Ngành Giáo dục học là một ngành học tổng thể trong lĩnh vực giáo dục, tập trung vào nghiên cứu, phân tích và đánh giá các vấn đề về giáo dục và đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến ngành học này và hiện nay chỉ có 7 trường đại học trên toàn quốc tuyển sinh và đào tạo ngành này. Nếu bạn quan tâm đến ngành Giáo dục học (Mã ngành: 7140101) Học gì? Ra trường làm công việc gì? Trường đào tạo ngành này? hãy tìm hiểu kỹ hơn về các thông tin liên quan để có cái nhìn tổng quan về ngành này.
Ngành Giáo dục học là gì?
Giáo dục học là một ngành học nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến giáo dục bao gồm xây dựng và đầu tư giáo dục, quản lý giáo dục, nghiên cứu giáo dục và giảng dạy.
Ngành Giáo dục học (Mã ngành: 7140101) là ngành học trang bị kiến thức nền tảng về tâm lý giáo dục, quản lý giáo dục, giúp xây dựng và bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch, thiết kế, triển khai và đánh giá các hoạt động giáo dục, tư vấn, quản lý trường học, các cơ quan, cơ sở, trung tâm về giáo dục, các tổ chức phi chính phủ, đoàn thể xã hội có liên quan tới giáo dục…
Kiến thức Ngành Giáo dục học
Ngành Giáo dục học là một lĩnh vực đa dạng và phức tạp, học viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về tâm lý giáo dục, quản lý giáo dục, phân tích và đánh giá các chính sách giáo dục, nghiên cứu về lịch sử và triết học giáo dục, các phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập. Ngoài ra, học viên còn được đào tạo để có khả năng xây dựng và bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch, thiết kế, triển khai và đánh giá các hoạt động giáo dục, tư vấn, quản lý trường học, các cơ quan, cơ sở, trung tâm về giáo dục, các tổ chức phi chính phủ, đoàn thể xã hội có liên quan tới giáo dục.
- Nhóm tham vấn học đường chú trọng đào tạo sinh viên theo hướng kiến thức và kỹ năng trong việc tổ chức nghiên cứu, triển khai quá trình tham vấn học đường cho các đối tượng có nhu cầu trong trường học.
- Nhóm Đánh giá giáo dục tập trung vào việc trang bị kiến thức và kỹ năng về đánh giá lớp học, người học, người dạy và chương trình học tập.
- Nhóm giảng dạy hướng tới việc trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng để nghiên cứu và giảng dạy các học phần về giáo dục học và môn liên quan.
Các trường đào tạo ngành Giáo dục học
Danh sách các trường đại học tuyển sinh ngành Giáo dục học năm 2024 và điểm chuẩn như sau:
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Học viện Quản lý giáo dục | |
Trường Đại học Tân Trào | |
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên | 17 |
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM | 22.8 – 23.6 |
Trường Đại học Thủ Dầu Một | 15 |
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long | 15 |
Trường Đại học Sư phạm TP HCM | 22.4 |
Điểm chuẩn ngành Giáo dục học năm 2022 xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 23.6.
Các khối xét tuyển ngành Giáo dục học
Giáo dục học hiện được đào tạo tại 7 trường đại học trên toàn quốc. Các trường đại học thường chia khối xét tuyển theo hình thức xét tuyển dựa trên điểm trung bình các môn thi THPT Quốc gia của thí sinh. Dưới đây là các khối xét tuyển ngành giáo dục học.
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
- Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
- Khối C19 (Văn, Lịch sử, GDCD)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Giáo dục học
Chương trình đào tạo đại học bao gồm 4 năm học với các học phần cơ bản như Tâm lý học giáo dục, Quản lý giáo dục, Nghiên cứu giáo dục, Thiết kế đào tạo và Định hướng nghề nghiệp. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có kiến thức chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến giáo dục và có thể làm việc tại các cơ sở giáo dục, các tổ chức nghiên cứu, tư vấn giáo dục hoặc tiếp tục học lên các bậc sau đại học. Mời các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Giáo dục học của trường Đại học Sư phạm TPHCM nhé.
HỌC PHẦN CHUNG |
Học phần bắt buộc: |
– Triết học Mác – Lênin |
– Kinh tế chính trị học Mác – Lênin |
– Chủ nghĩa xã hội khoa học |
– Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
– Tư tưởng Hồ Chí Minh |
– Pháp luật đại cương |
– Ngoại ngữ HP1 |
– Ngoại ngữ HP2 |
– Ngoại ngữ HP3 |
– Tin học căn bản |
– Tâm lí học đại cương |
– Giáo dục thể chất 1 |
– Giáo dục thể chất 2 |
– Giáo dục thể chất 3 |
– HP1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam |
– HP2: Công tác quốc phòng và an ninh |
– HP3: Quân sự chung |
– HP4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật |
HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN |
Học phần bắt buộc: |
– Tâm lí học giáo dục |
– Nhập môn nghề giáo |
– Giáo dục học đại cương |
– Công tác Đảng và Đoàn thể trong trường học |
– Nhân cách và lao động của nhà giáo Việt Nam |
– Giao tiếp sư phạm |
– Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam và các nước trên Thế giới |
– Giáo dục giá trị |
– Logic học đại cương |
– Xã hội học giáo dục |
– Chiến lược phát triển giáo dục |
– Lịch sử giáo dục thế giới |
– Lịch sử giáo dục Việt Nam |
– Kĩ năng tham vấn tâm lí cơ bản |
– Tham vấn học đường |
– Tổ chức hoạt động giáo dục |
– Tổ chức hoạt động dạy học |
– Hoạt động nhóm và kỹ năng truyền thông |
– Khoa học quản lí giáo dục |
– Phát triển chương trình giáo dục |
– Giáo dục kỹ năng sống |
– Giáo dục vì sự phát triển bền vững |
– Giáo dục hướng nghiệp |
– Ứng dụng CNTT trong giáo dục |
Học phần tự chọn (Chọn 4 tín chỉ trong các học phần sau): |
– Kinh tế học giáo dục |
– Phương pháp học tập tích cực |
– Marketing trong giáo dục |
– Tổ chức sự kiện giáo dục |
– Tư duy phản biện trong giáo dục |
HỌC PHẦN NGHỀ NGHIỆP |
Học phần bắt buộc: |
– Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên |
– Thực tập nghề nghiệp 1 |
– Thực tập nghề nghiệp 2 |
– Nghiệp vụ hành chính trong trường học và cơ sở giáo dục |
– Phối hợp các lực lượng giáo dục |
– Kiểm tra và thanh tra trong giáo dục |
– Lí luận dạy học Giáo dục học |
– Kĩ năng dạy học Giáo dục học |
– Phát triển tập thể người học |
– Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục |
– Văn hóa tổ chức và văn hóa nhà trường |
– Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục |
– Giáo dục sức khỏe sinh sản |
– Giáo dục gia đình |
– Giáo dục cộng đồng |
Học phần tự chọn (Chọn 8 tín chỉ trong các học phần sau): |
– Khởi nghiệp cho sinh viên sư phạm |
– Thống kê trong nghiên cứu khoa học |
– Cơ sở tâm lí học của quản lí giáo dục |
– Giáo dục môi trường |
– Giáo dục mầm non |
– Giáo dục nghề nghiệp |
– Giáo dục đại học |
– Giáo dục quân sự |
– Giáo dục chuyên biệt |
– Dịch vụ giáo dục trong trường học |
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong ngành Giáo dục học, sinh viên sẽ có đủ kiến thức nền tảng để đảm nhiệm nhiều vai trò và công việc khác nhau trong lĩnh vực giáo dục thực tiễn, bao gồm nhân viên, chuyên viên, trợ lý, nhà tư vấn, nhà nghiên cứu, giáo viên, và quản lý – lãnh đạo. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham khảo một số công việc như sau:
- Chuyên viên tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục, hệ thống trường phổ thông
- Tham vấn tâm lý tại các cơ sở, trung tâm tham vấn tư vấn tâm lý ngoài xã hội cho các đối tượng có nhu cầu
- Cán bộ đánh giá giáo dục, chương trình giáo dục, đánh giá lớp học, học sinh, giáo viên…
- Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục
- Giảng dạy về những lĩnh vực liên quan tới chuyên ngành giáo dục được đào tạo tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt
- Nghiên cứu và phát triển các dự án liên quan tới giáo dục
- Tiếp tục học và nghiên cứu lên ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ học giáo dục.
Lời kết
Trên đây là những thông tin giải đáp về Giáo dục học (Mã ngành: 7140101) Học gì? Học xong ra trường làm gì? Những trường nào đào tạo?. Hy vọng rằng những thông tin này giúp ích cho các bạn học sinh cấp ba hiểu rõ hơn trong việc lựa chọn ngành giáo dục học này nhé. Chúc các em thành công!