Vào mùa đông khi thời tiết rét mướt, lượng thức ăn cho bò bị suy giảm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng. Để khắc phục điều đó, nhiều người đã tận dụng nguồn rơm, cỏ ủ thành thức ăn dự trữ. Nếu băn khoăn cách ủ cỏ cho bò chuẩn nhất thì đừng bỏ qua thông tin từ NGONAZ dưới đây nhé.
Cách ủ rơm cho bò dễ dàng áp dụng cho nhiều hộ nông dân, tăng tính chủ động với nguồn thức ăn, giúp giảm giá thành chăn nuôi và giảm ô nhiễm môi trường do đốt rơm gây ra.
Cách ủ rơm cho bò với rơm tươi
Rơm tươi là nguyên liệu quen thuộc và cũng không cần tốn quá nhiều công sức để sơ chế nhưng vẫn có thể tạo ra món ăn mới hấp dẫn hơn cho bò. Tuy nhiên khi thực hiện, bạn cần lưu ý những điều sau
Nguyên liệu cần chuẩn bị
– Rơm tươi: Nên tháo nước ruộng trước khoảng 3 – 4 ngày cho khô đồng để cắt sát gốc hơn, phơi rơm ngay tại ruộng trong vài ngày nắng.
– Hố ủ: Đóng vai trò rất quan trọng tạo điều kiện cho cách nén chặt đạt hiệu quả cao, loại hết không khí tồn tại trong các mẩu cây thức ăn, thúc đẩy quá trình lên men yếm khí của thức ăn xanh. Bạn có thể tận dụng thùng phi xanh, bao nilon to, bao đựng phân đạm.
+ Nên phơi khô thức ăn khô hơn 1 chút, độ ẩm đạt khoảng 65% để tránh lượng dịch sinh ra lớn trong quá trình lên men.
+ Hố ủ nên đào ở nơi cao ráo, thoát nước, tránh đất cát pha, đất trũng sẽ dễ bị thấm nước vào. Đắp bờ xung quanh miệng hố. Dùng chất dẻo như túi nilon, lá chuốt ở khắp nền, quanh thành hố khi ủ thức ăn.
+ Hố tốt nhất nên xây bằng gạch chắc chắn, chọn đáy nền hình vuông hoặc hình chữ nhật để dễ nén thức ăn, đỡ hư hao xung quanh thành hoặc đáy hố.
+ Có loại hố chìm, hố nổi hoặc nửa chìm nửa nổi. Số lượng hố và kích thước các chiều tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, khối lượng thức ăn có sẵn và quy mô đàn bò.
Kỹ thuật nén rơm tươi trong hố ủ
– Khi hố ủ còn trống, chưa có thức ăn, bạn vạch ở mặt trong của hố ủ 1 vạch để đánh dấu khoảng cách 15-20 cm từ đáy hố lên.
– Khi cho thức ăn vào hố đến vạch đã đánh dấu thì giậm nén tới khi lớp thức ăn tụt xuống còn 7 – 10 cm hoặc đo bằng tay như sau: Khép chặt 5 ngón tay và áp vào khoảng trống giữa vạch đánh dấu và bề mặt lớp thức ăn. Nếu vừa khít tức lớp thức ăn đã nén tốt.
– Sau đó, tiếp tục vạch lên thành trong của hố khoảng cách 15 – 20cm tính từ lớp thức ăn vừa nén xong. Tiếp tục chất thức ăn đã băm nhỏ vào hố ủ và đánh dấu tương ứng với bề rộng của 5 ngón tay khép lại. Cứ làm như vậy cho tới khi hố ủ đầy.
– Bạn có thể nén bằng nhiều vật dụng nặng như búa, dao, gạch, dậm bằng chân, máy lăn,…
Cách ủ chua rơm tươi
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 100kg rơm tươi băm nhỏ
- 5 lít chế phẩm EM thứ cấp
- 5kg rỉ mật đường
- 5kg muối ăn
- 70 – 80 lít nước lã
Tiến hành thực hiện
– Bước 1: Nhặt sạch rơm tươi, loại bỏ tạp chất và băm nhỏ.
– Bước 2: Sau đó rải từng lớp rơm, tưới dung dịch rỉ mật đường rồi đến chế phẩm EM thứ cấp, muối ăn, nước lã sạch với tỷ lệ như trên. Sau đó trộn đều (ở từng lớp).
Cách ủ rơm tươi với Ure
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 100kg rơm tươi
- 4kg Ure
Tiến hành thực hiện
– Bước 1: Nhặt sạch rơm tươi, loại bỏ tạp chất và băm nhỏ.
– Bước 2: Rải Ure trực tiếp lên rơm theo từng lớp, cào trộn nhiều lần cho đều. Sau đó nén chặt rồi mới đến lớp tiếp theo. Cứ lần lượt như vậy cho đến khi đầy hố.
– Bước 3: Cuối cùng, phủ hố ủ bằng bao nilon cho kín.
* Lưu ý: Không tiến hành ủ rơm vào lúc trưa nắng, nhiệt độ cao vì độc tố 4-methyl-imidazol sẽ hình thành giữa đường glucose có trong rơm tươi với NH3 phân giải từ urê. Độc tố này có thể gây ngộ độc cho bò làm bò có triệu chứng như bị điên.
Cách ủ rơm cho bò với rơm khô
Ngoài rơm tươi thì mọi người có thể tận dụng cả nguồn rơm khô để ủ thức ăn cho bò. Ưu điểm của rơm khô là trọng lượng sẽ nhẹ nhàng hơn, dễ thực hiện, thời gian bảo quản cũng được lâu dài hơn
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 100kg rơm khô băm nhỏ
- 4kg Ure
- 5kg muối ăn
- 90 – 100 lít nước lã sạch
Các bước ủ rơm cho bò với rơm khô
– Bước 1: Nhặt sạch rơm tươi, loại bỏ tạp chất và băm nhỏ.
– Bước 2: Hòa tan Ure, muối vào nước theo tỷ lệ trên.
– Bước 3: Sau đó, bạn lần lượt rải rơm vào hố ủ theo từng lớp 20 cm. Trên mỗi lớp đều tưới bằng ôdoa dung dịch urê – muối – nước đã khuấy hòa tan. Đảo qua đảo lại nhiều lần và dậm nén cho chặt. Làm lần lượt như vậy cho tới khi hết lượng rơm ủ.
– Bước 4: Cuối cùng, dùng vật liệu đệm lót phủ kín lại. Chặn cho chặt và kín miệng hố ủ để không khí, nước mưa, vi sinh vật không thể lọt vào.
Đợi khoảng 14 ngày (mùa hè) và 21 ngày (mùa đông) là có thể lấy ra cho bò ăn. Khi lấy rơm ủ, bạn chỉ lấy ở 1 góc, không lật toàn bộ lớp đệm lót che phủ.
* Lưu ý: Rơm ủ ure được bò ăn nhiều hơn 50 – 60% so với rơm không chế biến, mặt khác hàm lượng đạm trong rơm tăng lên gấp 2 lần. Do vậy có thể cho chúng ăn tùy khả năng nhưng lấy lượng vừa đủ để tránh lãng phí. Mỗi con bò có thể ăn khoảng 10 kg rơm ủ urê mỗi ngày.
* Mẹo nhỏ: Mọi người Nên phơi rơm đã chế biến trong bóng mát khoảng 30 – 45 phút để bay bớt mùi urê trước khi cho ăn. Hoặc cách khác là rắc lên trên một chút cỏ xanh để gia súc quen dần với mùi urê trong rơm ủ.
Cách ủ rơm khô với vôi
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 100kg rơm khô
- 600 lít nước vôi 1% (1kg vôi sống hoặc 3 kg vôi tôi hòa với 100 lít nước)
Các bước ủ rơm khô với vôi
– Bước 1: Bạn ngâm rơm khô với nước vôi trong 3 ngày đầu.
– Bước 2: Đến ngày thứ 4, bạn vớt rơm lên giá phơi và dội nước rửa sạch nước vôi. Bạn có thể cho gia súc ăn ngay, còn thừa thì rửa sạch vôi, phơi khô cất dự trữ.
* Lưu ý:
- Kiềm hóa rơm bằng nước vôi làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của rơm lên 7 – 8%.
- Mỗi ngày bò có thể ăn được khoảng 10 kg.
- Ban đầu mùi hơi nồng bò có thể chưa thích ăn thì bạn cho ăn lẫn với rơm khô vẩy nước. Sau đó tăng dần lượng rơm tưới nước vôi.
- Muốn giảm bớt mùi nồng của vôi để bò thích ăn hơn thì trước khi cho ăn nên trộn rơm với rỉ mật và ure theo tỷ lệ 3 kg rơm với 0,5 kg rỉ mật và 20 urê.
Cách ủ rơm khô với nước tro
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1kg rơm khô
- 2 – 2.5 lít nước tro tưới
Các bước ủ rơm khô với nước tro
– Bước 1: Rơm khô bạn nhặt bỏ những hư hỏng rồi băm thái nhỏ khoảng 5 – 6cm.
– Bước 2: Sau đó, cho rơm khô vào hố hoặc bể ủ theo từng lớp 10 – 15cm.
– Bước 3: Dùng ô doa chứa dung dịch nước tro pha sẵn tưới đều cho từng lớp rơm cho rơm thấm đều nước tro.
– Bước 4: Sau mỗi lớp tưới, bạn dậm nén để tiết kiệm dung tích hố ủ và tránh bay hơi thất thoát kiềm. Sau ủ khoảng 2 – 3 tuần có thể cho bò ăn được.
Cách ủ rơm khô với vỏ dứa
Rơm khô sẽ hút chất dinh dưỡng phân hủy từ vỏ dừa giúp tăng thêm giá trị cho rơm, làm rơm mềm và gia súc cũng dễ ăn hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Rơm khô
- Vỏ dừa
Các bước ủ rơm khô với vỏ dứa
– Bước 1: Rơm khô bạn nhặt bỏ những hư hỏng rồi băm thái nhỏ khoảng 5 – 6cm.
– Bước 2: Sau đó, bạn rải mỗi lớp rơm 1 lớp vỏ dừa rồi nén chặt. Mỗi lớp này dày khoảng 10 – 20cm. Làm đến khi đầy hố ủ.
– Bước 3: Đợi khoảng 10 ngày là bò có thể ăn được rồi nhé.
* Lưu ý: Khi mở ra và đậy hố ủ cần phải nhanh tay để tránh vi khuẩn và không khí xâm nhập làm thối rơm ủ.
Cách ủ cỏ cho bò
Ngoài rơm thì cỏ có thể cho bò ăn ở dạng tươi làm tăng tính ngon miệng. Tuy nhiên ở thời điểm cỏ dư thừa, bà con dự trữ bằng phương pháp ủ chua cũng rất hiệu quả. Thức ăn này sở hữu giá trị dinh dưỡng cao, nhiều đạm, đường sinh tố nên dễ tiêu hóa, cung cấp nhiều men vi sinh bổ ích cho bò nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 100kg cỏ có tỉ lệ nước trong thân khoảng 70 đến 80%
- 1kg muối
- 4kg rỉ mật đường
- 5kg Ure
Các bước ủ cỏ cho bò
– Bước 1: Trước tiên với cỏ, bạn loại bỏ những nơi bị thối. Sau đó cắt khúc cỏ dài khoảng 3 – 5 cm là thích hợp nhất. Lưu ý, tỉ lệ nước trong thân cỏ khoảng 70 – 80% là phù hợp. Nếu tỉ lệ nước quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của cỏ trong quá trình ủ chua.
– Bước 2: Trộn chung rỉ mật đường, muối và ure với nhau trong 1 chiếc chậu hoặc thau nhỏ thành dung dịch hỗn hợp.
– Bước 3: Chuẩn bị 1 bao đựng lớn và cho ít rơm khô ở dưới trước khi để cỏ lên. Chiều dày của cỏ khoảng 15cm là thích hợp nhất. Sau đó thì cho hỗn hợp đường muối ure ở trên vào. Đạp và nén cỏ xuống. Bạn cứ tiếp tục làm cho đến khi đầy bao đựng.
– Bước 4: Sau khi bao đựng đã đầy, bạn cho một lớp rơm lên trên bề mặt cỏ rồi bịt kín bao đậy lại. Cố gắng nén chặt bao đựng cho đến khi hết không khí ở bên trong bao.
* Lưu ý:
– Thời gian ủ cỏ chua có thể kéo dài trong 3 tuần và sau đó bạn lấy thức ăn cho bò ăn.
– Thức ăn ủ chua bảo quản được trong thời gian từ 3 – 4 tháng.
– Trước khi lấy thức ăn cho bò, bạn cần kiểm tra màu sắc của cỏ phải có màu sáng, có mùi thơm, không bị mốc.
Sử dụng cỏ ủ chua cho bò với 1kg cỏ ủ chua có thể thay thế cho 4kg cỏ tươi.
Kết luận chung: Để ủ 100kg có tỉ lệ nước trong thân khoảng 70 – 80%, bạn cần 1kg muối, 4kg rỉ mật đường, 0.5kg Ure. Trộn đều các nguyên liệu và tưới lên từng lớp cỏ theo quy trình hướng dẫn ở trên. Việc ủ chua thức ăn cỏ cho bò giúp khắc phục tình trạng thiếu thức ăn, tạo nguồn thức ăn ổn định quanh năm. Ngoài ra, ủ chua thức ăn còn bảo quản được lâu, chất dinh dưỡng ít bị thất thoát, thêm hương vị mới càng làm cho bò cảm thấy thích thú và ăn nhiều hơn.
Lời kết
Mọi người có thể tận dụng rơm tươi, rơm khô hoặc cỏ để học cách ủ cỏ cho bò đơn giản nhưng hiệu quả. Khi đó vừa tiết kiệm được chi phí thức ăn mà còn giải quyết được vấn đề thiếu nguồn cung vào mùa giá rét. Hi vọng thông tin trên sẽ hữu ích với tất cả mọi người nhé!