.
– Bước 7: Bạn uốn cả tờ giấy theo hình để tạo hình con thuyền sơ bộ.
– Bước 8: Giờ bạn đã thấy thành hình thuyền. Dùng tay miết hình để tạo nếp.
– Bước 9: Giờ bạn mở tờ giấy ra.
– Bước 10: Tiếp tục mở đôi tờ giấy ra.
– Bước 11: Bạn ấn điểm giữa của hình xuống để lộn phần thân ngược lên.
– Bước 12: Sau đó, bạn lộn một nửa phần thân lên.
– Bước 13: Bạn miết các nếp gấp cho phẳng là được.
– Bước 14: Phần đuôi bạn gấp ngược ra sau một khoảng nhỏ. Mặt sau làm tương tự
– Bước 15: Sau đó, bạn dùng hồ dán hoặc băng keo dán hai phần mép nhỏ vừa gấp với nhau
– Bước 16: Nếu thích trang trí thêm, bạn dùng giấy màu hoặc bút vẽ lên thân tàu cho đẹp mắt.
– Bước 17: Như vậy bạn đã hoàn thành cách gấp tàu chiến quá đẹp và “chiến” rồi nhé.
Những điều thú vị về tàu chiến
Tàu chiến được dùng để chỉ các loại tàu dùng cho quân sự nói chung, hoặc theo nghĩa hẹp chỉ tàu hải quân chuyên dụng cho nhiệm vụ chiến đấu (không bao gồm các tàu không vũ trang như tàu vận tải).
Tàu chiến thường được đóng theo cách khác so với tàu chở hàng. Bên cạnh được trang bị vũ khí, tàu chiến còn thiết kế dạng chịu thiệt hại và chạy nhanh, linh động hơn. Tàu chiến thường chở vũ khí, đạn dược, quân nhu cho thủy thủ đoàn.
Về lịch sử phát triển, tàu chiến đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Từ thời cổ đại như Cổ Hy Lạp, Ba Tư, La Mã, tàu chiến thường là dạng tàu chèo tay, dài, nhọn, được đẩy bởi các hàng mái chèo và người chèo. Những tàu này được thiết kế nhằm đánh chìm tàu địch bằng cách đâm thẳng vào hoặc tiếp cận tàu địch rồi thủy thủ nhảy sang giáp lá cà. Sang thế kỷ IV TCN, máy bắn đá ra đời cho phép chế tạo hạm đội đầu tiên dùng máy bắn đá, hải pháo. Trận Actium được biết đến là trận đánh lớn cuối cùng dùng hải pháo máy bắn đá.
Vào thế kỷ XIV, pháo hải quân được tái phát triển. Lúc này, pháo chỉ được dùng như vũ khí trên biển khi tốc độ nạp đạn cải thiện đủ để tái sử dụng trong một trận đánh. Sang thế lỷ XIX, cuộc cách mạng kỹ thuật mang tới nhiều thay đổi to lớn về cấu trúc, vũ khí tàu chiến. Tàu chiến được thay bởi thiết giáp hạm chạy hơi nước. Vũ khí có các ổ súng quay và tháp pháo làm súng không lệ thuộc vào hướng của tàu. Đến năm 1906, tàu HMS Dreadnought nổi tiếng nhất lúc bấy giờ có hỏa lực toàn súng to, đẩy bằng turbine hơi nước, tàu nặng hơn, to hơn và nhanh hơn. Tàu khu trục cũng phát triển cùng thời với con tàu này. Tàu khu trục to hơn, mang súng cũng to hơn tàu phóng lôi.
Theo thời gian, tàu sân bay ra đời với trận đánh đầu tiên là trận Taranto, sau đó là trận Trân Châu Cảng. Tàu sân bay đã chứng tỏ khả năng tấn công liên tục vào tàu địch ngoài khoảng quan sát và tầm của các tàu mặt nước khác. Hết Chiến tranh thế giới thứ hai, tàu sân bay trở thành lực lượng trội của hải quân.
Sau đó đến thời kỳ của tàu chiến hiện đại. Hiện nay có 7 nhóm của tàu chiến hiện đại là: tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu frigate, tàu hộ vệ, tàu ngầm, tàu đổ bộ.
Lưu ý khi gấp tàu chiến
Gấp tàu chiến là một hoạt động giải trí thú vị và bổ ích cho trẻ em. Tuy nhiên, để gấp được một chiếc tàu chiến đẹp và bền, bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Chọn loại giấy phù hợp: Giấy gấp tàu chiến thường là giấy bìa cứng hoặc giấy kraft. Bạn nên chọn loại giấy có độ dày vừa phải, không quá mềm hoặc quá cứng để dễ gấp và không bị gãy khi sử dụng.
– Chọn mẫu gấp tàu chiến phù hợp: Có rất nhiều mẫu gấp tàu chiến khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Bạn nên chọn mẫu gấp phù hợp với trình độ và sở thích của mình.
– Gấp theo hướng dẫn: Để gấp được một chiếc tàu chiến đẹp và đúng, bạn cần gấp theo hướng dẫn chi tiết. Bạn có thể tìm thấy hướng dẫn gấp tàu chiến trên mạng hoặc trong sách báo.
– Dùng keo hoặc băng dính để cố định các chi tiết: Sau khi gấp xong, bạn nên dùng keo hoặc băng dính để cố định các chi tiết lại với nhau để chiếc tàu chiến được chắc chắn hơn.
Lời kết
Như vậy bạn đã biết cách gấp tàu chiến đẹp đơn giản nhất, cũng như tìm hiểu nhiều thông tin thú vị về loại thiết bị này nhé. Chúc cả nhà mình sẽ có quãng thời gian vui chơi thật vui vẻ, ấm áp.