Mầm đậu nành được ví như “thần dược” với chị em phụ nữ. Đặc biệt sản phẩm này giúp cân bằng nội tiết tố, duy trì sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý của phái nữ. Nếu có nhiều thời gian và muốn tự mình thực hiện thì bạn đừng bỏ qua cách ủ mầm đậu nành siêu đơn giản dưới đây nhé.
Giá trị dinh dưỡng trong mầm đậu nành
Mầm đậu nành hay đậu tương là nguồn bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong đó nổi bật bao gồm hàm lượng protein, lipid, chất xơ, vitamin,… Đặc biệt, Isoflavone (phytostrogen) trong đậu nành có hàm lượng đứng đầu trong giới thực vật. Theo nghiên cứu của chuyên gia, hoạt chất này tương tự như hormone estrogen trong cơ thể nữ giới. Chúng quy định những đặc trưng của nữ giới: cơ thể mềm mại, nữ tính, vóc dáng thon gọn.
Để ủ mầm đậu nành không mất quá nhiều công đoạn hay thời gian. Nếu muốn bổ sung dưỡng chất ngay tại nhà thì đừng bỏ qua các thông tin dưới đây nhé.
Cách ủ mầm đậu nành đơn giản
Cách ủ mầm đậu nành không đòi hỏi sự khéo léo mà bạn chỉ cần thực hiện đúng các bước cũng như chú ý các công đoạn là sẽ thành công mỹ mãn.
Nguyên liệu & Dụng cụ cần chuẩn bị
- 200 – 300g hạt đậu nành tươi (Sau lần thực hiện đầu tiên, bạn có thể căn chỉnh khối lượng theo ý muốn)
- Rổ, rá, khay có thể thoát nước
- Khăn mềm hoặc vải để giữ độ ẩm cho mầm đậu nành
Các bước ủ mầm đậu nành
Bước 1: Chọn nguyên liệu
– Để cách ủ mầm đậu nành thành công, trước tiên quan trọng nhất là khâu chọn nguyên liệu. Bạn cần chọn được những hạt đậu bành tốt nhất. Loại hạt này phải đảm bảo hạt to, tròn, mắm mầm to, không bị thối.
– Không dùng những hạt lép hoặc hạt bị vỡ để ủ mầm. Số lượng hạt đậu dùng để ủ mầm nên chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của chị em.
Bước 2: Ngâm đậu nành
– Tiếp theo, bạn cho đậu nành vào chậu nước, rửa sạch, nhặt bỏ hết sạn. Chú ý đổ nhiều nước thì hạt mốc, lép sẽ nổi lên, chỉ cần vợt bỏ đi là được.
– Sau đó, bạn chuẩn bị 1 chậu nước ấm bằng nhiệt độ cơ thể người khoảng 37 độ C. Tiếp theo, bạn ngâm đậu nành trong 2 – 3 tiếng tới khi đậu nở gấp đôi. Điều này giúp hạt đậu uống no nước và tạo điều kiện mầm nảy thuận lợi hơn.
Lưu ý, không nên ngâm đậu quá lâu hoặc ngâm trong nước quá nóng vì có thể làm chết hạt.
Bước 3: Ủ mầm đậu nành
– Bạn chuẩn bị rổ, chậu sạch lớn hơn rổ, kê rổ lên chậu sao cho bên dưới rổ có khoảng không khí. Chậu sẽ hứng nước rỏ xuống sau khi chúng ta tưới đậu.
– Tiếp đến, bạn dàn đậu nành đều vào rổ.
– Chị em phủ khăn hoặc giấy ăn nhà bếp lên mặt đậu. Lưu ý là phủ khăn chứ không dùng nắp đậy kín để đậu nành được thoáng khí.
– Sau đó, bạn tưới đẫm nước vào rổ đậu, đảm bảo ướt hết khăn/giấy. Bạn nhớ đổ nước dư dưới đáy chậu, không để đậu bị ngập nước gây úng nha.
– Bước tiếp theo là trùm 1 cái bao nilon hoặc khăn to, dày che đậu lại, tránh ánh nắng mặt trời.
Bước 4: Chăm sóc để đậu nảy mầm
– Bạn đều đặn tưới nước cho mầm đậu nành khoảng 2 lần 1 ngày.
– Lưu ý là chỉ tưới bằng cách nhúng cả rổ đậu đẫm trong chậu nước. Điều này giúp rửa sạch nước chua để cho hạt nảy mầm nhanh hơn.
– Sau khoảng thời gian từ 2 – 4 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ. Bạn có thể thu hoạch khi mầm đậu nhú khoảng 1 – 2 cm. Đừng đợi mầm đậu nành mọc quá dài thành giá vì các chất dinh dưỡng quý của hạt đậu nành tập trung ở mức cao nhất là khi hạt chỉ vừa nhú mầm.
– Với số lượng 200g hạt đậu nành có thể cho ra 500g mầm đậu nành. Bảo quản sản phẩm này trong tủ lạnh khoảng 1 tuần nhé.
Mầm đậu nành có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như nấu canh, rang, xào, nấu sữa đậu, làm đậu phụ hoặc rang khô, xay thành bột rất bổ dưỡng. Chị em lưu ý là mầm đậu nành cần được nấu chín trước khi ăn, không ăn sống như giá nhé.
Lời kết
Vậy là bạn đã học được đầy đủ các công đoạn của cách ủ mầm đậu nành quá đơn giản nhưng hấp dẫn, đảm bảo và chất lượng. Chỉ cần chút thời gian chị em sẽ có thêm sản phẩm chăm sóc cho sức khỏe, sắc đẹp, đừng nên bỏ lỡ nha.