Rồng là con vật trong trí tưởng tượng của người xưa. Tuy nhiên chúng lại rất được sùng bái, tín ngưỡng. Trong 12 con giáp, chúng nằm ở vị trí thứ 5. Con rồng mang dáng vẻ uy nghi, trang nghiêm tượng trưng cho các bậc đế vương. Nếu đang muốn có một bức tranh vẽ con rồng siêu đẹp thì đừng bỏ qua Ngonaz hướng dẫn 2 cách vẽ con rồng đơn giản dễ nhất dưới đây nhé!
Những điều thú vị về loài Rồng
Rồng hay có tên gọi khác “Long”, thường xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Với người phương Đông, hình ảnh con rồng tượng trưng cho sức mạnh phi thường. Tuy nhiên ở một số nước phương Tây cho rằng chúng chỉ đơn giản là loài khủng long có thực chứ không phải là linh vật giả tưởng.
Rồng được mô tả có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu, không có cánh nhưng biết bay. Đa số các nước châu Á coi rồng là con vật linh thiêng, trong khi các nước châu Âu coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ. Bên cạnh đó còn có rồng châu Phi. Nhưng trên thực tế chúng ít được biết đến. Chúng giống như con rắn lớn hoặc rắn khổng lồ và xuất hiện cả trong các câu chuyện thần thoại, tôn giáo.
Một số loài sinh vật cũng được gọi với tên “Rồng” dù chúng chỉ là loài bò sát, ví như Rồng Komodo. Về sinh học, theo hình dáng và cách sống thì đây là loài khủng long thời tiền sử còn xót lại. Chúng là loài thằn lằn khổng lồ sống trong hang động, vùng biển, thung lũng mà con người ít khi đặt chân tới. Rồng có thể xuất phát từ một loài sinh vật có thật rồi theo trí tưởng tượng của chúng ta tô vẽ thêm. Khi xuất hiện các sức mạnh thiên nhiên như bão táp, núi lửa phun trào, động đất,… là do Rồng nổi giận.
Theo một số nước châu Á, Rồng cơ bản được chia thành 4 loại mang theo 4 sức mạnh của thiên nhiên là: Gió, Lửa, Đất, Nước.
- Rồng Đất (Địa Long): Sống trong những hang động sâu thẳm trong núi hoặc thung lũng.
- Rồng Nước (Thủy Long): Sống ở bờ biển, dưới biển, đầm lầy.
- Rồng Lửa (Hỏa Long): Sống ở các hang động của núi lửa.
- Rồng Gió: Sống ở các vách đá, đỉnh núi cao.
Với rồng Việt Nam, đây là con vật tổ của người Việt theo truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Xuất hiện thường xuyên trong các tác phẩm điêu khắc, hội hội, rồng mang bản sắc riêng. Tùy vào từng thời kì, chúng có đặc điểm khác biệt. Ví dụ như rồng thời Lý thể hiện sự nhẹ nhàng, mỏng manh thì rồng thời Trần sẽ mạnh mẽ, thân hình to, khỏe khoắn hơn.
Rồng Việt Nam có sự kết hợp của 9 loài vật khác: đầu lạc đà, sừng hươu, mắt thỏ, tai bò, cổ rắn, bụng ếch, vây cá chép, móng chim ưng, bàn chân của hổ. Thân rồng uốn thành 12 khúc mềm mại. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn.
Cách vẽ rồng châu Á
Cách vẽ rồng châu Á có sự kết hợp, hài hòa của nhiều chi tiết đảm bảo ai nhìn cũng thấy mê. Mọi người học ngay các bước dưới đây nhé!
– Bước 1: Trước tiên, bạn vẽ khuôn mặt của rồng. Đây là phần đặc biệt quan trọng thể hiện thần thái. Bạn chú ý nét vẽ theo hình ảnh dưới đây. Vẽ bằng bút chì trước, sau đó thêm các chi tiết nhỏ hơn.
– Bước 2: Vẽ móng trước của rồng. Bạn mở rộng các nét vẽ, sau đó kết thúc bằng cách vẽ móng vuốt ở phía trước của con rồng đang ôm chặt một quả cầu.
– Bước 3: Vẽ phần lưng, bụng và tay chân. Bạn tiếp tục kéo dài các vảy vuông dọc theo ngực của con rồng. Sau đó thêm chi tiết ở chân, còn lạo gần đuôi rồng. Uốn các đường nét ở cơ thể cho chúng mềm mại hơn.
– Bước 4: Vẽ phần còn lại của đường viền cơ thể. Bạn vẽ tiếp phần chân sau. Tiếp theo vẽ các vây sắc nét trên lưng để có thêm hiệu ứng bốc lửa.
– Bước 5: Hoàn thành các chi tiết cuối cùng. Bạn vẽ thêm chi tiết ở phần thân rồng. Tẩy xóa các đường bút chì không cần thiết. Sau đó dùng bút màu tô lại cho hoàn thiện.
– Bước 6: Tô màu. Giờ thì mọi người có thể tô màu con rồng theo sở thích. Thông thường rồng có thân màu đỏ, vảy, đầu màu vàng, quả cầu màu trắng xám.
Cách vẽ rồng châu Âu
So với rồng châu Á thì rồng châu Âu có cách vẽ hơi khác về hình dáng cũng như kích thước. Dưới đây là các bước chi tiết nhất nhé.
– Bước 1: Trước tiên, bạn vẽ đầu của con rồng. Chú ý tạo không gian cho mắt, mũi, miệng của rồng. Con rồng này có thể quay mặt về phía bên trái hoặc bên phải. Tránh vẽ đầu rồng ở giữa tờ giấy.
– Bước 2: Phác thảo khuôn mặt rồng. Bạn vẽ một cặp mắt to tròn. Sau đó vẽ 2 đường cong song song để tạo lỗ mũi to cho rõ nét hơn. Với rồng châu Âu thường có đặc điểm giống bò sát nên hãy đảm bảo hình vẽ có cánh, sừng giống như cá sấu, kỳ nhông,…
– Bước 3: Vẽ cơ thể của rồng. Bạn vẽ thân hình gắn với khuôn mặt, có thể làm cho chúng mũm mĩm hoặc gầy tùy ý.
– Bước 4: Vẽ bàn chân rồng. Bạn gắn 1 đôi bàn chân có 3 ngón vào tứ chi của rồng. Đừng quên vẽ cho chúng sắc bén một chút.
– Bước 5: Sau đó, thêm đuôi rồng. Bạn vẽ 1 cái đuôi gắn vào phần dưới của lưng rồng. Tương tự với phần thân, bạn có thể làm dày hoặc mỏng, dài hoặc ngắn. Vẽ 1 trái tim lộn ngược ở đầu đuôi để hoàn thiện.
– Bước 6: Vẽ đôi cánh của rồng. Bạn vẽ 1 đôi cánh gắn kết với lưng của rồng. Đôi cánh này gần giống với cánh dơi. Hoặc mọi người vẽ đôi cánh theo trí tưởng tượng cũng được.
– Bước 7: Vẽ thêm các bộ phận trên cơ thể của rồng. Bạn thêm phần sừng, tai, các đường gờ hoa văn trên đỉnh đầu của chúng. Vẽ tai giống như phiên bản thu nhỏ của đôi cánh. Vẽ 2 hình tam giác nhọn giống như răng nanh trên đỉnh đầu để có sừng. Thêm 1 vài đường gờ trên bề mặt của đầu rồng để thêm chi tiết.
– Bước 8: Hoàn thiện các chi tiết. Bạn thêm bóng mờ cho mắt, mũi giúp tạo cảm giác chiều sâu. Vẽ các đường thẳng song song trên sừng, tai và cánh của rồng để có hiệu ứng chân thực hơn.
– Bước 9: Tô màu. Giờ thì bạn tô màu theo sở thích. Có thể chọn màu đỏ cho phần thân. Còn tô màu nâu nhạt cho phần bụng.
Phương pháp 1 – Vẽ con rồng
Bước 1: Vẽ khuôn mặt
– Trước tiên, bạn sử dụng bút chì để phác thảo hình ảnh khuôn mặt hay đầu con rồng.
– Vẽ phần đầu rồng với sừng, đôi mắt, miệng há to.
Bước 2: Vẽ tay rồng cầm ngọc
– Bạn tiếp tục mở rộng nét vẽ với một số đường răng cưa sắc nét xung quanh khuôn mặt.
– Sau đó thì vẽ 4 chiếc móng vuốt đang cầm viên ngọc.
Bước 3: Vẽ lưng, bụng và tay chân
– Tiếp theo, bạn kéo dài các vảy vuông dọc theo ngực của con rồng. Thêm một số chi tiết vào chân còn lại của con rồng.
– Vẽ đường cong xoắn để tạo thành cơ thể cho con rồng. Vẽ trước một số vảy xung quanh.
Bước 4: Vẽ phần còn lại của cơ thể rồng
– Bạn tiếp tục hoàn thiện thêm phần thân của rồng. Vẽ thêm cả phần vảy phía trên.
Bước 5: Hoàn thiện các chi tiết
– Sau đó, bạn vẽ thêm các chi tiết như phần vảy ở thân. Sau đó xóa đi các chi tiết thừa.
Bước 6: Hoàn thành cách vẽ con rồng
– Cuối cùng, bạn tô màu con rồng theo sở thích nhé. Có thể tô con rồng thân đỏ, vảy vàng, quả cầu màu xám trắng.
Phương pháp 2 – Vẽ con rồng
Bước 1: Vẽ mũi rồng
– Trước tiên, bạn vẽ mũi rồng. Vẽ 1 loạt các đường hình chữ U lộn ngược.
– Sau đó tô bóng 2 hình giọt nước biểu thị lỗ mũi, vẽ 1 đường ngắn giữa chúng.
Bước 2: Vẽ khuôn mặt rồng
– Bạn sử dụng các đường cong chồng lên nhau tạo thành sống mũi, lông mày và trán.
– Bên dưới mỗi chân mày, bao quanh 1 nửa hình tròn tạo thành mắt rồng. Sau đó che 1 vòng tròn nhỏ cho đồng tử trong mỗi mắt.
Bước 3: Vẽ miệng, nanh và hàm dưới
– Tiếp theo, bạn kéo dài 1 cặp đường cong từ mỗi bên mũi. Cho chúng gặp nhau ở những điểm sắc nhọn, tạo thành bộ ria mép của con rồng.
– Sau đó, sử dụng các đường cong để tạo thành các hình tam giác của miệng, răng nanh và hàm dưới.
Bước 4: Vẽ râu, hàm dưới
– Bạn vẽ đường cong để tạo thành hình tam giác của răng.
– Vẽ 1 loạt các đường cong để tạo thành râu rồng và hàm dưới.
Bước 5: Vẽ sừng rồng
– Bạn vẽ các hình cong bao bọc tạo thành hình dạng không đều của sừng rồng.
– Tiếp đến vẽ mặt sau của đầu rồng bằng cách sử dụng một đường lượn sóng và một đường cong dài cho phần sau cổ.
Bước 6: Vẽ cánh tay, bàn tay
– Bạn vẽ 1 loạt đường cong phía sau cổ biểu thị gai hay bờm con rồng.
– Sau đó vẽ phác thảo cánh tay, bàn tay.
Bước 7: Hoàn thiện các đường nét
– Tiếp đến, bạn vẽ 1 đường cong xuống thân rồng, gần song song với đường viền của nó tạo thành bụng.
– Sau đó vẽ 1 loạt các đường cong bao quanh các gai ở lưng dưới.
– Vẽ phần đuôi bằng cách sử dụng 2 đường cong gặp nhau ở 1 điểm.
Bước 8: Tô màu
– Cuối cùng bạn hoàn thiện lại các chi tiết cho đẹp và tô màu theo sở thích nhé.
Một số cách vẽ con rồng đẹp nhất
Lưu ý khi vẽ con rồng
Con rồng là một sinh vật huyền thoại xuất hiện trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Chúng thường được mô tả là những sinh vật to lớn, có vảy, có cánh và có thể phun lửa. Để vẽ một con rồng đẹp và ấn tượng, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Lựa chọn phong cách rồng: Có nhiều phong cách rồng khác nhau, từ rồng châu Á đến rồng châu Âu. Mỗi phong cách có những đặc điểm riêng biệt. Bạn nên lựa chọn phong cách rồng phù hợp với sở thích và mục đích của mình.
Vẽ phác thảo: Trước khi vẽ chi tiết, bạn nên vẽ phác thảo để định hình tổng thể của con rồng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh và sửa lỗi.
Vẽ chi tiết: Sau khi có phác thảo, bạn có thể bắt đầu vẽ chi tiết cho con rồng. Hãy chú ý đến các đặc điểm cơ bản của rồng như đầu, thân, chân, cánh, v.v.
Thêm màu sắc: Để bức tranh thêm sinh động, bạn có thể thêm màu sắc cho con rồng. Bạn có thể sử dụng màu sắc theo ý thích hoặc theo phong cách của rồng.
Dưới đây là một số lưu ý cụ thể khi vẽ từng bộ phận của con rồng:
Đầu rồng: Đầu rồng thường có hình tam giác hoặc hình tròn. Mắt rồng thường to và sáng, miệng rồng thường có răng nanh sắc nhọn.
Thân rồng: Thân rồng thường dài và uốn lượn. Trên thân rồng có thể có vảy, gai hoặc các họa tiết trang trí khác.
Chân rồng: Chân rồng thường có móng vuốt sắc nhọn. Số lượng chân rồng có thể khác nhau, tùy thuộc vào phong cách rồng.
Cánh rồng: Cánh rồng thường có hình dạng giống như cánh chim hoặc cánh dơi.
Chuyên mục vẽ tranh của Ngonaz còn nhiều hướng dẫn hay dành cho các bé:
- Cách vẽ con heo đơn giản nhất siêu đáng yêu
- Cách vẽ con lân đẹp đơn giản dễ thương
- Cách vẽ con dê đẹp đơn giản cho bé dễ thương đáng yêu
- Cách vẽ con ong đơn giản ngộ nghĩnh cute cho bé
Lời kết
Vậy là bạn đã học được 2 cách vẽ con rồng đơng giản đẹp nhất, vẽ rồng cute đáng yêu nhưng vẫn uy nghiêm và dũng mãnh. Chỉ cần chịu khó một chút, mọi người sẽ sớm sở hữu tác phẩm như ý muốn nhé!