Giấm gạo, giấm táo thì không xa lạ nhưng con giấm thì sao? Có lẽ đây là lần đầu tiên chị em nghe đến tên gọi lạ lùng này. Sở hữu nhiều công dụng đặc biệt cho sức khoẻ, sắc đẹp, cách nuôi con giấm không chết dưới đây còn rất tốt với các thành viên trong gia đình. Đừng bỏ qua thông tin từ NgonAZ cụ thể dưới đây nhé!
Con giấm là gì?
Con giấm hiểu một cách đơn giản là những con lợi khuẩn axetic. Loài vi khuẩn này tạo thành một bề mặt khá dày, có màu trắng đục trên mặt giấm đã lên men. Bạn có thể nuôi giấm cho chúng sinh sôi.
Theo tên gọi khoa học, con giấm là lớp men vi sinh, được nuôi mập ra nhờ nước đường. Con nào sinh trưởng, phát triển tốt sẽ nhanh lớn, nước trong hũ cũng nhanh thành giấm.
Con giấm có ăn được không?
Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước châu Á, châu Âu khác, con giấm có thể tạo ra nguyên liệu khác nhau. Chúng là loại chất lỏng với vị chua đặc trưng. Con giấm hình thành nhờ quá trình lên men rượu etylic nên có thể ăn được và rất tốt cho sức khoẻ.
Cách nuôi con giấm không chết với chuối
Có thể đôi lần bạn đã thưởng thức giấm chuối rồi. Nó sở hữu vị thơm dịu, không chua gắt, cũng không quá nồng. Cách nuôi con giấm không chết với chuối cũng rất đơn giản và dễ thực hiện.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 5 – 6 quả chuối
- 1 quả dừa tươi
- 100g đường trắng
- 100ml rượu gạo
- 5 lít nước lọc
- Bình thủy tinh có nắp đậy
Các bước nuôi con giấm không chết với chuối
– Bước 1: Bạn bóc vỏ chuối, cắt khoanh dày khoảng 1 cm. Sau đó cho các nguyên liệu gồm: chuối, nước dừa tươi, rượu vào bình đựng.
– Bước 2: Tiếp đến là cho nước lọc vào chung. Đậy nắp lại rồi đặt ở nơi khô thoáng, tránh ẩm thấp, có nhiệt độ cao. Cũng không để ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào.
Thời gian để nuôi con giấm tốt nhất khoảg 60 ngày. Khi quan sát thấy phía trên xuất hiện lớp men vi sinh mỏng màu trắng đục thì đó là con giấm đã xuất hiện. Bạn để càng lâu thì con giấm càng lớn.
Vì hỗn hợp trong bình khá chua, bạn nên chiết ra bình nhỏ hơn tiện cho việc sử dụng. Bình lớn vẫn tiếp tục ủ giấm được. Giấm chuối chuẩn có màu hơi đục nhưng mùi vị thơm ngon. Sau khi dùng hết, bạn có thể giữ con giấm cái và bã chuối ngâm giấm cho lần sau.
Cách nuôi con giấm không chết với dừa
Nếu là người thích làm bánh thì đừng bỏ qua cách nuôi con giấm không chết với dừa. Giấm dừa quá thơm ngậy, mùi vị cũng không chua gắt. Mẹo làm quá đơn giản luôn nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 quả dừa
- 100ml rượu trắng
- 2 lít nước lọc
- Bình thủy tinh đựng giấm
Các bước nuôi con giấm không chết với dừa
– Bước 1: Trước tiên, bạn bổ trái dừa, lọc lấy nước sạch. Sau đó cho hỗn hợp gồm nước dừa, nước lọc, rượu trắng vào bình. Khuấy đều lên.
– Bước 2: Bạn đậy thật kín bình và bảo quản nơi khô thoáng, không cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Sau khoảng 60 ngày, bạn quan sát thấy giấm dừa đã lên men thì chắt một ít nước ra sử dụng. Muốn làm tiếp, bạn giữ lại giấm dừa cái và bã. Rồi đổ nước, rượu, nước dừa vào như trên là được. Tuy nhiên mẻ sau chỉ mất khoảng 30 ngày thôi nhé.
Cách nuôi con giấm không chết với gạo
Giấm gạo thì không xa lạ với các chị em. Chúng thường được dùng cho món salad rất thơm, dịu, không quá chua. Đặc biệt hàm lượng axit thấp hơn so với các loại giấm khác.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 – 2 kg gạo tẻ
- Đường cát trắng
- Men bia
- 2 quả trứng gà ta
- 1 tấm vải mỏng
- Bình thủy tinh có nắp đậy
Các bước nuôi con giấm không chết với gạo
– Bước 1: Trước tiên, bạn vo sạch gạo. Sau đó cho vào nồi nấu thành cơm. Tiếp đến, đổ khoảng 1.5 lít nước vào ngâm với cơm. Để hỗn hợp này trong tủ lạnh qua đêm.
– Bước 2: Sau đó mang hỗn hợp này ra ngoài, dùng tấm vải mỏng để vắt lấy nước.
– Bước 3: Bạn chắt nước gạo ra, pha với đường theo tỉ lệ 5 chén nước thì 2.5 chén đường. Đun dung dịch trên bếp trong 30 phút. Để nguội rồi trộn chung với men bia.
– Bước 4: Bạn ủ hỗn hợp này trong bình kín khoảng 1 tuần.
Con giấm gạo ủ sẽ ngắn hơn so với các loại khác. Khi kiểm tra thấy giấm đã lên men thì nấu giấm cùng 2 lòng trắng trứng gà. Đợi hỗn hợp sôi sẽ vớt trứng ra và để nguội giấm là có thể sử dụng bình thường.
Lời kết
Con giấm là vi khuẩn rất tốt cho sức khoẻ như làm mặt nạ đắp lên da, tẩy tế bào chết, khắc phục bong gân, làm tan máu bầm, kiểm soát lượng đường trong máu, làm gia vị cho các món ăn,… Hi vọng những thông tin trên giúp bạn học được vài cách nuôi con giấm không chết hữu ích nhất nhé.