Đi dạo quanh bờ Hồ bạn thấy rất nhiều hoạ sĩ ngồi vẽ tranh truyền thần, đa phần đều là tranh chân dung. Nếu thích tự mình hoạ một bức tranh để dành tặng cho bạn bè, người thân cũng không quá khó. Học ngay cách vẽ chân dung dành cho học sinh lớp 8 từ cơ bản đến nâng cao nhất dưới đây. NgonAZ sẽ hướng dẫn bạn phác hoạ theo khuôn khổ, tỉ lệ chuẩn và quan trọng vẫn là sự rèn luyện của chính bản thân người vẽ nhé!
Tranh chân dung là gì?
Tranh chân dung có thể hiểu là tranh vẽ tập trung chủ yếu vào khuôn mặt đối tượng, bao gồm đặc tả diện mạo, biểu cảm và hình dáng. Ngoài ra, bức tranh nghệ thuật có thể gồm cả các phần của cơ thể, phông nền, bối cảnh. Điều này giúp lột tả sâu sắc hơn tính chất của đối tượng.
Các loại tranh chân dung hiện nay
Trước khi bắt tay vào cách vẽ chân dung, bạn cần xác định được loại tranh chân dung muốn vẽ là gì.
– Tranh chân dung cận mặt: Là tranh nghệ thuật tập trung cận vào khuôn mặt của một hoặc một nhóm người. Và khắc hoạ biểu cảm, tâm lý của nhân vật. Với loại tranh này, tuỳ theo ý của hoạ sĩ sẽ nhấn mạnh vào các điểm, góc khác nhau. Đôi khi nó còn phụ thuộc vào mong muốn của nhân vật. Nhưng thường là những góc đẹp của khuôn mặt sẽ được tập trung khai thác.
– Tranh chân dung cận mặt vẽ chì: Đây là tranh đòi hỏi người hoạ sĩ chuyên nghiệp, lâu năm mới có thể tự tin vẽ.
– Tranh chân dung có hậu cảnh: Là tranh kết hợp khuôn mặt của nhân vật với cảnh vật phía sau. Điều này giống như đang kể một câu chuyện vậy.
– Tranh chân dung đời thường: Đơn giản là miêu tả lại cuộc sống đời thường của nhân vật một cách tự nhiên, không có sự sắp xếp nào cả.
– Tranh chân dung trừu tượng: Hay dùng hoa văn, hoạ tiết lạ, hình khối để vẽ nhằm làm người xem phải phán đoán được nội dung bức tranh.
– Tranh chân dung tập thể: Là tranh tập trung vào một nhóm người trong cùng một tập thể. Nội dung vẫn là đặc tả những cảm xúc của từng nhân vật.
Kỹ thuật vẽ tranh chân dung hiện nay
Kỹ thuật vẽ tranh chân dung hiện nay vẫn dựa trên những nguyên tắc cơ bản của hội họa, bao gồm:
Tỷ lệ và bố cục: Đây là những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một bức vẽ chân dung cân đối và hài hòa. Tỷ lệ khuôn mặt, vị trí các đặc điểm trên khuôn mặt, và bố cục của bức tranh cần được tính toán kỹ lưỡng để thể hiện được vẻ đẹp tự nhiên của người mẫu.
Ánh sáng và bóng đổ: Ánh sáng và bóng đổ giúp tạo nên chiều sâu và cảm giác chân thực cho bức tranh. Người vẽ cần quan sát kỹ ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo để thể hiện được độ sáng tối chính xác trên khuôn mặt của người mẫu.
Thể hiện chi tiết: Các chi tiết trên khuôn mặt như mắt, mũi, miệng, tóc,… cần được thể hiện một cách tinh tế và tỉ mỉ để tạo nên một bức tranh chân thực và sinh động.
Bên cạnh những nguyên tắc cơ bản trên, kỹ thuật vẽ tranh chân dung hiện nay cũng có những sự đổi mới và phát triển mới. Một số kỹ thuật mới được sử dụng phổ biến trong vẽ chân dung hiện nay bao gồm:
Vẽ chân dung bằng màu nước: Đây là một kỹ thuật vẽ chân dung đòi hỏi người vẽ phải có kỹ thuật pha màu và tô màu điêu luyện. Màu nước giúp tạo nên những bức tranh chân dung có màu sắc tươi sáng và tự nhiên.
Vẽ chân dung bằng chì: Đây là một kỹ thuật vẽ chân dung phổ biến và dễ học. Chì giúp tạo nên những bức tranh chân dung có độ chi tiết cao và sắc nét.
Vẽ chân dung bằng kỹ thuật số: Đây là một kỹ thuật vẽ chân dung sử dụng các phần mềm đồ họa. Kỹ thuật này giúp người vẽ có thể dễ dàng chỉnh sửa và hoàn thiện bức tranh.
Cách vẽ chân dung cơ bản nhất
Cách vẽ chân dung cơ bản được chia làm 5 bước với các bộ phận khác nhau. Mọi người cùng học hỏi từng chút một nhé.
Bước 1: Tỉ lệ đầu & mặt
– Trước tiên tỉ lệ cơ bản giữa đầu và mặt bao gồm:
- Từ cằm đến chân mũi = chân mũi đến ngang lông mày
- Chân mũi đến ngang lông mày = ngang lông mày đến chân tóc, ½ còn lại là tóc
Bước 2: Tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt
– Khuôn mặt sẽ được chia thành 3 phần bằng nhau là:
- Từ chân tóc đến lông mày
- Từ lông mày đến chân mũi
- Từ chân mũi đến cằm
– Tiếp theo, hãy xác định vị trí các bộ phận trên khuôn mặt:
- Trán: Từ chân mày đến chân tóc
- Mắt: Khoảng 1/3 từ lông mày đến chân mũi
- Miệng: Vị trí 1/3 từ chân mũi đến cằm
- Tai: Dài bằng khoảng từ ngang lông mày đến chân mũi.
- Chiều dài 1 con mắt bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt
- Khoảng cách giữa 2 mắt bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt.
- Mũi: Rộng hơn khoảng cách giữa 2 mắt
- Miệng rộng hơn mũi.
- Hai thái dương bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt.
- Tóc: Là từ chân tóc đến đỉnh đầu.
* Lưu ý các đường trục ở các hướng khác nhau của khuôn mặt
- Nếu là mặt cúi xuống thì trán dài, phần mũi và cằm ngắn hơn.
- Nếu là mặt ngẩng lên thì phần cằm dài, phần mũi và trán ngắn hơn.
Bước 3: Vẽ chi tiết bộ phận mắt
Đôi mắt được ví như “cửa sổ tâm hồn” nên bạn chú ý hơn một chút giúp bức tranh trở nên sinh động.
– Lòng đen: Có dạng hình tròn, màu nâu, đen với người da vàng hoặc màu xanh, xám, nâu với người da trắng.
– Lòng trắng: Kích thước của lòng đen so với lòng trắng cũng thể hiện cái hồn của nhân vật. Nếu mắt lòng trắng nhiều hơn tạo cảm giác không được lương thiện. Trẻ em thường có tỉ lệ lòng đen/lòng trắng to hơn so với người lớn.
– Mí mắt: Có mí mắt trên và mí mắt dưới. Mí mắt cũng được chia làm mắt 1 mí, mắt mí lót, mắt 2 mí to hơn.
– Lông mi: Có thể dài hay ngắn tuỳ vào nhân vật bạn vẽ.
– Lông mày: Cũng là bộ phận quan trọng của nhân vật mà bạn nên chú ý để thể hiện phần nào tính cách của họ.
Bước 4: Vẽ chi tiết các bộ phận của mũi
– Sống mũi: Có những người sống mũi tẹt, có người sống mũi cao, có người thì xương mũi gồ lên.
– Đỉnh mũi: Có thể nhọn hoặc tròn, một số người có mũi hếch (đỉnh mũi cao so với cánh mũi, lộ rõ lỗ mũi).
– Cánh mũi: Cánh mũi càng nhỏ thì càng đẹp.
– Lỗ mũi: Lỗ mũi càng nhỏ và ít lộ thì càng đẹp.
Bước 5: Vẽ các bộ phận của miệng
– Trên thực tế miệng mỗi người đều có những sắc thái khác nhau. Khi mỉm cười, nét miệng thể hiện rõ độ cong nhất. Khi cười to, nét miệng dần mất các chỗ gấp khúc, trở thành đường cong liền nét.
Một số cách vẽ chân dung đẹp nhất
Các bạn có thể tham khảo cách vẽ tranh chân dung đẹp, ấn tượng sắc nét, trung thực và có hồn. Ngoài ra các bạn có nhu cầu vẽ tranh chân dung sẽ được gặp những hoạ sĩ hàng đầu, nhiều năm kinh nghiệm chuyên vẽ chân dung sẽ tư vấn và thực hiện.
Lưu ý khi vẽ tranh chân dung đẹp
Vẽ chân dung là một kỹ năng khó đòi hỏi người vẽ phải có sự quan sát tỉ mỉ, khéo léo và sáng tạo. Để vẽ được một bức chân dung đẹp, người vẽ cần lưu ý những điểm sau:
Tìm hiểu về tỷ lệ khuôn mặt người
Tỷ lệ khuôn mặt người là một yếu tố quan trọng quyết định sự cân đối của bức tranh. Người vẽ cần nắm được các tỷ lệ cơ bản của khuôn mặt như: chiều cao đầu bằng 8 mắt, chiều rộng bằng 5 mắt, khoảng cách giữa hai mắt bằng một mắt,…
Chọn góc nhìn phù hợp
Góc nhìn là một yếu tố quan trọng giúp người vẽ thể hiện được những đặc điểm nổi bật của khuôn mặt người mẫu. Người vẽ có thể chọn góc nhìn chính diện, nghiêng, từ trên xuống, từ dưới lên,… để tạo ra những hiệu ứng khác nhau.
Quan sát tỉ mỉ các đặc điểm trên khuôn mặt
Để vẽ được một bức chân dung chân thực, người vẽ cần quan sát tỉ mỉ các đặc điểm trên khuôn mặt người mẫu, bao gồm: hình dáng khuôn mặt, vị trí của mắt, mũi, miệng, tai,…
Dựng hình cơ bản
Dựng hình cơ bản là bước quan trọng giúp người vẽ định hình được các tỷ lệ và đặc điểm trên khuôn mặt người mẫu. Người vẽ có thể sử dụng các đường nét cơ bản để phác thảo khuôn mặt, sau đó dần dần hoàn thiện các chi tiết.
Thêm chi tiết và hoàn thiện bức tranh
Khi các đường nét cơ bản đã được hoàn thiện, người vẽ có thể thêm các chi tiết nhỏ như tóc, lông mày, mí mắt,… để làm cho bức tranh trở nên sinh động và chân thực hơn.
Lời kết
Vậy là bạn đã nắm được vài bước cơ bản khi bắt tay vào học cách vẽ chân dung từ cơ bản đến nâng cao rồi nhé. Hi vọng với sự luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn có được thành quả như ý muốn.