Hành tây là thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các gia đình Việt, góp mặt trong rất nhiều các món ăn ngon. Do đó, bạn phải biết hành tây kỵ gì nhất để tránh những sai lầm trong cách sử dụng biến nó thành những chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bản thân và gia đình mình.
Dưới đây là những thực phẩm “đại kỵ” với hành tây mà bạn nên biết để tránh nhé.
Hành tây có chất dinh dưỡng gì?
Hành sống rất ít calo, chỉ khoảng 40 calo trên mỗi 3,5 ounce (100 gram). Một củ hành tươi có 89% là nước, 9% carbs và 1,7% chất xơ, kèm theo một lượng nhỏ protein và chất béo. Cụ thể, các chất dinh dưỡng chính trong 100 gram hành tây sống bao gồm:
- Lượng calo: 40
- Nước: 89%
- Protein: 1,1 gram
- Carbs: 9,3 gram
- Đường: 4.2 gram
- Chất xơ: 1,7 gram
- Chất béo: 0,1 gram
Hành tây kỵ với gì nhất?
Hành tây kỵ tôm
Các dưỡng chất trong tôm khi kết hợp với hành tây sẽ phản ứng với nhau tạo canxi oxalate làm tăng nguy cơ hình thành sỏi gây bệnh sỏi thận.
Hành tây kỵ với cá
Cá là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất và protein nhưng nếu kết hợp cùng hành tây thì dưỡng chất trong hành tây sẽ làm kết tủa protein và chất kết tủa bị lắng đọng trong dạ dày. Chính vì thế mà sự kết hợp này không chỉ làm suy giảm giá trị dinh dưỡng mà còn gây nên tình khó tiêu, đầy bụng nữa.
Hành tây kỵ thịt cóc
Bạn có thích ăn thịt cóc không? Nếu thích thì cũng chớ nên ăn chung với hành tây hoặc chế biến chung hai loại thực phẩm này với nhau nhé vì rất dễ sinh chất độc hại không tốt cho sức khỏe. Nếu chẳng may ăn phải hai loại thực phẩm này cùng lúc thì để giải độc, bạn cần sắc 50 gram rau mã đề rồi sử dụng nước để uống nhé.
Hành tây kỵ rong biển
Như tất cả chúng ta đều biết, rong biển là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng, đặc biệt giàu canxi và i-ốt. Trong khi đó, hành tây lại chứa rất nhiều axit oxalic, khi kết hợp cùng các dưỡng chất có trong hành tây sẽ làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi ở các bộ phận trong cơ thể.
Hành tây kỵ với mật ong
Khi ăn món ăn hoặc uống đồ uống được làm từ hành tây thì bạn tuyệt đối không cho thêm mật ong hoặc không ăn kèm với các món ăn khác có mật ong. Sự kết hợp này nhiều người không biết, tưởng chừng vô hại nhưng thực tế lại có khả năng sản sinh ra các chất gây tổn thương vùng mắt của con người, thậm chí có thể gây mù lòa nếu ăn với một lượng lớn nữa đấy.
Không những thế, các bác sĩ luôn khuyến cáo rằng việc ăn hành tây tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều cùng thời điểm cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thị lực và sốt.
Ai không nên ăn hành tây?
Ngoài việc hành tây kỵ gì thì để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, bạn còn cần phải biết những đối tượng nào không nên ăn hành tây nữa. Cụ thể như sau:
- Những người bị chứng đau mắt đỏ không nên ăn hành tây do can phong nhiệt phải kiêng các thực phẩm, gia vị cay, nóng như hành tây. Thực phẩm này sẽ khiến cho tình trạng đỏ nghiêm trọng hơn và gia tăng cảm giác nóng cho mắt.
- Người bị huyết áp thấp không được ăn hành tây cho hành tây là thực phẩm có tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp.
- Người bị đau dạ dày không nên ăn hành tây sống vì như thế sẽ gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng, đau bụng… Trên thực tế, hành tây sống có chứa một số chất độc mà chỉ có thể loại bỏ bằng cách nấu chín mà thôi.
- Phụ nữ mang thai bị tình trạng xung huyết, ngứa da hoặc mắc các bệnh liên quan đến mắt không nên sử dụng hành tây trong thực đơn dinh dưỡng của mình. Hơn nữa, việc ăn hành tây nhiều cũng gây nên tình trạng đầy hơi, trung tiện nhiều cùng các triệu chứng khác như khó thở, buồn nôn, phát ban, chảy nước mũi, sốc phản vệ, tiêu chảy… ở phụ nữ mang thai mắc các triệu chứng nói trên.
- Người bị yếu sinh lý như xuất tinh sớm, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục…, đặc biệt là người yếu sinh lý do tâm tỳ lưỡng hư có các triệu chứng như mệt mỏi, sắc mặt vàng úa, hoa mắt chóng mặt, kém ngủ, kém ăn… thì phải có một chế độ ăn uống phù hợp, không nên ăn hành tây.
Cách bảo quản và ăn hành tây
Hành tây kỵ gì? Nếu không thuộc các nhóm đối tượng phải kiêng ăn hành tây thì bạn có thể ăn hành tây bình thường, chỉ cần tránh những thực phẩm kỵ không nên kết hợp như đã liệt kê ở trên mà thôi. Dưới đây là 3 cách ăn hành tây mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống:
- Với hành tây trắng thường có nhiều nước, mềm, có độ ngọt cao thì phù hợp sử dụng để chế biến các món nướng, hầm.
- Với hành tây tím có màu đỏ thẫm, vị cay nồng thì phù hợp dùng để chiên hoặc làm salad.
Để bảo quản hành tây lâu tại nhà, bạn nên để chúng ở những nơi khô ráo, mát mẻ, tối và thông khí; tuyệt đối không cho hành tây vào túi bóng nhựa, buộc kín bởi sẽ rất nhanh thối và hỏng.
Giờ thì bạn đã biết hành tây kỵ gì rồi. Việc tránh kết hợp hành tây với những thực phẩm kiêng kỵ của nó không chỉ giúp bạn tận dụng tốt nhất giá trị của các loại thực phẩm mà quan trọng hơn là bảo vệ an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của gia đình mình đấy nhé.