Có bạn nhỏ nào thích vẽ rùa không nhỉ. Nhưng chú rùa nhỏ xinh vô cùng đáng yêu. Không chỉ vậy, chúng có tuổi thọ rất dài nữa đó. Nếu muốn rèn luyện thêm khả năng hội họa cho bé thì đừng bỏ qua cách vẽ con rùa đẹp cho bé đơn giản dưới đây nhé.
Những điều thú vị về loài rùa
Rùa trong tiếng Anh là Turtle, thuộc ngành Chordata. Không chỉ là sinh vật quen thuộc mà rùa còn trở thành biểu tượng với nhiều nền văn hóa khác nhau. Rùa được mô tả rất dễ tính, kiên nhẫn và khôn ngoan. Do tuổi thọ cao, di chuyển chậm chạp, không có nếp nhăn nên chúng trở thành biểu tượng của sự trường tồn.
Trong văn hóa phương Đông, rùa có chức năng chống đỡ, đảm bảo ổn định thế gian. Ở Tây Tạng, Ấn Độ, rùa là hóa thân của cổng vũ trụ. Ở Trung Quốc, rùa biểu tượng của phương Bắc và mùa đông. Theo truyền thuyết thì Nữ Oa đã cắt 4 chân con rùa để tạo 4 cực thế giới. Trong các mộ phần của hoàng đế, mỗi cột đều đặt trên 1 con rùa.
Ở Việt Nam, rùa mang biểu tượng thần thánh và linh thiêng, lần đầu tiên xuất hiện trong truyền thuyết An Dương Vương. Khi đó thần rùa Kim Quy đã xuất hiện giúp vua xây thành công thành Cổ Loa, cho vua 1 cái móng làm nỏ thần để bảo vệ đất nước. Lần thứ 2, thần Kim Quy xuất hiện chỉ ra kẻ bán đứng đất nước là Mỵ Châu và đưa An Dương Vương về biển. Hay vào thời Lê Lợi, rùa thần cũng đã giúp vua đánh bại phương Bắc nhờ thanh kiếm thần. Đến khi vua ngự thuyền rồng trên hồ thì thần đã ngoi lên và lấy lại thanh kiếm. Do vậy mới có tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Thực ra, biểu tượng của con rùa cũng có 2 mặt
– Mặt tích cực: gắn với thần thoại của Việt Nam. Ý nghĩa cũng rất tích cực. Ví như mai có mái khum tượng trưng cho bầu trời. Bụng phẳng tượng trưng cho mặt đất. Nhà sàn người Việt ở chính là biểu tượng bắt nguồn từ hình tượng con rùa, mang ý nghĩa vững chắc. Khi con người sống trong nhà sàn đó là sống giữa sinh lực nối giữa trời với đất nên người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc, khỏe mạnh.
– Mặt tiêu cực: Rùa và rắn là 2 con thủy quái luôn luôn dâng nước làm lũ lụt. Cả người Á Đông đều có ý chống lại việc đó. Điều này gắn với ông Lý Ông Trọng, ông ấy đã thò tay xuống nước khoắng đưa con rùa (còn được gọi là con giải) đó lên vì nó dâng nước phá đê. Bạn có thể đọc thêm sự tích cây phướn của Phật giáo để lý giải thêm điển cố phạt tội “Rùa phải cõng hạc”. Giống như trong câu ca dao: “Thương thay thân phận con rùa. Lên đình cõng hạc xuống chùa đội bia”.
Phương pháp 1 – Vẽ con rùa
Bước 1: Vẽ mai rùa
– Trước tiên, bạn vẽ một hình giống như kiểu quả xoài để làm mai rùa.
Bước 2: Vẽ đường viền của mai
– Bạn vẽ 1 đường viền ở phía dưới của mai rùa.
Bước 3: Thêm phần đốt sống trên mai rùa
– Sau đó, bạn vẽ các hình tròn, hình ngũ giác, lục giác không đều nhau để tạo thành đốt sống trên mai rùa.
– Không cần phải vẽ quá hoàn hảo vì chúng càng không đồng đều thì càng thực tế hơn.
Bước 4: Vẽ hoàn thiện phần mai rùa
– Bạn tiếp tục vẽ thêm các dạng hình học kết nối với nhau để hoàn thiện phần mai rùa nhé.
Bước 5: Vẽ đầu con rùa
– Sau đó, bạn vẽ 1 đường cong hẹp kéo dài từ bên dưới mai.
Bước 6: Vẽ chân trước con rùa
– Bạn vẽ 1 đường cong kéo dài với 1 đường ngang có răng cưa ở dưới cùng trên mỗi mặt của mai. Đây chính là chân rùa giúp chúng bơi dễ dàng hơn.
Bước 7: Vẽ chân sau con rùa
– Tiếp đến, bạn vẽ phần chân sau đơn giản hơn bằng cách vẽ 2 đường thẳng nối với nhau bằng 1 đường chéo răng cưa.
Bước 8: Hoàn thiện các chi tiết
– Bạn vẽ thêm các chi tiết khác, ví dụ như những chấm nhỏ trên đầu, thân, chân của rùa cho giống thật nhất.
Bước 9: Hoàn thành vẽ con rùa
– Cuối cùng bạn tô màu con rùa theo sở thích. Có thể tô màu vàng, xanh oliu, nâu đỏ hoặc đen.
Phương pháp 2 – Vẽ con rùa
– Bước 1: Trước tiên, bạn vẽ 1 hình tròn lớn làm thân rùa.
– Bước 2: Sau đó, bạn vẽ 4 hình tròn nhỏ xung quanh thân để làm chân rùa.
– Bước 3: Bạn vẽ thêm 1 hình tròn nhỏ phía trên thân làm đầu con rùa.
– Bước 4: Tiếp đến, vẽ 1 hình lục giác chính giữa thân rùa, nối các góc hình lục giác với thân rùa để làm mai rùa.
– Bước 5: Sau đó, bạn vẽ đuôi con rùa. Vẽ 2 mắt của rùa.
– Bước 6: Cuối cùng thì tô màu con rùa theo sở thích nhé.
Một số hình ảnh vẽ con rùa dễ thương
Cách vẽ con rùa đơn giản bằng bút chì
Lưu ý khi vẽ con rùa
Dưới đây là một số lưu ý khi vẽ con rùa:
Thân rùa: Thân rùa có hình bầu dục, với phần cổ dài và nhỏ. Phần đuôi rùa ngắn và có thể uốn cong.
Mai rùa: Mai rùa có hình tròn hoặc bầu dục, được cấu tạo từ các tấm xương sừng xếp chồng lên nhau. Mai rùa có thể có màu sắc và hoa văn khác nhau, tùy thuộc vào loài rùa.
Yếm rùa: Yếm rùa là phần xương sừng nằm ở dưới bụng rùa. Yếm rùa có thể giúp rùa bảo vệ mình khỏi kẻ thù.
Chân rùa: Chân rùa có 4 móng vuốt, giúp rùa di chuyển trên cạn.
Đầu rùa: Đầu rùa có hình tam giác, với đôi mắt to và chiếc mũi nhỏ.
Lời kết
Vậy là bạn đã học được vài cách vẽ con rùa đơn giản nhưng dễ thương lắm nè. Chỉ cần chịu khó một chút cả nhà mình sẽ có tác phẩm như ý muốn.