Nghe đến con cọp, nhiều bé ngơ ngác vẫn chưa biết đó là con gì. Thực ra, cọp là tên gọi khác của hổ mang cảm giác sợ hãi, tôn nghiêm và thành kính hơn. Có những nơi như Khánh Hòa, người ta cũng thờ ông Cọp từ rất xa xưa. Nếu đang băn khoăn cách vẽ con cọp hay cách vẽ con hổ ra sao, cả nhà mình cùng NgonAZ tham khảo ngay thông tin dưới đây nhé.
Những điều thú vị về loài cọp
Cọp hay hổ có tên khoa học là “Panthera Tigris” được mệnh danh “Chúa sơn lâm” của núi rừng. Trong tự nhiên nếu xét về kích thước thì cọp thuộc loại thú ăn thịt trên cạn lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau gấu trắng, gấu nâu.
Môi trường sống của cọp là những cánh rừng rậm rạp, những đồng cỏ rộng lớn để chúng có thể ngụy trang và săn mồi. Chúng có khả năng leo trèo khá tốt, chỉ kém mèo nhà nhưng rất phát triển về khả năng bơi lội. Cọp cũng là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn khi mà tất cả các loại động vật khác đều là con mồi của chúng. Ví dụ như hươu, nai, gà, vịt…
Khu vực sinh sống của cọp phân bboos tại các nước châu Á như Ấn Độ, Nga, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia,… Ở Việt Nam, số lượng hổ cũng đang có xu hướng giảm dần, chỉ còn sinh sống tại vùng hẻo lánh biên giới.
Về đặc điểm sinh học của cọp, tùy thuộc vào vị trí địa lý, môi trường, khí hậu, chúng có kích thước từ khoảng 2.6 – 3.3m, nặng từ 150 – 360kg với hổ đực và dài từ 2.3 – 2.75m, nặng từ 100 – 160kg với hổ cái.
Loài hổ lớn nhất thế giới là giống hổ Siberi với chiều dài có thể đạt đến 3.5m và cân nặng là 360kg. Còn loài hổ nhỏ nhất thế giới là giống hổ Sumatra với chiều dài khoảng 2.6m và cân nặng trung bình từ 75 đến 140kg.
Về màu sắc, đa số loài hổ có màu vàng, sọc đen trắng ở ngực, đuôi, cổ, chân. Màu lông vàng thay đổi từ vàng đậm, cam đến đỏ nhất.
Về tập tính sinh học, cọp là loài sống đơn độc. Mỗi con cọp đều có lãnh địa riêng. Chúng chỉ gặp nhau và sống chung khi tới mùa giao phối từ tháng 2 cho tới tháng 11 hàng năm. Mỗi lần bắt cặp của hổ đực và hổ cái có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày, một ngày có thể quan hệ từ 2 – 3 lần và thời gian mỗi lần không quá 1 phút. Đợi khi hổ cái thụ thai thành công thì chúng đuổi hổ đực đi. Thời gian mang thai trung bình của hổ cái là 105 ngày, trung bình là 2 hổ con. Hoặc có trường hợp sẽ sinh nhiều hơn. Thời gian để hổ con trưởng thành khoảng 3 năm.
Về phân loại các loài hổ, có 9 giống hổ khác nhau, trong đó 3 giống đã tuyệt chủng:
- Hổ Bali
- Hổ Java
- Hổ Ba Tư
- Hổ Hoa Nam: Hiện nay còn khoảng 59 cá thể được nuôi nhốt.
- Hổ Sumatra: Hiện còn khoảng gần 500 cá thể, sinh sống tại đảo Sumatra, Indonesia.
- Hổ Siberi: Hiện còn khoảng 540 con, sinh sống chủ yếu tại miền đông nước Nga.
- Hổ Mã Lai: Hiện còn khoảng 600 – 800 con, sống tại phía Nam của bán đảo Mã Lai.
- Hổ Đông Dương: Hiện còn khoảng 1.200 – 1.800 con, được tìm thấy ở các nước Đông Dương, Thái Lan, Malaysia, Myanma, phía Nam Trung Quốc.
- Hổ Bengal: Hiện còn khoảng 2.000 con, được tìm thấy ở phía Nam Á gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Bhutan, Bangladesh, Nepal.
Về văn hóa, cọp vẫn được biết đến là “chúa tể rừng xanh” quá uy dũng, mạnh mẽ. Từ xa xưa, người ta đã thờ hổ với mong muốn mang đến sức khỏe an khang.
Cách vẽ con cọp đầy đủ các bước
Bước 1: Vẽ đầu & tai con cọp
– Trước tiên, bạn vẽ một phần đầu với tai của con cọp. Vẽ 1 số đường răng cưa giống như phần lông trên đầu chúng.
Bước 2: Vẽ tiếp phần đầu
– Tiếp theo, bạn vẽ tiếp phần đầu cho hoàn thiện.
– Sau đó vẽ miệng và một chiếc răng nanh của cọp.
Bước 3: Hoàn thiện phần đầu con cọp
– Bạn vẽ phần mắt, mũi, miệng với những chiếc răng nanh sắc nhọn trông dữ dằn.
Bước 4: Vẽ cơ thể con cọp
– Bạn bắt đầu với phần thân của con cọp. Vẽ phần lưng thẳng và uốn cong ở phần đuôi.
– Vẽ 1 đường cong thể hiện phần vai.
Bước 5: Vẽ chân và đuôi
– Sau đó bạn vẽ 1 chân trước và 1 chân sau với những đường cong mềm mại.
– Vẽ 1 chiếc đuôi ở sau cùng.
Bước 6: Vẽ chân sau của hổ
– Bạn vẽ các chân còn lại tương tự như chân đã vẽ. Thêm các đường cong tạo thành móng.
Bước 7: Thêm phần sọc vằn
– Một con hổ dũng mãnh đương nhiên không thể thiếu những sọc vằn. Bạn vẽ thêm các chi tiết này cho cọp càng chân thực hơn.
Bước 8: Hoàn thành vẽ con cọp
– Cuối cùng, bạn tô màu theo sở thích là được. Có thể chọn màu vàng, đen và trắng cho cơ thể chúng.
Một số cách vẽ con cọp uy dũng và dễ thương nhất
Lưu ý khi vẽ con cọp
Khi vẽ con cọp, cần lưu ý những điểm sau:
Tỉ lệ cơ thể: Cọp là loài động vật có kích thước lớn, thân hình thon dài, cơ bắp cuồn cuộn. Khi vẽ, cần chú ý tỉ lệ cơ thể sao cho cân đối, hài hòa.
Đặc điểm lông: Lông cọp có màu vàng sẫm, viền đen, nổi bật là các sọc đen chạy dọc theo thân. Khi vẽ, cần chú ý vẽ các sọc đen một cách đều đặn, rõ ràng.
Đặc điểm khuôn mặt: Khuôn mặt cọp có hình tam giác, với đôi mắt to, mũi nhọn, miệng rộng. Khi vẽ, cần chú ý vẽ các đặc điểm này sao cho biểu cảm của cọp thật sinh động.
Đặc điểm chân tay: Chân tay cọp dài, khỏe, có móng vuốt sắc nhọn. Khi vẽ, cần chú ý vẽ các chi tiết này sao cho thật chân thực.
Dưới đây là một số lưu ý cụ thể khi vẽ con cọp:
Bước 1: Vẽ phác thảo khung cơ thể cọp. Lưu ý vẽ thân hình thon dài, cơ bắp cuồn cuộn.
Bước 2: Vẽ lông cọp. Vẽ các sọc đen chạy dọc theo thân, viền đen rõ ràng.
Bước 3: Vẽ khuôn mặt cọp. Vẽ đôi mắt to, mũi nhọn, miệng rộng.
Bước 4: Vẽ chi tiết chân tay cọp. Vẽ móng vuốt sắc nhọn.
Lời kết
Cách vẽ con cọp tuy hơi phức tạp một chút nhưng nếu chịu khó làm theo các bước trên thì bạn sẽ sớm có được thành quả như ý. Phụ huynh nên hướng dẫn và chỉ dẫn cho trẻ từng chút một để bé làm quen và có những sáng tạo của riêng mình nhé.