Theo quảng cáo của các nhà sản xuất, hầu hết các loại tông đơ hiện nay đều được trang bị tính năng tự mãi để giữ cho đầu cắt luôn sắc bén nhưng trên thực tế thì lưỡi dao của tông đơ vẫn sẽ bị mài mòn nhanh chóng sau một thời gian sử dụng. Một chiếc tông đơ cũ có phần lưỡi cắt không được sắc bén sẽ khiến cho tóc của bạn trở nên tả tơi, nham nhở sau khi cắt. Do đó, bên cạnh việc làm sạch tông đơ định kỳ thì người sử dụng vẫn cần biết cách mài tông đơ để dụng cụ trở nên sắc bén như mới, hoạt động trơn tru và mang lại hiệu quả đúng như mong đợi. Nếu biết cách mài tông đơ, bạn sẽ có thể biến chiếc tông đơ cũ củ mình trở nên sắc đẹp như mới, không phải tốn tiền mua cái khác đâu nhé.
Lưu ý trước khi mài tông đơ
Khi mài tông đơ, bạn cần lưu ý các điều sau đây để đảm bảo an toàn và bảo quản tốt cho thiết bị:
Chuẩn bị đúng dụng cụ
Sử dụng đá mài hoặc bánh mài phù hợp để mài tông đơ. Đảm bảo dụng cụ mài sắc và không bị hỏng để tránh gây tổn thương cho tông đơ.
Tắt nguồn điện
Trước khi bắt đầu mài tông đơ, hãy đảm bảo rằng thiết bị đã được tắt nguồn điện hoặc tháo bỏ pin để tránh tai nạn không mong muốn.
Làm sạch tông đơ
Trước khi mài, hãy làm sạch tông đơ để loại bỏ bụi, tóc và dầu mỡ tích tụ. Điều này giúp mài hiệu quả hơn và tránh làm hỏng đá mài.
Mài theo hướng chính xác
Mài tông đơ theo hướng của lưỡi cắt, thường từ hướng đỉnh của lưỡi xuống đáy. Điều này giúp duy trì độ sắc bén và hạn chế làm hỏng cạnh cắt của lưỡi.
Đánh bóng và làm mịn
Sau khi mài, sử dụng một đá mài nhỏ hơn hoặc một giấy nhám mịn để đánh bóng và làm mịn cạnh cắt của lưỡi. Điều này giúp cung cấp hiệu suất cắt tốt hơn và giảm tiếng ồn.
Làm sạch sau khi mài
Sau khi hoàn thành quá trình mài, hãy làm sạch tông đơ để loại bỏ bụi và mảnh vụn. Bạn có thể sử dụng một cây lau hoặc bàn chải nhỏ để làm sạch khe cắt và các bề mặt khác.
Bảo quản tốt
Đặt tông đơ sau khi đã được làm sạch và khô vào một vị trí an toàn. Đảm bảo không có vật cứng va chạm hoặc rơi vào tông đơ để tránh làm hỏng cạnh cắt và các bộ phận khác.
Thực hiện bảo dưỡng định kỳ: Định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng tông đơ để đảm bảo hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
Cách mài tông đơ cực đơn giản
Bước 1: Tạo giá đỡ nam châm
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị giá đỡ nam châm để giữ lưỡi dao tông đơ cố định trong quá trình mài. Bạn đặt cạnh dưới của lưỡi dao tông đơ khít vào khe hở của giá đỡ nam châm đã chuẩn bị, làm thế nào để phần lưỡi dao nhô lên để tiện cho việc mài ở các bước sau.
Lưu ý: Cách đặt lưỡi dao vào giá đỡ nam châm đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi cách đặt này ảnh hưởng đến việc mài lưỡi dao dễ hay khó, nếu đặt sai cách thì bạn có thể làm rơi dưỡi dao trong quá trình mài, thậm chí là còn có thể bị cắt vào tay nữa đấy nhé.
Bạn có thể sử dụng cả loại nam châm mạnh với bề mặt phẳng, nhưng nếu sử dụng thì hãy thực hiện việc gắn lưỡi dao một cách cẩn thận để tránh việc làm rơi lưỡi dao và làm bạn bị tổn thương trong quá trình mài.
Bước 2: Mài lưỡi dao với đá mài thô
Ở bước này trong cách mài tông đơ, bạn sẽ cần phải miết lưỡi dao dọc theo cạnh của viên đá mài thô dài. Sau khi mài, bạn lau sạch vụn kim loại trên lưỡi dao và đá mài bằng khăn khô, sau đó lại thực hiện tương tự với cạnh còn lại của lưỡi dao. Với sản phẩm đá mài thô này, bạn có thể mua ở bất cứ cửa hàng điện nước gia dụng nào.
Lưu ý:
- Sử dụng loại đá mài thô có độ nhám khoảng 4000 grit là phù hợp nhất;
- Khi mài, bạn cần nghiêng lưỡi dao theo góc 30 – 45 độ và miết dọc từ 5 – 10 lần một lượt trên bề mặt nhám, miết cho tới khi lưỡi dao sáng bóng một cách đồng đều là được.
- Riêng với tông đơ có phần lưỡi sứ, bạn phải sử dụng đá mài kim cương nhé.
Bước 3: Mài lưỡi dao với đá mài nhẵn
Sau bước 2, lưỡi dao tông đơ của bạn đã khá bóng và đồng đều nhưng nếu muốn phần cạnh của lưỡi dao nhẵn mịn và sắc bén hơn nữa thì bạn hãy tiếp tục mài với thao tác tương tự nhưng sử dụng đá mài nhẵn có độ nhám 8000 grit nhé. Mặc dù vậy, bước làm này là không bắt buộc trong cách mài tông đơn đơn giản tại nhà, bạn hoàn toàn có thể chỉ thực hiện việc mài bằng đá mài thô là được.
Bước 4: Lắp lại tông đơ
Sau khi mài lưỡi dao xong, bạn hãy lắp lưỡi dao trở lại chiếc tông đơ của mình và chắc chắn rằng lắp đúng vị trí, đúng hướng và khoảng cách như ban đầu. Sau khi đặt lưỡi dao vào, bạn tiến hành siết chặt các con ốc để cố định nó.
Bước 5: Tra dầu bôi trơn cho tông đơ
Sau khi mài lưỡi dao xong, bạn cần nhỏ vài giọt dầu vào lưỡi dao để bôi trơn và hạn chế tối đa sự mài mòn trong quá trình ma sát khi nhiệt độ quá nóng. Việc tra dầu bôi trơn được khuyến cáo thực hiện đình kỳ sau mỗi 2 – 3 lần sử dụng để nâng cao tuổi thọ của tông đơ.
Nếu không có dầu tra chuyên dụng thì bạn có thể dùng một loại dầu nào đó nhẹ có khả năng thẩm thấu, tuyệt đối không thay thế bằng dầu nặng có màu sẫm vì chúng dễ làm tắc lưỡi dao của bạn đấy.
Bước 6: Khởi động tông đơ trong vài phút
Sau khi thực hiện xong các bước trong cách mài tông đơ ở trên, bạn hãy bật tông đơ lên trong vài phút để lưỡi dao và các bộ phận khác hoạt động, ma sát với nhau. Điều này rất quan trọng bởi nó sẽ giúp lưỡi dao của bạn được mài thêm một chút nữa trước khi bắt đầu sử dụng trên tóc, giúp tạo ra những đường cắt trơn tru, sắc nét hơn.
Lời khuyên cho người sử dụng tông đơ
- Có nhiều sản phẩm mài khác nhau nhưng bạn cần phải tìm mua được loại mài dành riêng cho lưỡi dao tông đơ.
- Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể gửi lưỡi dao cho các bên thực hiện dịch vụ mài chuyên nghiệp, thậm chí là nhà sản xuất tông đơ.
- Lưỡi tông đơ sứ không cần phải mài thường xuyên nhưng nếu sử dụng nhiều với tóc dày, tóc rối thì loại lưỡi này rất bị bị gãy vì khá giòn.
- Lưỡi dao tông đơ dùng để cắt tóc sẽ có độ bền cao và lâu bị cùn hơn so với lưỡi dao tông đơ dùng để cắt lông cho động vật như chó, mèo…
- Lưỡi dao tông đơ sau khi mài sẽ rất sắc bén nên bạn cần thận trọng khi lắp lại tông đơ, tránh làm mình bị thương nhé.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết trong cách mài tông đơ đơn giản tại nhà mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện dễ dàng. Hy vọng với những hướng dẫn đó, các cánh mày râu sẽ tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và chi phí hơn trong việc “phục vụ” cho mái tóc của mình.