Mẻ là nguyên liệu đặc trưng và chế biến được khá nhiều món ăn hấp dẫn phải kể đến như món riêu cua, ốc chuối đậu, giả cầy của người Việt Nam. Tuy nhiên, thay vì mua ở ngoài hàng, bạn có thể tự học 3 cách làm mẻ đúng chuẩn tại nhà vừa sạch sẽ, thơm mà không sợ bị mốc. NGONAZ FOOD sẽ hướng dẫn chi tiết bạn cách làm nhé, đảm bảo rất đơn giản thôi.
Cơm Mẻ là gia vị dân dã của Việt Nam
Mẻ được coi là thứ gia vị dân dã đặc trưng của miền Bắc, có vị chua thanh, thơm dịu nhẹ, được dùng phổ biến trong các món canh chua, canh cá, bún, riêu, món xào… góp phần tạo nên hương vị hấp dẫn cho món ăn.
Lợi ích của mẻ
Trong Mẻ chứa nhiều axit amin và nấm men giúp bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng có lợi, tăng tiết dịch vị, kích thích ăn ngon, tốt cho hệ tiêu hoá.
Một số lưu ý khi sử dụng mẻ
Khi sử dụng mẹ thường xuyên các bạn cũng phải lưu ý một số điều sau đây:
– Nếu bạn ăn quá nhiều mẻ thì cơ thể sẽ bị dư thừa quá nhiều axit lactic, gây ra tiêu chảy, đau bụng.
– Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày không nên ăn món có mẻ chua.
– Mẻ không được lên men đúng cách rất dễ sinh ra vi khuẩn và nấm mốc. Nếu nấm mốc được lên men trong quá trình lên mẻ thì có lợi cho sức khoẻ. Còn nấm mốc lên men trong cơm trước khi làm mẻ thì gây bất lợi cho sức khỏe.
– Bạn cần phân biệt kỹ, mẻ bị mốc thường không có mùi thơm, màu sắc khác lạ và không có vị chua tự nhiên.
Cách làm Mẻ từ cơm nát và nước cơm
Nguyên liệu làm
- Gạo tẻ 500 gr (không dùng gạo nếp)
- Nước 2 lít
Dụng cụ thực hiện
- Hũ đựng thực phẩm
- Nồi cơm điện
Các bước làm Mẻ từ cơm nát và nước cơm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Vo gạo và cho nhiều nước rồi dùng nồi cơm điện nấu cơm bình thường. Lưu ý, phải đảm bảo nấu cơm bị nhão để tiến hành làm mẻ.
Bước 2: Làm cơm mẻ
Lấy một ít nước vo gạo, đun sôi, để nguội và đổ vào hũ thủy tinh đậy nắp kín.
Lấy cơm ra để nguội hẳn, rồi cho vào hũ thủy tinh có chứa nước gạo sao cho nước phủ đầy mặt cơm. Đậy nắp kín và để nơi khô ráo khoảng 14 ngày để cơm lên men có vị chua và mùi nồng.
Bước 3: Thành phẩm
Sau 14 ngày, cơm lên men. Khi lấy ra, bạn sẽ thấy các hạt cơm chuyển sang dạng nhão, có màu trắng phau và vị chua đặc trưng, chứng tỏ cơm đang bị phân hủy hoàn toàn.
Cách làm Mẻ từ cơm nát và mẻ cái
Nguyên liệu chuẩn bị
- Cơm nguội 1/2 chén
- Mẻ cái 1/2 chén (mua ở chợ)
Dụng cụ thực hiện
- Hũ đựng thực phẩm
- Nồi cơm điện
Các bước làm mẻ từ cơm nát và mẻ cái
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Lấy 1/2 chén mẻ cái cho vào hũ thủy tinh rồi đậy nắp.
Bước 2: Làm cơm mẻ
Lấy 1/2 cơm nguội đem đi rửa qua với nước, rồi cho vào hũ thủy tinh có chứa mẻ, đậy nắp. Để ở nơi ráo, nếu đảm bảo được nhiệt độ thì nên dao động từ 23 – 32 độ C trong vòng 7 ngày.
Lưu ý:
– Tỉ lệ mẻ cái và cơm nguội là 1:1, nghĩa là nếu bạn dùng 1/2 chén mẻ cái thì dùng 1/2 cơm nguội.
– Không dùng cơm cháy vì cơm cháy sẽ không kích thích được sự lên men của mẻ.
Bước 3: Thành phẩm
Sau 7 ngày, cơm sẽ có hiện tượng bấy và lên men chua vị thanh, thơm đặc trưng. Sau khoảng thời gian sử dụng nếu còn thấy ít, bạn tiếp tục thêm cơm nguội (với cách làm như trên) để tiến hành nuôi mẻ.
Cách làm cơm mẻ từ cơm nát và sữa chua
Nguyên liệu làm
- Sữa chua 2 muỗng canh
- Cơm nấu nhã 1 chén
- Đường 1 muỗng cà phê
Dụng cụ thực hiện
- Hũ đựng thực phẩm
- Nồi cơm điện
- Lò nướng
Các bước làm cơm mẻ từ cơm nát và sữa chua
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Lấy 1 chén cơm nấu nhão còn ấm, trộn với đường cùng với 1 muỗng canh nước ấm khoảng 49 độ C.
Bước 2: Làm cơm mẻ
Lấy 1 hoặc 2 muỗng canh sữa chua ở nhiệt độ thường (không nên để lạnh) trộn với cơm.
Đổ hỗn hợp 2 bước trên vào hũ thủy tinh rồi bọc kín miệng hũ. Đặt hũ trong nồi nước ấm (83 độ C) trong vòng 2 – 3 ngày, hoặc đem ủ vào trong lò nướng hoặc dụng cụ có thể kiểm soát điều chỉnh ở nhiệt độ 83 độ C (như nồi cơm điện, máy làm sữa chua,…) trong vòng 7 – 8 tiếng.
Bước 3: Thành phẩm
Sau 2 – 3 ngày, cơm sẽ lên men với mùi chua đặc trưng.
Yêu cầu thành phẩm mẻ
Mẻ sau khi được ủ men từ 1 – 2 tuần là có thể sử dụng và bảo quản từ 2- 3 tháng. Một hũ mẻ ngon là mẻ phải trắng, khi ray phải mịn, thơm dịu, chua thanh, không chua gắt. Khi nấu cùng canh cá, canh cua phải có mùi thơm đặc trưng, làm dậy lên hương vị món ăn.
Lưu ý khi làm mẻ tại nhà
– Nên đựng mẻ bằng lọ, hũ thủy tinh, sành, sứ thay vì trong lọ nhựa để tránh quá trình lên men của mẻ có thể giải phóng các độc tố trong nhựa.
– Nếu bạn có máy ủ sữa chua thì cho mẻ vào máy ủ, thời gian mẻ lên men sẽ nhanh hơn.
– Khi làm mẻ cần đảm bảo cơm không bị nấm mốc, các dụng cụ sạch sẽ, đã được tiệt trùng bằng nước sôi.
– Nếu lọ mẻ bị nấm mốc cần bỏ ngay, không sử dụng.
Lời kết
Với 3 cách làm mẻ tại nhà đơn giản này, hy vọng bạn đã lựa chọn ra cách làm mẻ phù hợp nhất để có một hũ mẻ thơm ngon trong căn bếp của nhà mình. Bạn có thể tham khảo thêm những món ăn nấu cùng mẻ rất ngon mà NGONAZ đã chia sẻ. Chúc bạn thành công!