Chuối cũng là loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt ở vùng nông thôn xưa. Từ cây chuối, bạn có thể tận dụng tất cả các bộ phận. Ví dụ quả chuối chín để ăn, làm sinh tố, làm bánh, hoa chuối làm nộm, nấu canh, lá chuối gói bánh, thân chuối thái nhỏ làm thức ăn cho heo,… Nếu đang tìm kiếm cách vẽ cây chuối đẹp đơn giản nhất ra sao, bạn đừng bỏ qua hướng dẫn của (ngonaz) dưới đây nhé.
Những điều thú vị về cây chuối
Cây chuối thuộc họ Chuối, trồng chủ yếu để lấy trái của nó. Vì cây thường mọc cao, thẳng, vững nên thường bị nhầm lẫn với thân cây thật, trong khi “thân” chính của nó là một “thân giả”. Thân giả của một số loài có thể cao tới 2- 8 m, lá dài khoảng 3,5m.
Mỗi thân giả có thể ra 1 buồng chuối màu vàng, xanh hoặc đỏ. Trước khi chết, nó bị thay thế bằng thân giả mới. Cây chuối thường mọc thành bụi và được trồng bằng cách tách rời cây non đem trồng thành bụi mới.
Ban đầu chuối rừng có nhiều hạt lớn và cứng. Sau khi đã được thuần hóa lâu đời, quả chuối nhỏ hơn, hạt nhỏ, mềm, ngọt hơn. Quả chuối treo thành từng buồng, mỗi buồng có khoảng 3- 20 nải. Các nải cũng rất nặng, số lượng khoảng 10- 30 quả hoặc hơn.
Với người phương Tây, họ thường ăn thịt chuối còn tươi, bỏ vỏ. Trong khi một số nước châu Á khi nấu chuối xanh thường ăn cả vỏ và thịt. Trong quả chuối có nhiều vitamin C, B6 và Kali.
Cây chuối được biết tới là loài cây thân thảo lớn nhất. Hoa chuối thường lưỡng tính, đầu hoa có một hoa đực riêng, không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối. Bắp chuối dùng cho nhiều món ăn như hấp, salad, ăn sống, làm nộm,…
Về lịch sử hình thành, chuối được thuần hóa ở Đông Nam Á. Nhiều loại chuối dại mọc ở Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines. Theo nghiên cứu di tích khảo cổ học ở vùng đầm lầy Kuk của tỉnh cao nguyên Tây, Papua New Guinea, họ thấy chuối trồng trễ nhất vào năm 5.000 TCN nhưng cũng có thể từ 8.000 TCN. Sự khám phá này có nghĩa rằng cao nguyên New Guinea là nơi mà chuối được thuần hóa đầu tiên. Có lẽ những loài chuối dại khác được trồng ở một số vùng Đông Nam Á.
Tại Trung Đông, chuối trồng từ khi trước khi đạo Hồi ra đời. Có minh chứng cho rằng nhà tiên tri Muhammad đã từng ăn nó. Những văn kiện Hồi giáo cũng nhắc đến chuối nhiều lần bắt đầu từ thế kỷ IX. Vào khoảng thế kỷ X, văn kiện ở Palestine và Ai Cập, chuối được sử dụng rộng rãi rồi lan sang Bắc Phi, Tây Ban Nha,…
Ở Việt Nam hiện nay, chuối được trồng rất nhiều với giá trị kinh tế ở mức khá. Các giống chuối chủ yếu bao gồm: chuối ta, chuối tây, chuối ngự, chuối sứ, chuối bơm, chuối hột, chuối hồng, chuối lùn,…
Cách vẽ cây chuối đơn giản nhất
– Bước 1: Trước tiên vẽ thân cây. Bạn vẽ 1 đường thẳng đứng hơi cong chút để làm thân cây chuối.
– Bước 2: Sau đó từ thân cây, bạn vẽ những chiếc lá lớn, dài từ đỉnh thân cây kéo dài lên trên và ra bên ngoài. Bạn làm tương tự và vẽ chiếc lá nhỏ hơn ở bên trong. Có thể vẽ nõn chuối cuộn ở trong cùng.
– Bước 3: Tiếp đến, bạn thêm các đường gân trên lá chuối bằng đường hơi cong chạy từ gốc lá đến ngọn.
– Bước 4: Giờ thì bạn vẽ các đường cong rủ xuống từ chiếc lá để thành buồng chuối.
– Bước 5: Sau đó từ buồng chuối thì vẽ các nải chuối cong nhỏ hơn. Tiếp đến là vẽ 1 chiếc hoa chuối sắp tàn.
– Bước 6: Bạn hoàn thiện các nét vẽ cho đẹp hơn.
– Bước 7: Cuối cùng là tô màu cho bức tranh. Tô màu xanh lá cây cho lá chuối, thân chuối hơi nâu, buồng chuối có thể đan xen cả màu xanh lẫn màu vàng, hoa chuối màu đỏ đậm.
Một số cách vẽ cây chuối đẹp khác
Như vậy, bạn đã học được cách vẽ cây chuối đơn giản nhất. Hi vọng cả nhà mình sẽ sớm cho ra đời tác phẩm nghệ thuật ưng ý nhất nhé.